MẪU HƯỚNG DẪN VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Văn thư lưu trữ
  • Quản lý thư viện
  • Công tác văn thư
  • Thư viện số
  • Hệ thống thông tin quản lý
  • HOT
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Khoa Học Xã Hội » Thư viện thông tin MẪU HƯỚNG DẪN VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Chia sẻ: Phan Thị Hà | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

Thêm vào BST Báo xấu 1.952 lượt xem 120 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Các bước tiến hành viết một SKKN: + Chọn đề tài (đặt tên đề tài ): Các vấn đề có thể chọn để viết SKKN rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực như: - Kinh nghiệm trong việc giảng dạy (một chương, một bài, một nội dung kiến thức cụ thể, hoặc các hoạt động khác...) - Kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh - Kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh

AMBIENT/ Chủ đề:
  • mẫu viết sáng kiến kinh nghiệm
  • kinh nghiệm bồi dưỡng giáo dục
  • hoạt dộng giáo dục
  • phụ đạo học sinh
  • kinh nghiệm giảng dạy
  • phương pháp giảng dạy

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: MẪU HƯỚNG DẪN VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

  1. MẪU HƯỚNG DẪN VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Các bước tiến hành viết một SKKN: + Chọn đề tài (đặt tên đề tài ): Các vấn đề có thể chọn để viết SKKN rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực như: - Kinh nghiệm trong việc giảng dạy (một chương, một bài, một nội dung kiến thức cụ thể, hoặc các hoạt động khác...) - Kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh - Kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh - Kinh nghiệm trong việc tổ chức một họat động giáo dục cụ th ể cho học sinh (Ví dụ: hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, công tác xã hội, giao dục học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, giải các bài toán khó, chuy ền đ ề cần giải quyết của bộ môn…) - Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp trong khi tiến hành các họat động, các phong trào của Đội TNTP. Hồ Chí Minh (VD: tổ chức sinh hoạt sao nhi đồng, bồi dưỡng phụ trách sao, bồi dưỡng năng lực tự quản cho đội viên....) Khi tiến hành công việc viết SKKN, công việc đầu tiên c ủa các th ầy, cô giáo là cần suy nghĩ lựa chọn một tên đề tài phù hợp. Trong nghiên cứu khoa học (viết SKKN) việc xác định tên đề tài có ý nghĩa quan tr ọng s ố m ột, đôi khi nó còn quan trọng hơn cả việc giải quyết đề tài. Việc xác đ ịnh tên đ ề tài chính xác có tác dụng định hướng giải quyêt vấn đề cho tác giả, giúp cho tác gi ả bi ết tập trung sự nghiên cứu vào vấn đề cần giải quyết, tránh được sự lan man, l ạc đề. Tên đề tài chính là một mâu thuẫn, một vấn đề trong th ực ti ễn gi ảng dạy, giáo dục mà các thầy, cô giáo còn đang phân vân, trăn trở, tìm cách gi ải quyết, làm sáng tỏ. Tên đề tài mang tính chủ th ể, đòi h ỏi ng ười vi ết ph ải có s ự hứng thú với nó, phải kiên trì và quyết tâm với nó. Về mặt ngôn từ tên đề tài phải đạt các yêu cầu: - Đúng ngữ pháp. - Đủ ý, rõ nghĩa, không làm cho người đọc có thể hiểu theo ý khác. - Xác định được phạm vi, nội dung nghiên cứu cụ th ể của đề tài, c ần tránh vấn đề quá chung chung hoặc có phạm vi quá rộng khó có th ể gi ải quy ết trọn vẹn trong một đề tài. + Viết đề cương chi tiết: Đây là một công việc rất cần thiết trong việc viết SKKN. Nếu bỏ qua việc này, thầy, cô giáo sẽ không định hướng được mình cần phải viết cái gì, cần thu thập những tư liệu gì về lý thuyết và thực ti ễn, c ần trình bày nh ững s ố liệu ra sao…? Việc chuẩn bị đề cương càng chi tiết bao nhiêu thì công vi ệc viết SKKN càng thuận lợi bấy nhiêu. Khi xây dựng đề cương chi tiết cần: - Xây dựng được một dàn bài chi tiết với các đề mục rõ ràng, hợp logic, chỉ 1
  2. ra được những ý cần viết trong từng đề mục cụ thể. Việc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng sao cho đủ phán ánh nội dung đề tài, không thừa và cũng không thiếu. - Thiết kế các bảng thống kê số liệu phù hợp, các mẫu phiếu đi ều tra khảo sát, hình ảnh… phục vụ thiết thực cho việc minh h ọa, d ẫn ch ứng cho đ ề tài. - Kiên quyết loại bỏ những đề mục, những bảng thống kê, những thông tin không cần thiết cho đề tài. + Tiến hành thực hiện đề tài: - Đọc các tài liệu liên quan đến đề tài, ghi nhận những công việc đã thực hiện trong thực tiễn (biện pháp, các bước tiến hành, kết quả cụ thể ), thu thập các số liệu để dẫn chứng. - Trong quá trình thu thập tài liệu cần tiếp tục xem xét chỉnh sửa đề cương chi tiết cho phù hợp với tình hình thực tế. + Viết bản thảo SKKN theo đề cương đã chuẩn bị. Khi viết SKKN cần chú ý đây là Loại văn bản báo cáo khoa h ọc cho nên ngôn ng ữ vi ết c ần ngắn gọn, xúc tích, chính xác, tránh sử dụng ngôn ngữ nói ho ặc k ể l ể dài dòng nhưng không diễn đạt được thông tin cần thiết. + Hoàn chỉnh bản SKKN, đánh máy, in ấn. 2. Kết cấu của một sáng kiến kinh nghiệm Các phần chính của bản sáng kiến kinh nghiệm Bìa Trang phụ bìa Mục lục Danh mục chữ cái viết tắt (nếu có) 1.Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài ) 2.Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ) 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề 2.2 Thực trạng của vấn đề 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 2.4 Hiệu quả của SKKN 3. Kết luận 4. Phần cuối (bên trái xác nhận của nhà trường, đề tài được xếp lo ại, và đã được áp dụng trong năm học....) Tài liệu tham khảo Phụ lục (nếu có) Chú ý: Trong bảng trên, những phần in đậm là nội dung chính trong c ấu trúc của đề tài Gợi ý về nội dung các phần chính của sáng kiến kinh nghiệm: + Đặt vấn đề: (hoặc Lý do chọn đề tài ) Phần này chủ yếu trình bày lý do chọn đề tài. Cụ thể cần trình bày được các ý chính sau đây: 2
  3. * Nêu rõ hiện tượng (vấn đề) trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục, công tác mà tác giả đã chọn để viết SKKN. * Ý nghĩa và tác dụng (về mặt lý luận) của hiện tượng (v ấn đ ề) đó trong công tác giảng dạy, giáo dục, công tác khác...... * Những mâu thuẫn giữa thực trạng (có những bất hợp lý, có những điều cần cải tiến sửa đổi… ) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết. Từ những ý đó, khẳng định lý do mình chọn vấn đề để viết SKKN. + Giải quyết vấn đề: ( hoặc Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ) Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của một SKKN, nên trình bày theo 4 mục chính sau đây: * Cơ sở lý luận của vấn đề: Trong mục này cần trình bày tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn đã trình bày trong phần đặt vấn đề. * Thực trạng của vấn đề: Trình bày những thuận lợi, khó khăn đã gặp phải trong vấn đề đã chọn để viết SKKN. Điều quan trọng trong phần này là mô tả, làm nổi bật những khó khăn, những mâu thuẫn đang tìm cách giải quy ết, cải tiến * Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Trình bày trình tự những biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành để giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó. * Hiệu quả của SKKN: Trong mục này cần trình bày được các ý : - Đã áp dụng SKKN ở lớp nào, khối nào, cho đối tượng cụ thể nào? - Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN (có đối chiếu so sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ) Việc đặt tiêu đề cho các ý chính trên đây cần được cân nhắc, ch ọn lọc sao cho phù hợp với đề tài đã chọn và di ễn đ ạt đ ược n ội dung ch ủ y ếu, mu ốn trình bày trong đề tài. + Kết luận : Cần trình bày được : - Ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục, trong việc tiến hành các họat động hoặc thực hiện các nhiệm vụ của người giáo viên, người phụ trách - Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển của SKKN. - Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân 3
  4. - Những ý kiến đề xuất Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT, Lãnh đạo trường… tùy theo từng đề tài) đề áp dụng SKKN có hiệu quả. Tóm lại, công việc viết SKKN thực sự là nột công việc khoa h ọc, nghiêm túc đòi hỏi người viết phải kiên nhẫn, phải có sự đầu tư trí tuệ, công sức và thời gian. Đó hoàn toàn không phải là một việc dễ dàng. Trên đây là m ột số gợi ý có thể giúp các thầy cô giáo một số ý tưởng chính trong công việc viết SKKN, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục tại đơn vị mình. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Form Viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm