Mẫu Nội Quy Nhân Viên Bán Hàng Mới, Chi Tiết Nhất ...

1. Bạn hiểu thế nào về giá trị của mẫu nội quy nhân viên bán hàng

Bạn hiểu thế nào về giá trị của mẫu nội quy nhân viên bán hàng
Bạn hiểu thế nào về giá trị của mẫu nội quy nhân viên bán hàng

Nội quy nhân viên bán hàng là mẫu văn bản thỏa thuận giữa nhân viên bán hàng và phía đơn vị chủ quan về các nội quy và mức xử lý vi phạm mà người lao động buộc phải chấp hành và có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh trong quá trình làm việc và công tác tại đơn vị. Hay hiểu một cách đơn giản thì mẫu nội quy nhân viên bán hàng chính là bản căn cứ quan trong để các bộ phận quản lý giám sát nhân sự có thể định hướng nhân một cách chuẩn mực nhất về hình thức, tác phong làm việc của bộ phận nhân viên bán hàng, từ đó góp phần xây dựng nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp nhất. Tùy theo từng tính chất môi trường làm việc, cũng như văn hóa làm việc khác nhau mà mỗi doanh nghiệp cũng sẽ có những cách quy định và trình bày mẫu nội quy nhân viên bán hàng sao cho rõ ràng và phù hợp với văn hóa làm việc tại đơn vị mình nhất. Nhưng dù có sử dụng ở bất kỳ tính chất môi trường nào đi chăng nữa thì một mẫu nội quy nhân viên bán hàng cũng cần phải trình bày được đầy đủ các các điều khoản cơ bản và được thông báo rõ ràng tới từng bộ phận nhân sự.

2. Hướng dẫn cách viết mẫu nội quy nhân viên bán hàng ngắn gọn và đầy đủ nhất

Tùy từng tính chất của mỗi đơn vị, mà bản nội quy nhân viên bán hàng cũng sẽ có những cách trình bày bản nội quy của mình khác nhau, nhưng một điểm chung thì nó vẫn sẽ bao gồm những nội dung chủ chốt như sau:

Hướng dẫn cách viết mẫu nội quy nhân viên bán hàng ngắn gọn và đầy đủ nhất 2021
Hướng dẫn cách viết mẫu nội quy nhân viên bán hàng ngắn gọn và đầy đủ nhất

2.1. Quy định về tác phong và đạo đức tại nơi làm việc

  • Bên cạnh có nghĩa vụ hoàn thành tốt các công việc được giao, thì bản thân mỗi nhân viên bán hàng cũng cần phải có tinh thần trách nhệm với công việc cao trong quá trình làm việc của mình, trung thực, có ý thức xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và khách hành của đơn vị mình đang công tác
  • Tuyệt đối không sử dụng thời gian làm việc vào những công việc mang tính chất cá nhân, trừ trường hợp cấp bách và đã được sự cho phép từ Quản lý giám sát
  • Thực hiện tuân thủ đầy đủ các quy định về đồng phục tại cửa hàng, nơi làm việc (nếu có). Đối với trường hợp được cấp đồng phục các nhân viên cũng cần phải có trách nhiệm nhiệm giữ gìn đồng phục của mình một cách sạch sẽ, cẩn thận, không mặc đồng phục khi ra ngoài, trừ trường hợp là nhiệm vụ theo yêu cầu của Quản lý giám sát (giao hàng cho khách, đến bảo dưỡng, tư vấn sản phẩm tại nhà)
  • Ăn mặc gọn gàng, lịch sự, nhã nhặn; tác phong nhanh nhẹn khi đến nơi làm việc. Đối với các đơn vị không quy định đồng phục, các nhân viên cũng cần tránh trường hợp ăn mặc quá lòe loẹt, để móng tay quá dài, hay đeo quá nhiều trang sức, phụ kiện… khi làm việc

2.2. Quy định thời gian làm việc và thời gian ăn trưa

  • Theo quy định mới nhất của Luật Lao động cho tới thời điểm hiện tại, thì thời gian làm việc của người lao động được quy định 8 tiếng/ ngày, và làm việc không quá 5 ngày/ tuần.
  • Tuy nhiên, với những tính chất của công việc nhân viên bán hàng tại từng đơn vị mà giờ làm việc của người lao động cũng sẽ có những thay đổi sao cho phù hợp với tính chất và khối lượng công việc của từng đơn vị đó. Thông thường thì thời gian làm việc của bộ phận nhân viên bán hàng sẽ được phân theo sự chỉ chỉ đạo của các quản lý mà không có sự cố định cụ thể, tuy nhiên vẫn sẽ đảm bảo được mỗi ca làm việc 8 tiếng, và được nghỉ 1 ngày trong 1 tuần làm việc. Bên cạnh đó các quy định về trực thêm giờ, và cũng sẽ được thể hiện rõ trong bản nội quy.
  • Tùy từng mỗi đơn vị mà giờ ăn trưa của nhân viên bán hàng cũng sẽ có những quy định khác nhau, tuy nhiên thông thường thì giờ ăn trưa của nhân viên bán hàng sẽ được hưởng thời gian là 30 phút/ca
uy định thời gian làm việc và thời gian ăn trưa
Quy định thời gian làm việc và thời gian ăn trưa

2.3. Quy định về nghỉ lễ, tết

  • Quy định về nghỉ lễ, tết

Đối với loại hình dịch vụ như nhà hàng, hay các đơn vị trung tâm kinh doanh trong lĩnh vực thương mai sẽ vẫn mở cửa và làm việc ngay cả trong những ngày nghỉ lễ, tết. Bởi thế mà với các nhân viên bán hàng đi làm trong những ngày này ngoài việc được hưởng lương gấp đôi thì họ cũng sẽ được đơn vị bố trí nghỉ bù vào thời gian thích hợp.

  • Quy định về việc xin nghỉ phép

Đối với nghỉ phép có kế hoạch, nhân viên bán hàng cần báo trước 3 ngày cho Quản lý để sắp xếp và điều phối công việc tại cửa hàng. Còn đối với trường hợp nghỉ đột xuất như: ốm, cố việc riêng thì cần phải gọi cho thông báo cho bộ phận Quản lý trước 3 tiếng trước ca làm việc để các Quản lý có thể thực hiện việc điều phối nhân viên kịp thời.

2.4. Quy đinh việc bảo vệ bí mật kinh doanh và tài sản của nhà hàng

Nhân viên bán hàng đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo mật những thông tin được xem là bí mật kinh doanh và tài sản chung của doanh nghiệp, trong đó bao gồm tất cả các thông tin như sau:

  • Thông tin cá nhân của khách hàng, bao gồm: tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, thông tin về sản phẩm dịch vụ khách hàng đã đùng
  • Các thông tin về tình hình doanh thu, tài liệu kế toán của nhà hàng
  • Các tài liệu nghiệp vụ, hướng dẫn đào tạo nhân viên bán hàng của các đơn vị doanh nghiệp
  • Nhân viên bán hàng không được tự ý mang bất kỳ các vật dụng, tài sản đang thuộc sự sở hữu của doanh nghiệp ra ngoài mà chưa được sự cho phép của bộ phận Quản lý có trách nhiệm. Trường hợp nếu vi phạm, nhân viên bán hàng đó buộc phải chịu các hình thức kỷ luật theo đúng nội quy của công ty.
  • Nhân viên bán hàng không tự ý sử dụng tài sản cá nhân của người khác khi chưa được ủy quyền, đồng ý từ chủ sở hữu, đặc biệt là đối vơi các sản phẩm mà khách hàng đã thanh toán nhưng chưa lấy hàng.
  • Nhân viên không tự ý ra/ vào các khu vực làm việc liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm, hàng hóa trừ khi nhận được chỉ thị từ cấp trên.
  • Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ tài sản chung của công ty.
  • Đối với trường hợp nhân viên làm hỏng các dụng cụ, trang thiết bị, tài sản của doanh nghiệp trong quá trình là việc thì phải có trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên cũng sẽ tùy trường hợp hiện trạng của tài sản đó mà nhân viên có thể được miễn hoặc giảm bồi thường.

Một số những quy định khác của nhân viên bán hàng

2.5. Quy định về vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy và đảm bảo an toàn lao động trong quá trình làm việc

  • Nhân viên bán hàng không tự ý tụ tập, uống rượu, tổ chức đánh bài bạc trong nơi làm việc
  • Không tự ý rời khỏi nơi làm việc, trường hợp có nhu cầu ra ngoài do phải thực hiện các công việc liên quan như: giao hàng, hỗ trợ việc bảo dưỡng cho khách thì cần phải thông báo với bộ phận Quản lý thông báo lý do với cấp trên
  • Không mang các vật dụng sắc nhọn, hung khí có tính sát thương đến nơi làm việc
  • Nhân viên bán hàng không được phép hút thuốc trong phạm vi khu vực làm việc, đặc biệt là trong kho hàng, vì nó rất dễ gây hỏa hoạn.
  • Các nhân viên có trách nhiêm tuân thủ và thực hiện đúng các quy định về an toàn điện, phòng cháy, chữa cháy… trong quá trình làm việc.
  • Trường hợp khi xảy ra hỏa hoạn, nhân viên bán hàng cần phải nhanh chóng báo động, hô hóa cho mọi người được biết. Với những trường hợp cháy nhỏ các nhân viên có thể sử dụng bình chữa cháy thông dụng được đặt tại cửa hàng để dập lửa, còn đối với trường hợp cháy lớn cần phải nhanh chóng sơ tán tất cả khách, và mọi người ra khỏi nhà hàng và gọi ngay đến tổng đài 114 để được hỗ trợ

2.6. Một số những quy định khác của nhân viên bán hàng

  • Quy định về chấm công nhân viên: Việc thực hiện chấm công nhân viên và tổng kết sẽ do bộ phận Quản lý giám sát, hay bộ phận quản lý của nhà hàng thực hiện hàng ngày.
  • Quy định về việc sử dụng điện thoại trong quá trình làm việc: Nhân viên bán hàng không sử dụng điện thoại trong quá trình làm việc, trừ trường hợp nhân viên phải thực hiện các công việc liên quan như: gọi điện cho khách hàng, đối tác
  • Quy định về đồ thất lạc, nhặt được: Bất cứ tài sản nào nhân viên nhặt được trong địa phận đơn vị làm việc đều phải chuyển ngay cho quản lý nhà hàng và ghi rõ các nội dung chi tiết trong sổ ghi chép. Bộ phận Quản lý giám sát tại các cửa hàng sẽ có trách nhiệm tìm, liên hệ với người mất để trao trả tài sản thất lạc đó.
  • ​Quy đinh việc xử lý khiếu nại, góp ý của khách: Nhân viên bán hàng luôn phải chú ý lăng nghe khi khách hàng có những khiếu nại, hay những thắc mắc về chất lượng dịch vụ và sản phẩm. Tuyệt đối không cố gắng tranh cãi với khách hàng, cần thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng khi giao tiếp khách hàng nhặn và tìm cách giải quyết các vấn đề theo hướng hợp lý nhất cho cả 2 bên. Trường hợp các vấn đề khiếu nại của khách hàng vượt quá khả năng và phận sự của mình, các nhân viên bán hàng cần phải nhanh chóng báo cáo lại với các bộ phận cấp trên, hoặc hướng dẫn khách hàng đến đúng bộ phận chuyên môn để được hỗ trợ xử lý.
  • Quy định xử lý các hành vi vi phạm kỷ luật: Tùy từng mức độ vi phạm mà nhân viên bán hàng sẽ phải chịu mức độ kỷ luật theo đúng nội quy đơn vị, từ khiển trách, trừ lương, đình chỉ công tác hoặc sa thải.
 Quy đinh việc bảo vệ bí mật kinh doanh và tài sản của nhà hàng
Một số những quy định khác của nhân viên bán hàng

Trên đây là một số những chia sẻ thông tin về chủ đề “nội quy nhân viên bán hàng”, hi vọng rằng thông qua những kiến thức được chia sẻ trong bài đã có thể giúp bạn nắm được những nội dung cần thiết khi trình bày mẫu nội quy nhân viên bán hàng mới nhất hiện nay là như thế nào. Cảm ơn vì đã luôn dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết của chúng mình nhé. Chúc các bạn thành công!

Từ khóa » Nội Quy Làm Việc Tại Cửa Hàng