Mẫu Phòng Bếp đẹp Cho Nhà ống đi đầu Xu Hướng Năm Nay

Đặc điểm của nội thất phòng bếp nhà ống

- Nên sử dụng tủ bếp kiểu chữ I hoặc chữ L: Với diện tích phòng bếp nhà ống có diện tích nhỏ hẹp nên đối với mẫu chữ I thì nhỏ gọn, còn với mẫu chữ L thì có thể tận dụng được hết các góc cạnh. Tùy vào diện tích phòng thì bạn có thể sử dụng tủ bếp dưới hoặc tủ bếp trên cho phù hợp với nhu cầu mà tiết kiệm được không gian.

- Khi sử dụng tủ bếp thì ưu tiên những phụ kiện thông minh như tay nâng với cánh trên, kệ góc xử lý góc chết,… giúp tiết kiệm không gian và thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng.

- Cách đặt và kiểu dáng bàn ăn: nên chọn vị trí thuận tiện nhất, tránh đặt ở những vị trí đối diện cửa ra vào, đối diện bàn thờ, gần nhà vệ sinh hay đặt dưới dầm nhà. Khi chọn bạn ăn thì nên chọn mẫu bàn hình tròn, elip hoặc hình vuông có thiết kế đơn giản. Không nên chọn bàn có cạnh sắc nhọn vì không tốt theo phong thủy.

- Hướng bếp: không nên đặt bếp đối diện cửa chính vì ảnh hưởng đến sinh khí gia đình. Phòng bếp và nhà vệ sinh nhà ống cần cách xa nhau. Phòng bếp cách xa phòng ngủ để tránh mùi và nhiệt lượng từ bếp làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

- Màu sắc: chọn màu sắc bếp theo ngũ hành dựa trên tuổi tác của gia chủ. Màu sắc không chỉ giúp không gian tươi sáng, sinh động mà tạo sự dễ chịu, tăng hòa khí gia đình.

- Cách bố trí nội thất: cần nhắc đến vấn đề “thủy hỏa tương xung” nên khi bố trí bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh, tủ bếp trên – tủ bếp dưới, bàn ăn. Để tiết kiệm diện tích sử dụng, cần có cách bố trí các đồ nội thất hợp lý.

- Tủ bếp: để tận dụng tối đa không gian nhà ống thì bạn nên chọn tủ bếp chữ L hoặc chữ I.

- Bếp nấu và bồn rửa: nên đặt cách nhau tối thiểu 60 cm, không nên đặt tủ lạnh và chậu rửa quá gần nhau.

- Bàn ăn: cần bố trí ở khu vực tiện lợi, để đảm bảo sử thuận tiện cho các thành viên trong gia đình. Nhưng cần tránh đặt bàn ăn gần nhà vệ sinh, cửa ra vào hay dưới dầm nhà.

- Tủ lạnh: cần cách tường một khoảng 10cm, để giúp tủ dễ tản nhiệt, tăng tuổi thọ sự dụng.

Những mẫu phòng bếp nhà ống đi đầu xu hướng

Thiết kế phòng bếp nhà ống thông với phòng khách: đây là cách tiết kiệm không gian giúp ngôi nhà rộng rãi cũng như tối ưu diện tích sử dụng, và làm tăng tính thẩm mỹ vượt trội. Bạn có thể sử dụng vách kính trong suốt, bức bình phong họa tiết hoặc thiết kế theo phong cách riêng.

Với cách này giúp giải phóng không khí tốt, đẩy nhanh không khí cũ, cùng mùi khó chịu đi nhanh, để không khí trở nên trong lành, mát mẻ, giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần để bữa cơm gia đình trở nên thoải mái, ấm cúng hơn.

Đây là mẫu thiết kế phòng bếp liền phòng khách cho nhà ống được nhiều gia đình lựa chọn hiện nay. Với chiếc bàn ăn bằng gỗ giúp phân cách giữa không gian phòng khách và phòng bếp.

Không gian phòng bếp tích hợp bàn ăn: đây là giải pháp tiết kiệm không gian phổ biến nhất và tăng mức độ tiện nghi trong khi chiều ngang bị hạn chế rất nhiều. Mẫu phòng bếp này thường sử dụng sản phẩm thông minh như bàn ăn được gấp gọn tích hợp trong tủ bếp, giúp không gian bếp được mở rộng thêm, tạo cảm giác thoáng đãng, dễ chịu không gây trở ngại khi nấu nướng và sinh hoạt.

Mẫu phòng bếp nhà ống thường sử dụng tủ bếp hình chữ L nhỏ gọn với chất liệu gỗ công nghiệp. Khu vực đảo bếp nhỏ cũng được tận dụng để làm bàn ăn, cùng là nơi kết nối không gian bếp với phòng khách.

Phòng bếp nối với giếng trời: không gian nhà bếp kiểu này thường thiếu ánh sáng vì không có cửa sổ hoặc cửa sổ rất nhỏ. Làm mùi thức ăn không phân tán được mà ám vào trong phòng. Kết hợp giếng trời là giải pháp mang ánh sáng tự nhiên vào phòng bếp tạo cảm giác thông thoáng.

Kết hợp với việc bố trí đồ dùng, nội thất hợp lý mang lại một căn bếp thoáng mát, rộng rãi. Thiết kế giếng trời cho nhà bếp giúp gia đình bạn tiết kiệm được năng lượng điện tối đa.

Phòng bếp thiết kế phong cách hiện đại: thường sử các gam màu tươi sáng, đường nét thiết kế đơn giản và hệ thống ánh sáng hiện đại.

Tủ bếp chữ L được sử dụng giúp tối ưu không gian sử dụng, tủ bếp trên và tủ bếp dưới có nhiều ngăn giúp lưu trữ đồ dùng được nhiều hơn.

Không gian nhà bếp thoáng và sáng hơn nhờ thiết kế cửa tận dụng ánh sáng tự nhiên.

Sử dụng gam màu trắng đen đối lập nhau cho không gian nhà bếp thêm sang trọng và hiện đại, sử dụng đá granite cho bàn ăn và bàn bếp giúp cho việc vệ sinh, lau chùi dễ dàng hơn.

Phòng bếp thiết kế theo phong cách tối giản: đồ nội thất nhỏ gọn với nhiều tính năng, gam màu được sử dụng là màu đơn sắc và trung tính, giếng trời hoặc cửa sổ được tận dụng tối đa để đưa ánh sáng tự nhiên vào nhà, không gian nhà bếp luôn thoáng và giảm bớt mùi thức ăn.

Phòng bếp nhà ống tủ bếp hình chữ I được sử dụng để tận dụng tối đa không gian các góc. Nội thất được thiết kế đơn giản, nhỏ gọn nhưng vẫn đủ công năng sử dụng.

Phòng bếp thiết kế đơn giản với tủ bếp chữ I đơn giản mà tiện lợi nó không quá cầu kỳ nhưng tạo điểm nhấn cho không gian bếp.

Thiết kế phòng bếp nhà ống theo phong cách cổ điển: thường sử dụng các gam màu trắng, kem, vàng sáng, be hoặc nâu gỗ tự nhiên.

Đồ nội thất là những thiết bị cao cấp, với những đường nét, hoa văn được chạm khắc tỉ mỉ, trang trí bằng những hoạt tiết cầu kỳ tạo nên một không gian đẳng cấp và lộng lẫy.

Chất liệu gỗ tự nhiên và đá tự nhiên, kim loại được sơn phủ PU chống ẩm và chống mối mọt. Toàn bộ nội thất nhà bếp được bố trí khoa học, mang đến sự tiện nghi và tiện lợi khi nấu nướng.

Phòng bếp nhà ống được thiết kế theo phong cách Bắc Âu: phong cách Bắc Âu còn gọi là phong cách Scandinavian với sự đơn giản, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sang trọng.

Phong cách này làm cho không gian bếp nhà bạn vừa mộc mạc, hoang dã mà tinh tế nhưng gọn gàng, tối giản.

Tường gạch sử dụng màu trắng kết hợp với tủ bếp và các nội thất đơn giản mang đến một không gian thoáng sáng, tuy đơn giản nhưng tiện lợi được bố trí khoa học giúp tối ưu diện tích sử dụng.

Từ khóa » Gỗ Phòng Thờ đẹp