Mẫu Hợp đồng Mượn Nhà - Luật Long Phan

Mẫu hợp đồng mượn nhà được soạn thảo nhằm tránh xảy ra các rủi ro pháp lý sau này như việc cho người khác mượn nhưng không trả, tranh chấp về thời điểm trả nhà, giao nhà, … Ở bài viết này, chúng tôi xin được tư vấn cho quý bạn đọc các lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mượn nhà.

mau hop dong muon nha
Mẫu hợp đồng mượn nhà
==>>CLICK TẢI MẪU HỢP ĐỒNG MƯỢN NHÀ

Mục Lục

  • 1 Quy định chung về cho mượn, cho ở nhờ nhà
  • 2 Các lưu ý khi soạn mẫu hợp đồng mượn nhà
    • 2.1 Các bên trong tham gia hợp đồng
    • 2.2 Các khoảng thời gian trong hợp đồng
    • 2.3 Mục đích cho mượn nhà
    • 2.4 Thay đổi, chấm dứt hợp đồng mượn nhà
  • 3 Cho mượn nhà không trả thì giải quyết thế nào?

Quy định chung về cho mượn, cho ở nhờ nhà

Cho mượn, cho ở nhờ là việc người có nhà đất cho người khác mượn, ở nhờ trên nhà đất mà họ làm chủ. Người được mượn, được ở nhờ không phải trả tiền cho người chủ.

Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau để biết thêm chi tiết:

>> Tham khảo thêm: Cho mượn, cho ở nhờ nhà được hiểu như thế nào?

Các lưu ý khi soạn mẫu hợp đồng mượn nhà

Các bên trong tham gia hợp đồng

Bên cho mượn nhà bắt buộc phải là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà cho mượn. Đó có thể là cá nhân, tổ chức, vợ chồng hoặc hộ gia đình. Trong mọi trường hợp đều cần phải ghi đầy đủ các thông tin về nhân thân như:

  • Họ và tên, ngày tháng năm sinh
  • Số chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân, cơ quan cấp, ngày được cấp
  • Địa chỉ thường trú, địa chỉ liên lạc, số điện thoại…

Bên mượn nhà có thể là cá nhân, vợ chồng, hộ gia đình hoặc công ty. Khi bên mượn nhà là công ty thì ghi rõ thông tin của công ty cùng với người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền.

Các khoảng thời gian trong hợp đồng

Cần phải về các khoảng thời gian và phải ghi rõ ràng để tránh xảy ra sự cố nhầm lẫn (nên ghi rõ bằng số và bằng chữ, ghi rõ đơn vị thời gian là năm, tháng hay ngày).

  • Thời gian cho mượn và chấm dứt: Tùy vào mục đích sử dụng khi mượn nhà mà thời gian cho mượn sẽ khác nhau và do các bên thỏa thuận với nhau. Cần đặc biệt chú ý đến thời gian cho mượn và thời gian chấm dứt việc cho mượn để tránh các tranh chấp có thể xảy ra sau này.
  • Thời gian bàn giao nhà cho mượn: Nên quy định thời gian bàn giao nhà và thời gian nhận nhà sau khi hết hợp đồng. Có thể là ngay sau khi ký hợp đồng và ngay sau khi hết hạn hợp đồng.
  • Thời gian báo trước khi muốn chấm dứt hợp đồng trước hạn: Trong hợp đồng cho mượn nên quy định cụ thể thời gian muốn chấm dứt hợp đồng trước hạn để các bên có thời gian chuẩn bị cho việc bàn giao nhà… Khi muốn gia hạn thời gian mượn cũng cần phải báo trước….

Mục đích cho mượn nhà

Các bên ghi rõ mục đích cho mượn nhà để tránh trường hợp mượn nhà để sử dụng vào mục đích trái pháp luật, ngăn được trường hợp phát sinh tranh chấp khi hết thời hạn cho mượn, khi thực hiện xong mục đích mượn nhà mà không trả lại nhà.

Thay đổi, chấm dứt hợp đồng mượn nhà

Theo quy định tại Điều 154 Luật Nhà ở 2014, các trường hợp chấm dứt hợp đồng mượn nhà bao gồm:

  • Thời hạn cho mượn đã hết.
  • Nhà ở cho mượn không còn.
  • Bên mượn chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án.
  • Nhà ở cho mượn có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện đã có quyết định giải toả, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Theo thoả thuận của các bên

Cho mượn nhà không trả thì giải quyết thế nào?

Khi các bên trong hợp đồng phát sinh tranh chấp thì xử lý như thế nào, làm gì khi cho người khác mượn mà họ không trả? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau để biết thêm chi tiết:

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ

Trên đây là bài viết hướng dẫn soạn hợp đồng mượn nhà. Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn luật dân sự, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Từ khóa » Form Hợp đồng Cho ở Nhờ Nhà