Màu Lạnh Là Những Màu Nào? Ứng Dụng Bảng Màu Lạnh Trong Thiết Kế

Đối với những người đang làm các công việc liên quan đến sử dụng màu sắc thì việc phân biệt màu nóng và màu lạnh khá quan trọng. Vậy, màu lạnh là những màu nào? Bài viết hôm nay sẽ phân tích chi tiết và giúp bạn hiểu được sâu hơn về ý nghĩa cũng như ứng dụng của bảng màu lạnh trong thiết kế hiện nay.

Nội dung

Toggle
  • Tổng quan bảng màu nóng – lạnh
    • Màu lạnh là những màu nào
    • Ý nghĩa và ứng dụng của các màu lạnh trong thiết kế
      • Bảng màu lạnh: Màu Lam
      • Bảng màu lạnh: Màu xanh lá
      • Bảng màu lạnh: Màu tím
    • Các quy tắc phối màu lạnh trong thiết kế nội thất
      • Quy tắc 60-30-10
      • Màu lạnh là những màu nào? Quy tắc phối màu bổ sung
      • Màu lạnh gồm những màu nào? Quy tắc phối màu tương tự
    • Tổng kết màu lạnh là những màu nào

Tổng quan bảng màu nóng – lạnh

Trước khi chúng ta tìm hiểu về màu lạnh là những màu nào thì hãy xem qua khái niệm về bảng màu nóng, lạnh để phần nào dễ hiểu hơn nhé.

vong tron bang mau nong lanh

Bảng màu nóng – lạnh là một vòng tròn tập hợp tất cả các màu nóng và lạnh. Tuy được kết hợp với nhau trong một vòng tròn nhưng cũng được phân biệt khá rõ ràng. Trong một bảng màu, các màu nóng sẽ làm cho chúng ta liên tưởng đến nhiệt độ. Khi sử dụng các màu này trọng thiết kế sẽ mang lại một không gian ấm áp hơn. Với màu lạnh thì nó sẽ trái ngược lại, sử dụng màu lạnh sẽ giúp không gian tươi mát, thoáng đãng và êm dịu.

noi that tong mau lanh

Màu lạnh là những màu nào

Màu lạnh gồm những màu thuộc 3 tông chính là: màu lam, màu xanh lá và màu tím. Đây là những màu sắc của ban đêm, của thiên nhiên và là của nguồn nước, nên chúng luôn tạo ra cảm giác mát mẻ. Sử dụng gam màu lạnh luôn giúp những người nhìn thấy chúng cảm giác bình yên, thoải mái, thư giãn và kín đáo.

mau lanh la nhung mau nao

Trong ba màu thuộc những màu lạnh thì màu lam chính là màu bậc 1 duy nhất trong hệ màu quang phổ. Khi sử dụng màu này kết hợp với một màu nóng nó sẽ tạo ra màu bậc 2. Ví dụ như bạn kết hợp màu lam và màu vàng sẽ thu được màu xanh lá hoặc kết hợp màu lam và màu đỏ sẽ thu được màu tím. Vậy nên hai màu xanh lá và tim sẽ là màu bậc 2.

mau lanh gom nhung mau nao

Đây cũng là lý do giải thích tại sao trong màu xanh lá lại mang thuộc tính của màu vàng, còn màu tím lại mang thuộc tính của màu đỏ.

Ý nghĩa và ứng dụng của các màu lạnh trong thiết kế

Bạn đã biết được màu lạnh là những màu nào, vậy thì chúng ta cũng tìm hiểu đôi chút về ý nghĩa và ứng dụng của các màu này trong thiết kế hiện nay nhé.

Bảng màu lạnh: Màu Lam

Theo như văn hóa của người Anh thì màu lam là màu đại diện cho nỗi buồn. Tuy nhiên, ở những nền văn hóa khác màu lam là màu tượng trưng cho hòa bình. Đặc biệt là trong Phật Giáo màu lam đại diện cho bình đẳng không phân biệt sang hèn hay nam nữ, nó cũng có ý nghĩa cởi mở tấm lòng, buông bỏ và tha thứ.

Đối với ngành thiết kế thì màu lam sẽ có nhiều ý nghĩa khác nhau, nó tùy thuộc vào cấp độ màu sắc. Nó được chia ra như sau.

– Màu lam đậm hay còn gọi là màu xanh dương nó tượng trưng cho sự mạnh mẽ, quyết đoán và tin cậy.

– Màu lam nhạt đây là gam màu tạo cho người nhìn cảm giác mát mẻ, thanh bình, yên tĩnh và thoải mái.

– Màu lam da trời là màu sắc tạo được sự tươi mới và mang đến năng lượng.

bang mau lanh mau lam

Bảng màu lạnh: Màu xanh lá

Có lẽ trong cuộc sống đây là màu sắc dễ nhìn thấy nhất vì nó nằm hầu hết ở tất cả các loại thực vật, cây cối… Màu xanh lá chính là màu đại diện của thiên nhiên, đại diện cho sự sinh sôi nảy nở và còn thể hiện được sự phong phú và đổi mới.

Màu xanh lá thường được sử dụng trong các thiết kế đổi mới, nó chứa đựng sự bền vững và giàu có. Ngoài việc mang lại sự sôi động thì nó còn tạo được cảm giác hài hòa, cân bằng, vững chắc. Gam màu xanh lá càng đậm thì nó càng thể hiện ý nghĩ càng mạnh hơn.

Bảng màu lạnh: Màu tím

Từ thời xa xưa thì màu tím được coi là màu của quý tộc, của hoàng gia. Thời đó những trang phục mà có màu tím thì chỉ được sử dụng cho những người thuộc các giai cấp này.

Màu tím cũng có hai gam tông màu và nó cũng thể hiện hai ý nghĩa khác nhau. Màu tím nhạt thường sẽ thể hiện cho sự lãng mạn và thủy chung. Màu tím đậm sẽ thể hiện cho sự giàu có, xa hoa, cao quý, sang trọng.

bang mau lanh mau tim

Trong thiết kế nói chung và thiết kế nội thất nói riêng thì màu tím được sử dụng một cách rất cẩn thận. Từng chi tiết phải được nghiên cứu kĩ để có được sự hài hòa với các không gian mà màu sắc này được đưa vào. Màu tím ít khi sử dụng là tông màu chủ đạo mà nó thường là màu sắc trên các chi tiết đồ nội thất để làm điểm nhấn.

poi mau dep noi that mau xanh tim

Các quy tắc phối màu lạnh trong thiết kế nội thất

Để có thể thiết kế được một không gian với các gam màu như ý thích mà vẫn đảm bảo được sự hài hòa, bạn sẽ có thể có nhiều cách phối màu khác nhau.

quy tac phoi mau lanh

Tuy nhiên, đối với các gam màu lạnh thì chỉ nên sử dụng 3 cách phối màu sau đây:

Quy tắc 60-30-10

Đây là quy tắc nhằm để đảm bảo được sự cân bằng về màu sắc trong thiết kế, nó không chỉ được sử dụng cho màu lạnh màu cả màu nóng cũng nên ghi nhớ.

Trong một không gian bạn sẽ phải sử dụng 60% cho các màu có gam lạnh hoặc là màu trung tính. Tiếp đến là 30 % không gian cho các màu thứ cấp sẽ có sắc thái đạm hơn một chút. Cuối cùng là 10% còn lại sẽ là đậm nhất, màu này sẽ làm điểm nhấn cho toàn bộ không gian.

quy tac phoi mau lanh 60 - 30 - 10

Màu lạnh là những màu nào? Quy tắc phối màu bổ sung

Nếu bạn muốn thiết kế hai màu sắc cho một không gian thì phối màu bổ sung sẽ là phương pháp đơn giản nhất. Bạn chỉ cần chọn hai tông màu đối xứng nhau trên bảng màu là được. Nó sẽ giúp cho việc phối màu của bạn tạo được hiệu ứng rất tốt cho thị giác.

quy tac phoi mau lanh doi xung bo sung

Màu lạnh gồm những màu nào? Quy tắc phối màu tương tự

Khi bạn chọn một màu sắc làm chủ đạo thì chỉ cần chọn thêm một đến hai màu kế bên là đã có thể thiết kế được một không gian với các màu sắc đẹp mắt. Đây là một cách phối màu khá an toàn. Nhưng với cách này bạn nên áp dụng quy tắc phối màu 60-30-10 để đảm bảo sự liên kết trong không gian không bị phá vỡ.

quy tac phoi mau lanh tuong tu

Tổng kết màu lạnh là những màu nào

Màu lạnh là những tông màu thường thấy và không thể thiếu được trong cuộc sống. Sẽ có nhiều cách sử dụng bảng màu lạnh khác nhau tùy theo sở thích và gu thẩm mỹ của mỗi người. Chúng tôi hy vọng với những thông tin cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ được “màu lạnh là những màu nào” đồng thời biết được ý nghĩa, ứng dụng và cách phối màu lạnh chuẩn nhất trong thiết kế hiện nay.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thiết kế và thi công kiến trúc – nội thất uy tín thì hãy nhấc máy và gọi ngay đến Hotline của My House Design nhé.

Từ khóa » Gam Màu Nóng Và Lạnh