Mẫu Phiếu Khảo Sát Lấy ý Kiến Khách Hàng 2022

Mẫu phiếu khảo sát lấy ý kiến khách hàng là mẫu phiếu được lập ra để lấy ý kiến khảo sát khách hàng về dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Mẫu phiếu nêu rõ thông tin khách hàng, chất lượng dịch vụ, ý kiến của khách hàng…

Khảo sát là phương pháp truyền thống, tuy nhiên giúp các người tiến hành khảo sát thu thập được ý kiến khách hàng tương đối chính xác và đáng tin cậy. Mẫu phiếu khảo sát lấy ý kiến khách hàng 2022 bao gồm các mẫu phiếu khảo ý kiến khách hàng sản phẩm thời trang, khảo ý kiến khách hàng về sản phẩm dịch vụ cùng quy trình và cách thức xây dựng Mẫu phiếu khảo sát khách hàng sau cho đúng chuẩn và thích hợp với từng trường hợp, từng doanh nghiệp cụ thể. Mời các bạn tham khảo.

Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu phiếu khảo sát ý kiến khách hàng tại đây.

1. Những lợi ích của việc khảo sát ý kiến khách hàng cho doanh nghiệp

Khảo sát ý kiến khách hàng giúp cải tiến sản phẩm, dịch vụ

Khi tiến hành khảo sát các thông tin nhận được từ khách hàng có thể được sử dụng làm cơ sở giúp cải thiện sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó những ý kiến và đóng góp từ khách hàng thông qua khảo sát cũng là cách để doanh nghiệp nhìn nhận ra điểm điểm yếu. Từ đó đưa ra phương án và giải pháp để hoàn thiện hơn.

Giúp cạnh tranh với đối thủ

Hiện nay kinh tế phát triển việc có nhiều đối thủ và sự cạnh tranh gia tăng là một điều tất yếu. Hiểu rõ nhu cầu và chinh phục được khách hàng của bạn là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp bạn vượt qua đối thủ. Do đó việc tìm hiểu kỹ hơn về nhu cầu, mong muốn của khách hàng thông qua bảng khảo sát là điều mà mỗi doanh nghiệp nên làm.

Ý kiến khách hàng giúp trải nghiệm sản phẩm tốt hơn

Mỗi sản phẩm khi đưa ra thị trường đều cần một quá trình thử nghiệm. Nếu như doanh nghiệm muốn đánh giá về những phản ứng của khách hàng về sản phẩm của mình thì cần thực hiện một cuộc khảo sát để lấy những ý kiến, đóng góp từ phía khách hàng.

Xem thêm Workshop là gì? Quy trình tổ chức buổi Workshop thành công, hiệu quả

Từ đó dựa trên những thông tin thu thập đó doanh nghiệp doanh nghiệp có thể cải thiện sản phẩm giúp cho người tiêu dùng những trải nghiệm về sản phẩm tốt hơn.

Lấy được lòng tin của khách hàng

Khi thực hiện một cuộc khảo sát và khách hàng đồng ý phản hồi với những khảo sát đó. Điều này chứng tỏ khách hàng thực sự có mối quan tâm đến sản phẩm của bạn. Đây cũng được coi là một kênh kết nối giữa doanh nghiệp bạn với khách hàng rất tốt.

Điều này chắc chắn sẽ giúp cho bạn có cơ hội gần gũi và tiếp xúc được với khách hàng cua mình. Dựa vào những thông tin thu thập được từ khách hàng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lên kế hoạch để lấy được sự tín nhiệm của khách hàng và việc buôn bán sản phẩm ra thị trường cũng trở nên thuận lợi hơn.

Thước đo cho sự hài lòng là ý kiến của khách hàng

Mục đích cuối cùng của việc khảo sát ý kiến khách hàng trong một doanh nghiệp đó chính là tìm hiểu sự hài lòng của khách hàng dành cho sản phẩm đến đâu. Nếu như bạn chỉ tập trung hết vào việc kinh doanh mà không có những thông tin phản hồi của khách hàng, thì bạn sẽ không thể biết rằng sản phẩm của mình có thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không.

Do đó khi bạn khảo sát và thu thập được những ý kiến từ khách hàng, bạn sẽ nhận lại được nguồn tin chân thực về cả sự hài lòng của khách lẫn chất lượng sản phẩm mà mình bán ra.

2. Mẫu phiếu khảo sát lấy ý kiến khách hàng

Mẫu phiếu khảo sát lấy ý kiến khách hàng

Nội dung cơ bản của mẫu phiếu khảo sát lấy ý kiến khách hàng như sau:

3. Phiếu tham khảo ý kiến khách hàng sản phẩm thời trang

4. Mẫu phiếu khảo sát ý kiến khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ

5. Mẫu phiếu khảo sát chất lượng dịch vụ của nhà hàng, khách sạn

6. Cách thiết kế phiếu khảo sát chất lượng dịch vụ

Thông thường, tâm lý của nhiều khách hàng là không quan tâm đến các phiếu khảo sát nên họ rất dễ dàng từ chối nếu nhận thấy bản câu hỏi quá dài hoặc dày đặc chữ. Do đó, tốt nhất bạn chỉ nên lập phiếu khảo sát trong khoảng từ 10 – 15 câu và không nên trình bày quá 2 mặt giấy A4. Hơn nữa, bạn nên chọn những câu hỏi phù hợp và đưa ra một danh sách câu hỏi súc tích, ngắn gọn và trình bày theo một trình tự hợp lý.

Xem thêm Countdown là gì? Countdown 2021 tổ chức ở địa điểm nào tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng?

7. Câu hỏi dùng trong khảo sát

Bạn có thể sử dụng những loại câu hỏi như: Câu hỏi đóng, câu hỏi mở (là câu hỏi khách hàng tự điền câu trả lời vào chỗ chấm); câu hỏi Yes/No; câu hỏi một lựa chọn (đưa ra nhiều đáp án và khách hàng chỉ chọn một đáp án); câu hỏi nhiều đáp án (đưa ra nhiều đáp án và khách hàng có thể chọn nhiều đáp án)…

oecc.vn đã giới thiệu Mẫu phiếu khảo sát lấy ý kiến khách hàng cũng như một số thông tin khi lập phiếu khảo sát lấy ý kiến khách hàng mà bạn cần biết để áp dụng để tạo ra một phiếu khảo sát chuyên nghiệp, nhằm thu thập được những đánh giá khách quan để có những chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Ngoài ra các bạn có thể tự xây dựng phiếu khảo sát lấy ý kiến khách hàng theo quy trình như sau:

8. Quy trình xây dựng bảng câu hỏi khảo sát ý kiến khách hàng hiệu quả nhất

Bước 1: Xác định mục đích và đưa ra câu hỏi nghiên cứu

Điều này là cần thiết cho nhà nghiên cứu để đảm bảo rằng tất cả câu hỏi được nêu ra trong bảng là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và giúp trả lời những câu hỏi của mục tiêu nghiên cứu, đảm bảo rằng tất cả các câu hỏi trong bảng câu hỏi sẽ giúp thu thập dữ liệu thích hợp: tránh những câu hỏi không cần thiết.

Xem thêm Xét nghiệm CRP là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm

Bước 2: Xác định đối tượng và mẫu khảo sát

Mỗi nghiên cứu sẽ có những đối tượng nghiên cứu riêng của mình, vì vậy không thể dùng 1 bảng câu hỏi cho nhiều đối tượng khác nhau. Học tập xác định các đối tượng chính xác giúp bạn tiếp cận mục tiêu rõ ràng.

Bước 3: Xác định trước cách thu thập dữ liệu

Có 2 cách đẻ thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi: gián tiếp và trực tiếp

  • Với kênh trực tiếp: sẽ gặp trực tiếp đối tượng và yêu cầu họ trả lời bản câu hỏi của bạn. Phái mất nhiều thời gian, công sức hơn nhưng có thể có hiệu quả ngay lập tức với số câu hỏi được trả lời và nguồn dữ liệu thường tin cậy hơn
  • Với kênh gián tiếp, bạn có thể gửi câu hỏi trực tuyến cho các đối tượng được khảo sát qua email hoặc diễn đàn và yêu cầu họ trả lời. Bằng cách này bạn có thể tiết kiệm thời gian nhưng dữ liệu phản hồi thường ít và kém chất lượng.

Bước 4: Đặt thích hợp các câu hỏi trong bảng câu hỏi

Một khi các câu hỏi được xác định. Thứ tự của các câu hỏi cần phải hợp lý để cho cấu trúc bảng hợp lý hơn, tránh những khó khăn khi trả lời các câu hỏi và người điều tra.

Bước 5: Khảo sát thử và tham khảo ý kiến chuyên gia

Đây là một bước rất quan trọng. Một bảng câu hỏi được thiết kế “phiên bản đầu” thường gặp một số lỗi nhỏ nên việc khảo sát thử và hỏi ý kiến chuyên gia là rất cần thiết. Điều này giúp bạn hoàn thiện bảng câu hỏi của mình một cách chuyên nghiệp và chỉnh xác nhất có thể.

Các bạn có thể tham khảo thêm một số biểu mẫu liên quan khác ở mục Đầu tư – Kinh doanh như:

  • Mẫu giấy chứng nhận góp vốn
  • Bản kế hoạch kinh doanh chuẩn nhất
  • Mẫu đơn đặt hàng
  • Mẫu yêu cầu dịch vụ khách hàng – Tiếng Anh
  • Mẫu thư xin lỗi khách hàng
  • Mẫu theo dõi khách hàng tiềm năng (Prospecting Sheet)

Từ khóa » Bảng Khảo Sát ý Kiến Khách Hàng