Mẫu Phiếu Cập Nhật Chỉnh Sửa Thông Tin Dân Cư Và Cách Ghi

PHIẾU CẬP NHẬT, CHỈNH SỬA THÔNG TIN DÂN CƯ

I. Thông tin về người khai (1):

1. Họ, chữ đệm và tên (2): …..

2. Số ĐDCN (3) Số CMND

3. Quan hệ với người được cập nhật, chỉnh sửa thông tin:…..

II. Thông tin về người được cập nhật, chỉnh sửa thông tin(4)

1. Họ, chữ đệm và tên khai sinh (2):…….

2. Ngày, tháng, năm sinh:

3. Giới tính: □ Nam □ Nữ

2. Số ĐDCN (3) Số CMND

5. Nơi thường trú (5):…..

6. Nơi ở hiện tại (Chỉ kê khai nếu khác nơi thường trú) (5):…….

7. Số hồ sơ hộ khẩu (6):……

III. Nội dung thông tin cập nhật, chỉnh sửa

………..

IV. Hồ sơ, tài liệu kèm theo

…..

…….., ngày…tháng…năm…

Phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Cán bộ đề xuất(Ký, ghi rõ họ tên)

Người khai(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo phiếu cập nhật chỉnh sửa thông tin dân cư:

(1): Chỉ phải ghi thông tin về người khai trong trường hợp người khai không phải là người được cập nhật, chỉnh sửa thông tin.

(2): Viết IN HOA đủ dấu.

(3): Ghi số định danh cá nhân, số căn cước công dân (CCCD), trường hợp chưa có số ĐDCN thì ghi số CMND.

(4): Ghi thông tin của công dân trước khi được cập nhật, chỉnh sửa.

(5): Ghi đầy đủ địa danh hành chính 03 cấp: xã, huyện, tỉnh.

(6): Cán bộ Công an ghi mục này.

4. Vai trò của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:

Theo giải thích tại Điều 3 Luật Căn cước công dân đưa ra khái niệm về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có nội dung cụ thể như sau:

“Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”

Bên cạnh đó, ta nhận thấy rằng, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng chính là tài sản quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có những vai trò và ý nghĩa quan trọng. Cụ thể:

– Vai trò của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với công tác quản lý nhà nước:

+ Thông qua việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thu thập, cập nhật các thông tin cơ bản của các chủ thể là những công dân cũng sẽ tạo nên một hệ cơ sở dữ liệu về dân cư tập trung, thống nhất trên phạm vi toàn quốc để nhằm mục đích các dữ liệu này sẽ được dùng chung cho các bộ, ngành và chính quyền các cấp nhằm mục đích để cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin về các chủ thể là những dân cư ( cụ thể như: số liệu, cơ cấu, phân bổ và biến động dân cư…).

+ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng chính là căn cứ quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, đề xuất lộ trình đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, từ đó góp phần quan trọng giúp khắc phục tình trạng một người dân sẽ phải sử dụng quá nhiều giấy tờ cá nhân nhưng điều đó lại không đem lại hiệu quả trong công tác giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Việc thực hiện tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính sẽ được thay thế cho việc phải xuất trình hoặc nộp bản sao có chứng thực các giấy tờ công dân khi các chủ thể là những công dân thực hiện thủ tục hành chính, từ đó cũng sẽ góp phần có thể rút ngắn thời gian xử lý, giảm chi phí và thời gian đi lại của Nhân dân, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân của nhà nước.

+ Thông tin về dân cư sẽ được thu thập, cập nhật thường xuyên và từ đó các thông tin này cũng sẽ góp phần quan trọng giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý dân cư, quản lý đối với các biến động dân cư, còn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý các loại đối tượng hỗ trợ công tác tra cứu, xác minh về nhân thân của công dân, từ đó đã góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

+ Cơ sở dữ liệu dân cư được xây dựng với mục tiêu chính đó là để có thể kết nối, chia sẻ thông tin về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các ngành, lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc, từ đó sẽ góp phần quan trọng làm tăng khả năng khai thác, cập nhật thông tin về dân cư, cũng như sẽ giúp có thể hạn chế tối đa sự trùng lặp thông tin.

+ Không những thế, Cơ sở dữ liệu về dân cư ra đời cũng sẽ góp phần quan trọng đối với việc làm giảm khối lượng hồ sơ giấy tờ đang được lưu trữ quản lý tại cơ quan hành chính có thẩm quyền.

– Vai trò của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm:

+ Ta nhận thấy rằng, thông qua việc tổ chức thu thập, cập nhật các thông tin cơ bản của công dân thì cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng sẽ góp phần quan trọng tạo lập nên một hệ cơ sở dữ liệu về dân cư tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

+ Từ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đó, sẽ giúp hỗ trợ đối với công tác tra cứu, xác minh về nhân thân của các chủ thể là những công dân, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

– Vai trò của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với quản lý hộ tịch:

Luật Cư trú 2020 được ban hành đã thay đổi phương thức quản lý cư trú từ truyền thống thông qua sổ hộ khẩu, sổ tạm trú chuyển sang quản lý bằng số hóa, cụ thể như sau:

+ Đối với đăng ký thường trú: Thay vì các chủ thể sẽ được cấp sổ hộ khẩu, khi các đối tượng công dân đủ điều kiện để thực hiện việc đăng ký thường trú thì cơ quan đăng ký cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của chủ thể là người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

+ Còn đối với đăng ký tạm trú: Thay vì các chủ thể sẽ được cấp sổ tạm trú, khi các đối tượng là công dân đủ điều kiện để thực hiện việc đăng ký tạm trú thì cơ quan đăng ký theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của chủ thể là người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm mục đích để có thể tiến tới quản lý dân cư dựa trên ứng dụng khoa học kỹ thuật thông qua những mã số định danh từng cá nhân. Cũng chính bởi vì thế khi công dân có các giao dịch thì các công dân đó cũng sẽ chỉ cần có số định danh cá nhân để nhằm mục đích có thể chứng minh nhân thân, không cần thiết xuất trình Sổ hộ khẩu.

Từ khóa » Phiếu Cập Nhật Chỉnh Sửa Thông Tin Dân Cư 2020