Màu Sắc Và Xử Lý ảnh Màu Bằng Các Phép Toán điểm ảnh - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Công nghệ thông tin
  4. >>
  5. Hệ thống thông tin
Màu sắc và xử lý ảnh màu bằng các phép toán điểm ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.78 KB, 46 trang )

Tiểu luận xử lý ảnhMÀU SẮC VÀ XỬ LÝ ẢNH MÀU BẰNG CÁC PHÉP TOÁN ĐIỂM ẢNHĐề 1: Tìm hiểu các kỹ thuật xử lý màu sắc, chuyển đổi hệ màu và phương pháp xử lý ảnhmàu. Xây dựng ứng dụng các phép toán điểm ảnh để cải thiện ảnh màu 24 bit theo yêu cầucảm nhận.Nội dung:1. Các khái niệm cơ bản về màu sắc2. Các mô hình màu và chuyển đổi giữa các mô hình màu, kỹ thuật xử lý màu sắc3. Phương pháp xử lý ảnh màu4. Ứng dụng xử lý ảnh màu 24 bit dùng các phép toán điểm ảnh (Point Operations)Phạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 1Tiểu luận xử lý ảnhMục lụcLời mở đầu 4Chương 1. Màu sắc và các mô hình màu 51.1. Các khái niệm cơ bản về màu sắc 51.1.1. Cảm nhận màu 51.1.2. Màu là gì ? 61.1.3. Mô hình màu 61.1.4. Đặc nh ánh sáng 61.2. Các mô hình màu và chuyển đổi giữa các mô hình màu 71.2.1. Màu cơ sở và biểu đồ CIE 71.2.2. Mô hình màu RGB (Red - Green - Blue) 91.2.3. Mô hình màu CYM và CYMK 111.2.4. Mô hình màu HSV (Hue, Satura:on, Value) 121.2.5. Mô hình màu YIQ 141.2.6. Mô hình màu YUV (YCbCr) 151.3. Kỹ thuật xử lý màu sắc 161.3.1. Phối màu 161.3.2. Giả mầu và mầu tô 20Chương 2. Kỹ thuật xử lý ảnh màu 222.1. Tìm hiểu về tổ chức dữ liệu ảnh màu 222.1.1. Các kiểu biểu diễn dữ liệu màu 221.2.2. Tổ chức dữ liệu trong ảnh màu bitmap 232.2. Phương pháp xử lý ảnh màu nâng cao chất lượng ảnh 252.2.1. Cải thiện ảnh dùng các toán tử điểm 262.2.2. Cải thiện ảnh dùng toán tử không gian 31Phạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 2Tiểu luận xử lý ảnhChương 3. Ứng dụng các phép toán điểm ảnh xử lý ảnh màu 24 bit 403.1. Phép toán xử lý điểm ảnh 403.2. Một số phép toán điểm ảnh 413.2.1. Các phép toán logic AND, OR, NOT, NAND, NOR, XOR 413.2.2. Chuyển ảnh màu sang thang xám (Grayscale), nhị phân hóa (Binariza:on) 413.2.3. Thay đổi độ sáng (Brightness) 423.2.4. Thay đổi độ tương phản (Contrast) 433.2.5. Hiệu chỉnh Gamma (Gamma Adjustment) 433.2.6. Trộn màu 443.3. Xây dựng ứng dụng kiểm thử lý thuyết 44Kết luận 45Tài liệu tham khảo 46Phạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 3Tiểu luận xử lý ảnhLời mở đầuHiện nay, phần cứng máy tính và các thiết bị thu nhận ảnh số có sự tiến bộ vượt bậcvề tốc độ, dung lượng, khả năng xử lý, v.v… Ảnh số đã trở nên rất thông dụng. Cùng vớiviệc tổ chức lưu trữ, các kỹ thuật về xử lý màu sắc, xử lý ảnh màu đã làm cho các ảnh sốmàu đáp ứng tối đa nhu cầu thưởng thức của con người. Các phương pháp xử lý ảnh số màu có nền tảng lý thuyết chung với xử lý ảnh xám.Tiểu luận này nhằm tìm hiểu về một số nội dung liên quan đến màu sắc và xử lý ảnh màu. Chương 1 sẽ trình bày một số khái niệm cơ bản về màu sắc, các mô hình mầu vàchuyển đổi giữa các mô hình màu, cũng như kỹ thuật xử lý màu sắc. Chương 2 trình bày về phương pháp xử lý ảnh màu trên cơ sở lý thuyết xử lý ảnhxám. Trong đó tập trung vào các phép toán xử lý nhằm nâng cao chất lượng ảnh.Cuối cùng, chương 3 của tiểu luận đề cập đến xây dựng ứng dụng xử lý ảnh màu 24bit bằng các phép toán điểm ảnh. Các phép toán này bao gồm các phép logic, các phép cảithiện cơ bản theo yêu cầu cảm nhận như: độ sáng, độ tương phản, gamma, tăng cường màu,…Mặc dù nhóm thực hiện đã rất cố gắng, song chắc chắn tiểu luận vẫn còn nhiều thiếusót. Mong nhận được sự nhận xét và góp ý của cô giáo.Chúng em xin chân thành cám PGS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Lan, người đã cungcấp cho em những kiến thức cũng như tài liệu về Xử lý ảnh để chúng em có thể hoàn thànhtiểu luận này.Nhóm thực hiện: Phạm Ngọc HưngTrần Minh ChiếnPhạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 4Tiểu luận xử lý ảnhChương 1. Màu sắc và các mô hình màu1.1. Các khái niệm cơ bản về màu sắc1.1.1. Cảm nhận màuCấu tạo mắt người:Phần nhạy cảm với ảnh: võng mạc (retina). Võng mạc bao gồm hai loại tế bào: rod(hình que) và cone (hình nón)Cone có trách nhiệm nhận biết màu. Cones có ba loại: S, M, L tương ứng với cảm biến 3 loại bước sóng: B (430 nm), G(560nm), R(610nm) Phạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 5Tiểu luận xử lý ảnh1.1.2. Màu là gì ?Có nhiều định nghĩa về màu, tuy nhiên không có một định nghĩa chính thức mà phụthuộc vào từng cách nhìn nhận.Xét từ góc nhìn khoa học: Màu là phân bổ các bước sóng λ (red: 700nm, violet:400nm) và tần số f.Xét từ góc nhìn nghệ thuật và cuộc sống: Màu là Hue (sắc), Brightness (độ sáng),saturation (sự bão hòa) của ánh sáng, đối tượng.1.1.3. Mô hình màu Là phương pháp diễn giải các đặc tính và tác động của màu trong ngữ cảnh nhấtđịnh Không có mô hình màu nào là đầy đủ cho mọi khía cạnh của màu. Sử dụng các môhình màu khác nhau để mô tả các tính chất được nhận biết khác nhau của màu. Thí dụ: Mô hình màu RGB: ánh sáng Red , Green , và Blue ứng dụng cho màn hình, TV. Mô hình HSV: góc độ nhận thức con người Mô hình CMYK: sử dụng trong in ấn.1.1.4. Đặc tính ánh sángÁnh sáng mà con người nhận biết (hay màu khác nhau) là dải tần hẹp trong quangphổ điện tử Phạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 6Tiểu luận xử lý ảnhVì ánh sáng là sóng điện từ cho nên có thể mô tả nó bằng tần số hay bước sóng. Ánhsáng mặt trời truyền đi mọi tần số trong dải nhìn thấy để tạo ra ánh sáng trắng. Khi ánhsáng trắng chiếu lên đối tượng một vài tần số phản xạ, một số khác bị hấp thụ. Tổ hợp củacác tần số phản xạ hình thành cái gọi là màu đối tượng.Ví dụ: nếu tần số thấp chiếm ưu thế ta có màu đỏ Tần số (bước sóng) chiếm ưu thế được gọi là Color/Hue hay LightKhi ta quan sát nguồn sáng, mắt ta đáp ứng màu và hai cảm giác khác:Luminance (Brightness): Liên quan đến cường độ (năng lượng) ánh sáng: nănglượng càng cao thì nguồn sáng càng chói. Purity (Saturation): độ tinh khiết của màu sáng Ba đặc tính: tần số, độ chói và độ tinh khiết 1.2. Các mô hình màu và chuyển đổi giữa các mô hình màu1.2.1. Màu cơ sở và biểu đồ CIEMàu cơ sở:Ánh sáng có thể hình thành từ hai hay nhiều nguồn. Lựa chọn cường độ phù hợpcho hai nguồn màu khác nhau sẽ hình thành được các màu khác nhau. Phạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 7Tiểu luận xử lý ảnhNếu tổ hợp 2 nguồn để có màu trắng ta gọi chúng là màu bù (complementarycolors). Ví dụ: Red+Cyan, Green+Magenta, Blue+Yellow Mô hình màu được sử dụng để mô tả tổ hợp ba màu (hue) để có dải màu (gamut -gam màu). Hai hay ba màu được sử dụng để mô tả các màu khác được gọi là các màu cơsở. Thực tế là số màu cơ sở là không có giới hạn. Tuy nhiên chỉ 3 màu cơ sở đã đủ chophần lớn các ứng dụng. Biểu đồ màu CIE:Mô hình màu được sử dụng để biểu diễn màu duy nhất trong hệ thống màu ba haynhiều chiều. Năm 1931: CIE (Comision Internationale de I’Éclairage) xây dựng màu cơ sở chuẩnquốc tế: Cho phép các màu khác được định nghĩa như tổng trọng lượng của ba màu cơ sở.Do không tồn tại 3 màu cơ sở chuẩn trong phổ nhìn thấy để tổng hợp màu mới cho nên CIEsử dụng các màu tưởng tượng. Nếu A, B, C là tổng số các màu cơ sở chuẩn cần xác địnhmàu cho trước trong phổ nhìn thấy thì các thành phần của màu sẽ là: Nhưng x+y+z=1 cho nên chỉ cần 2 giá trị có thể xác định màu mới. Cho khả năngbiểu diễn mọi màu trên biểu đồ 2D gọi là biểu đồ CIE Khi vẽ các giá trị x, y của màu trong phổ nhìn thấy ta được biểu đồ CIE là đườngcong hình lưỡi (còn gọi là biểu đồ kết tủa – CIE Chromaticity Diagram). Phạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 8Tiểu luận xử lý ảnh1.2.2. Mô hình màu RGB (Red - Green - Blue)Hệ màu RGB là hệ màu có phương pháp pha màu theo phép cộng (hay còn gọi là hệmàu theo mô hình bổ sung)Vì mắt người nhạy cảm với ba vùng quang phổ (gần tương ứng với vùng màu đỏ,xanh lục và xanh dương trên quang phổ), nên màu phát xạ chỉ cần dùng ba nguồn sáng cómàu đỏ, xanh lục và xanh dương (gọi là 3 màu gốc) để tạo ra cảm giác về hầu hết màu sắc. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của Hệ màu RGB là việc hiển thị màu sắctrong các màn hình như màn hình máy tính hay ti vi Mỗi điểm ảnh trên màn hình đượcthể hiện trong bộ nhớ máy tính như là các giá trị độc lập của màu đỏ, xanh lục và xanhPhạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 9Tiểu luận xử lý ảnhdương. Các giá trị này được chuyển đổi thành các cường độ thích hợp và gửi tới màn hìnhđể tạo ra các màu sắc mà ta thấy. Mô hình màu RGB được biểu diễn bởi lập phương với các trục R, G, B:• Gốc biểu diễn màu đen• Tọa độ (1, 1, 1) biểu diễn màu trắng. • Tọa độ trên các cạnh trục biểu diễn các màu cơ sở. • Các cạnh còn lại biểu diễn màu bù cho mỗi màu cơ sở • Dùng cho các ứng dụng máy tính• Đơn giản, được sử dụng rộng rãi nhất- Phát sinh màu mới bằng cách cộng cường độ màu cơ sở. - Gán giá trị từ 0 đến 1 cho R, G, B. Ví dụ: Red+Blue -> Magenta (1, 0, 1).- Đường chéo từ (0, 0, 0) đến (1, 1, 1) là biểu diễn màu xám. Phạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 10Tiểu luận xử lý ảnh1.2.3. Mô hình màu CYM và CYMKVới màn hình: màu là tổ hợp các ánh sáng phản xạ từ điểm ảnh màn hình(phosphor) Với giấy: phủ chất màu lên giấy, mắt ta nhận biết ánh sáng phản xạ sau khi chấtmàu đã hấp thụ. Mực viết chữ màu đen có nghĩa rằng mực đã hấp thụ toàn bộ ánh sángnhìn thấy trên nó.Những dòng chữ này có màu green vì mực hấp thụ toàn bộ bước sóng tương ứngvới màu green. Ánh sáng còn lại phản xạ vào mắt ta. CYM (Cyan – Yellow – Magenta)Gồm 3 thành phần màu cơ bản cyan, magenta, yellow. Là bù màu của không gianGRB.Mối quan hệ giữa 2 không gian.C = 1.0 – RM = 1.0 - GY = 1.0 – BMô hình màu CMYK (Cyan - Magenta - Yellow - Key): (Xanh lơ - Hồng sẫm -Vàng - Đen)Là sự mở rộng mô hình màu CMK bằng cách thêm vào thành phần màu Black (K).Bởi vì với thành phần màu Black tinh khiết sẽ cho ta độ tương phản cao hơn.Nguyên lý làm việc của CMYK là trên cơ sở hấp thụ ánh sáng. Màu mà người tanhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Hỗn hợp của 3 màu C M Y sẽ tạo ramàu đen nhưng vì màu 'đen' sinh ra bởi việc trộn các màu gốc loại trừ là không thực sựđen tuyệt đối (màu hấp thụ toàn bộ ánh sáng), nên việc in ấn phải sử dụng màu mực đen đểbổ sung thêm vào với 3 màu gốc C M Y. vì thế ta hệ mày này được gọi là C M Y K.Phạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 11Tiểu luận xử lý ảnhViệc sử dụng công nghệ in ấn bốn màu sinh ra kết quả in ấn cuối cùng rất cao cấpvới độ tương phản cao hơn. Tuy nhiên màu của vật thể mà người ta nhìn thấy trên mànhình máy tính thông thường có sự sai khác chút ít với màu của nó khi in ra vì các hệ màuCMYK và RGB (sử dụng trong màn hình máy tính) có các gam màu khác nhau. Hệ màuRGB là dựa trên cơ sở phát xạ ánh sáng (màu bổ sung) trong khi hệ CMYK làm việc theocơ chế hấp thụ ánh sáng (màu loại trừ).Mối quan hệ CMY và CMYK: K = min(C, M, Y) C = C - K M = M - K Y = Y - K1.2.4. Mô hình màu HSV (Hue, Saturation, Value) Mô hình RGB là màu mắt con người cảm nhận ánh sáng chứ ko phài màu mà mắt conngười cảm nhận màu sắc. Mặc dù mô hình RGB biều diễn chính xác cái mà màn hình cầnhiển thị cho mắt người. RGB không phải là mô hình tốt để người sử dụng biểu diễn mộtmàu cụ thể khi họ suy nghĩ (as artist). Nếu người dùng cần biết giá trị RGB để biểu diễnmàu tía thì họ rất khó tìm ra giá trị đó. Do vậy nhiều giao diện chương trình người dùng sửPhạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 12Tiểu luận xử lý ảnhdụng hệ thống màu HSV để xác định màu. Thay vì chọn các phần tử RGB để có màu mongmuốn, người ta chọn các tham số màu: Hue, Saturation và Value (HSV). Mô hình HSV suy diễn từ mô hình RGB. Thay vì chọn các phần tử RGB để có màumong muốn, người ta chọn các tham số màu: Hue, Saturation và Value (HSV). Quan sát hình hộp RGB theo đường chéo từ White đến Black (gốc) -> ta có hình lụcgiác.Sử dụng làm đỉnh hình nón HSV.• Hue: Bước sóng gốc của ánh sáng. Trong mô hình Hue biểu diễn bằng góc từ 00 đến 3600• Value: Cường độ hay độ chói ánh sáng. Value có giá trị [0, 1] V=0 -> màu đen. Đỉnh lục giác có cường độ màu cực đại• Saturation: Thước đo độ tinh khiết ánh sáng gốc. S trong khoảng [0, 1] Biểu diễn tỷ lệ độ tinh khiết của ánh sáng gốc,  S trong khoảng [0,1]. Biểu diễn tỷ lệ độ tinh khiết của màu sẽ chọn với độ tinhkhiết cực đại.Mô hình HSV trực giác hơn mô hình RGB Bắt đầu từ Hue (H cho trước và V=1, S=1) Thay đổi S: Bổ sung hay bớt trắng Thay đổi V: Bổ sung hay bớt đen Cho đến khi có màu mong muốnPhạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 13Tiểu luận xử lý ảnhMắt người có thể phân biệt 128 Hues, 130 tints và cực đại 30 shades (Yellow):128 x 130 x 30 = 382 720 màu khác nhau.1.2.5. Mô hình màu YIQ• Mô hình màu được áp dụng cho National Television Standards Committee (NTSC) đểphát sóng TV.• Mô hình này dựa trên hai thuộc tính của mắt người: Nhạy cảm với sự thay đổi độ sáng (Brightness - Luminance) hơn là sự thay đổi Hue vàSaturation nghĩa là khả năng chúng ta phân biệt màu “không gian” yếu hơn khả năng phânbiệt đơn sắc. Gợi cho ý nghĩ là sử dụng nhiều bit hơn dùng để biểu diễn Y hơn là biểu diễnI và Q. • NTSC mã hóa dưới YIQ vào tín hiệu phát quảng bá sử dụng các thuộc tính này đểcực tiểu hóa thông tin truyền trên băng thông cố định: 4MHz cho Y, 1.5 cho I, 0.6cho Q.• YIQ là nền tảng của nén ảnh JPEG Phạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 14Tiểu luận xử lý ảnh1.2.6. Mô hình màu YUV (YCbCr)• YUV được sử dụng vào xây dựng chuẩn Video số • Sử dụng quan niệm tương tự YIQ Chuyển đổi từ RGB sang YcbCr:Phạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 15Tiểu luận xử lý ảnh1.3. Kỹ thuật xử lý màu sắc1.3.1. Phối màuTrong đời sống cũng như trong kỹ thuật xử lý ảnh, người ta thường có những nghệ thuật xửlý, phối hợp giữa các màu sắc khác nhau để đạt được hiệu quả mong muốn. Trong ảnhmàu, màu sắc được số hóa theo 2 chế độ chính: RGB và CMYK. Các màu sắc được tạo ratừ pha trộn các màu cơ bản.Màu dương tính: Màu được tạo ra từ một nguồn sáng. Ví dụ: khi những màu cơ bản Đỏ(Red), Xanh lá cây (Green) và Xanh da trời (Blue) phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng.Màu âm tính: Là màu được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng. Ví dụ: khi màu Xanh lục, Đỏcánh sen và Vàng được phối hợp chúng sẽ tạo ra màu nâu đen. Nếu phối những màu dương tính cơ bản sẽ được những màu âm tính cơ bản vàngược lại. Hiểu được mối quan hệ đối nghịch này về màu sắc rất cần thiết khi phải xácđịnh và chỉnh sửa những trục trặc về màu sắc. Ví dụ: Nếu một ảnh quá nhiều màu xanh, có 2 cách để xử lý: • Hoặc tăng thêm màu vàng vốn là màu đối nghịch với xanh da trời nhằm làm trung hòamàu xanh da trời• Hoặc giảm bớt màu xanh da trời trong ảnh.Phạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 16Tiểu luận xử lý ảnhVòng tròn màu cơ bản trong phối màuVòng tròn màu cơ bảnVòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hìnhtròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấpđộ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọnmàu . Ví dụ: Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0 – M:100 – Y:100 – K:45) số 36 là màu vàngtươi (C:0 – M:0 – Y:100 – K:0) số 84 (C:80 – M:100 – Y:0 – K:0) là màu tím than, số 68(C:100 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển…Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam. Từ ba màunày, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau (ví dụ: Đỏ + Vàng = Da cam) rồi ba màu trộnlại với nhau, cứ thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ họa.Cách dùng màuCấp thứ nhất (Primary): Dùng 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam để phối ra các sắc độmàu khác nhau.Cấp thứ hai (Secondary): Nếu lấy màu đỏ chồng lên màu vàng sẽ được màu da cam,lấy màu đỏ chồng lên lục lam sẽ có màu tím, lấy màu vàng chồng lên màu lục lam sẽ đượcmàu xanh lá cây… Cách lấy 2 màu chồng lên nhau để tạo ra màu khác như trên được gọi làmàu chồng đơn.Phạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 17Tiểu luận xử lý ảnhCấp thứ ba (Tertiary): Từ 3 màu căn bản: Đỏ – Vàng – Lục lam chúng ta đã phối ramàu da cam – xanh lá – tím. Nếu chồng các màu ở cấp Primary và Secondary, ta sẽ đượccác màu ở cấp Tertiary là: Đỏ cam – Vàng cam – Vàng xanh – Xanh lơ – Xanh tím và Đỏtím. Không có “cái gọi là” màu đen, màu xám hay màu trắng vì màu trắng chỉ là sắc độgiảm tối đa của một trong 12 màu trên vòng tròn màu, màu xám và đen chính là sắc độtăng tối đa của những màu trên.Trình tự phối màuBước 1: Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.Bước 2: Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện.Bước 3: Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanhchóng, dùng 2 màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản. Ví dụ: Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây.Tương tự như vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau:Màu Gạch cua – Xanh ve chai.Da cam – Xanh dương.Nghệ – Chàm.Vàng – Tím.Vàng xanh – Đỏ tím…Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bậtlên. Ví dụ: Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màutím làm nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thìcánh hoa vàng không nổi bật được. Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thìcũng có hiệu ứng tương tự.Bước 4: Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước.Hiệu ứng màu sắcSắc độ hay tính chất của màu sắc gợi lên cảm xúc cho người xem. Người ta dùngnhiều từ khác nhau để mô tả đặc tính của màu sắc đơn và so sánh khi chúng phối hợp vớinhau, tuy nhiên độ sáng và tối lại là điều cơ bản của việc tạo ra sắc độ. Nếu không có ánhsáng thì sẽ chẳng có màu sắc. Tất nhiên, ở trong bóng tối tất cả chỉ là màu đen. Ánh sángmặt trời là chùm tia sáng có bước sóng khác nhau. Nếu ánh sáng mặt trời chiếu qua lăngkính thì sẽ tạo ra một dải màu. Trong thiên nhiên điều này được thể hiện qua cầu vồng 7sắc. Khi ánh sáng chiếu qua 1 vật, bề mặt của nó sẽ nhận bức xạ của bước sóng ánh sángPhạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 18Tiểu luận xử lý ảnhnày và phản chiếu lại bức xạ của ánh sáng khác. Nếu mức hấp thụ bức xạ của các bướcsóng đều nhau và mỗi thứ một chút thì chúng ta sẽ thấy vật ấy màu trắng. Ngược lại, nếunó hấp thu toàn bộ bức xạ thì chúng ta sẽ thấy vật ấy màu đen. Vậy màu sắc thấy được trênmột sự vật là sự tổng hợp bức xạ ánh sáng mà bề mặt của nó phản chiếu. Cùng một vật thể,nếu chụp hình ở dưới ánh sáng tự nhiên sẽ có sắc màu khác khi chụp dưới ánh sáng nhântạo. Cũng vậy, khi soi một tờ in màu dưới ánh sáng tự nhiên thì màu sắc của hình ảnh sẽkhác khi soi tờ in dưới ánh sáng nhân tạo.Màu sắc được phân thành 8 loại theo sắc độ:Màu nóng (Hot)Màu lạnh (Cold)Màu ấm (Warm)Màu mát (Cool)Màu sáng (Light)Màu sậm (dark)Màu nhạt (Pale)Màu tươi (Bright)Màu nóng: Màu nóng là màu đỏ bão hòa trên vòng tròn màu, đó là màu đỏ đượcpha bởi màu magenta và yellow. Màu nóng tự nó phản chiếu và lôi cuốn sự chú ý. Vì vậymàu đỏ thường dùng trong thiết kế khi muốn gây sự chú ý. Màu nóng có ảnh hưởng mạnhmẽ, làm tác động đến không gian chung quanh nó.Màu lạnh: Màu lạnh là mầu thuần xanh biển. Nó toả sáng và tươi sáng hẳn lên.Màu lạnh làm người xem có cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng. Màu lạnh có tính đối lập vớimàu nóng. Màu ấm: Trong màu ấm luôn có sự hiện diện của màu đỏ. Màu ấm được tạo ra dosự phối hợp giữa màu đỏ và màu vàng. Tùy theo mức độ pha giữa màu đỏ và màu vàng màcó những dạng màu ấm khác nhau. Ví dụ: màu đỏ cam, màu cam, màu vàng cam …Màuấm như thân thiện, đón chào người xem Màu mát: Màu mát được tạo ra trên nền màu xanh. Nó không giống như màu lạnhbởi vì được phối với màu vàng. Một số dạng màu mát như : vàng xanh; xanh lá cây; lụclam… Dạng màu xanh ngọc và xanh lá cây luôn có trong tự nhiên. Màu mát luôn nhẹnhàng, tươi mát và sâu lắng. Màu mát giống như một thác nước làm dịu mắt người xem.Phạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 19Tiểu luận xử lý ảnhMàu sáng: Màu sáng là màu của thủy tinh, của cây tùng lam. Màu sáng có tính nhẹnhàng trong sáng. Màu sáng được tạo ra từ màu đỏ pha với lục lam đi kèm với vàng nhạt.Tuy nhiên sắc thái màu phải trong. Khi độ trong của màu tăng thì mức độ thay đổi sắc độmàu giảm. Màu sậm: Màu sậm là màu chứa màu đen trong khi phối màu. Màu sậm làmkhoảng không gian như thu nhỏ lại và làm vật thể như nhỏ hơn. Màu sậm làm tăng tínhnghiêm trang, đứng đắn. Phối hợp giữa màu sáng và màu sậm sẽ gây nên một ấn tượng sâusắc, mạnh mẽ. Màu nhạt: Màu nhạt là màu tùng lam thật nhẹ. Sắc màu nhợt nhạt, nó chứa ít nhất65% màu trắng. Màu nhạt tạo nên vẻ mềm mại, lãng mạn và lơ đãng. Màu nhạt thườngdùng như màu ngà, tùng lam sáng và hồng tối nhạt. Màu nhạt tạo cho người xem một cảmgiác như ngắm đám mây nhẹ trôi hoặc như nắng nhẹ ban mai hoặc êm đềm như một sángmờ sương. Màu tươi: Màu tươi là tổng hợp tinh khiết của màu sắc. Sự tươi thắm của màu sắcđược tạo ra bằng cách bỏ qua thang xám và đen. Trong màu tươi chứa các sắc màu xanh;đỏ; vàng và cam. Màu tươi chói lọi và sặc sỡ, nó gây nên sự chú ý. Một chiếc xe màu vàngtươi, một chùm bong bóng rực rỡ hoặc cái mũi tươi thắm của chú hề … là những sắc màukhông bao giờ bị quên lãng. Màu sắc tươi tạo ra nét phấn khởi, vui tươi luôn được ngànhthời trang và quảng cáo chú ý.1.3.2. Giả mầu và mầu tôTa biết rằng thị giác con người rất nhậy cảm với mầu. Chẳng hạn, số lượng cường độ có thể phân biệt nhỏ hơn nhiều so với số lượng mầu có thể phân biệt và cường độ. Ngoài ra ảnh mầu đẹp mắt người xem hơn ảnh trắng đen. Tính thẩm mỹ của mầucó thể sử dụng cho cải thiện ảnh. Trong một vài ứng dụng như trên truyền hình thương mại, có thể sử dụng giả mầu làm nổi bật một đối tượng đặc biệt trên ảnh. Ví dụ, một quả chuối mầu đỏ đặt giữa những hoa quả khác có mầu tự nhiên sẽ nhận được sự chú ý của conngười nhiều hơn. Trong những ứng dụng khác, những dữ liệu không đại biểu cho một bức ảnh vẫn có thể biểu diễn dưới dạng ảnh mầu. Trong trường hợp này, mầu được dựng gọi là mầu tô. Ví dụ, phổ tiếng nói biểu diễn năng lượng tiếng nói theo hàm thời gian và tần sốcó thể biểu dưới dạng ảnh mầu, với những đoạn lặng, đoạn thoại, đoạn phi thoại được phân biệt bằng các mầu khác nhau và năng lượng mạnh yếu thể hiện bằng cường độ mầu. Phạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 20Tiểu luận xử lý ảnhViệc dựng mầu để cải thiện ảnh là theo trí tưởng tượng nghệ thuật, tuyệt đối không có nguyên tắc chỉ đạo hoặc luật lệ nào phải theo cả. Xét một ví dụ để minh hoạ các loại hình dựng mầu cải thiện ảnh. Ví dụ biến đổi ảnh trắng-đen thành ảnh mầu bằng một quy trình rất đơn giản. Để nhận được ảnh mầu từ một ảnh trắng-đen, trước hết cho ảnh trắng đen qua bộ lọc thông thấp, bộ lọc thông dải và bộ lọc thông cao. Kết quả nhận được sau khi qua bộ lọc thông thấp được coi như là thành phần mầu xanh lam. Ảnh đó quabộ lọc thông dải coi như là thành phần mầu xanh lá cây, còn ảnh đó qua bộ lọc thông cao coi như là thành phần mầu đỏ. Ba thành phần đỏ-xanh lá cây-xanh lam được kết hợp thành ảnh mầu. Phạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 21Tiểu luận xử lý ảnhChương 2. Kỹ thuật xử lý ảnh màu2.1. Tìm hiểu về tổ chức dữ liệu ảnh màu2.1.1. Các kiểu biểu diễn dữ liệu màuBiểu diễn dạng số 24 bitKhi biểu diễn dưới dạng số, các giá trị RGB trong mô hình 24 bit thông thườngđược ghi bằng cặp ba số nguyên giữa 0 và 255, mỗi số đại diện cho cường độ của màu đỏ,xanh lá cây, xanh lam theo thứ tự tương ứng. Ví dụ:(0, 0, 0) là màu đen(255, 255, 255) là màu trắng(255, 0, 0) là màu đỏ(0, 255, 0) là màu xanh lá cây(0, 0, 255) là màu xanh lam(255, 255, 0) là màu vàng(0, 255, 255) là màu xanh ngọc(255, 0, 255) là màu hồng sẫmNgoài ra, theo mức độ cảm nhận của thị giác, hoặc nhu cầu xử lý, còn có các kiểuảnh màu với số bit màu biểu diễn cho mỗi điểm ảnh khác nhau.Kiểu 16 bitDùng 16 bit biểu diễn giá trị màu cho mỗi điểm ảnh, trong đó hoặc là có 5 bit chomỗi màu, gọi là kiểu 555 hay thêm một bit còn lại cho màu xanh lá cây (vì mắt có thể cảmnhận màu này tốt hơn so với các màu khác), gọi là kiểu 565. Kiểu 24 bpp nói chung đượcgọi là thật màu, trong khi kiểu 16 bpp được gọi là cao màu.Kiểu 32 bitKiểu 32 bit thông thường giống kiểu 24 bit, do ở đây thực sự cũng chỉ có 8 bit chomỗi màu thành phần, 8 bit dư thường không sử dụng trừ khi nó được dùng để thêm thôngtin kênh alpha (độ trong suốt). Lý do của việc mở rộng của kiểu 32 bit là tốc độ xử lý củacác thiết bị phần cứng ngày nay đã tăng cao, và các nhu cầu xử lý, ghép ảnh có độ trongsuốt.Phạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 22Tiểu luận xử lý ảnhTrong kiểu 32 bit có thêm kênh alpha, ngoài 24 bit màu RGB tương tự như kiểu 24bit, 8 bit dư được dùng để lưu thông tin về kênh alpha, vì thế định dạng này có tên làRGBA. RGBA không thay đổi bất kỳ cái gì trong mô hình RGB, nên RGBA không phải làmột mô hình màu khác biệt, nó chỉ là định dạng tệp trong đó bổ sung thêm thông tin về độtrong suốt cùng với thông tin về màu trong cùng một tệp.Kiểu 48 bitKiểu 48 bit sử dụng 16 bit cho mỗi thành phần màu, làm tăng độ chính xác. Kiểunày làm cho nó có khả năng biểu thị 65.535 sắc thái mỗi màu thành phần thay vì chỉ có255. Nó đầu tiên được sử dụng trong chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp, như Photoshopcủa Adobe để duy trì sự chính xác cao hơn khi có hơn một thuật toán lọc hình ảnh được sửdụng đối với hình ảnh đó. Với chỉ có 8 bit cho mỗi màu, các sai số làm tròn có xu hướngtích lũy sau mỗi thuật toán lọc hình ảnh được sử dụng và làm biến dạng kết quả cuối cùng.1.2.2. Tổ chức dữ liệu trong ảnh màu bitmapẢnh Bitmap được xây dựng từ các điểm ảnh màu (pixels) là một khối nhỏ màu hìnhchữ nhật. Tất cả các điểm màu được sắp xếp với nhau theo một trật tự tạo thành ảnh. Địnhdạng ảnh bitmap được thiết kế sử dụng đối với các điểm ảnh hoặc hình đồ hoạ tương tựnhau. Một bức ảnh được tạo nên từ rất nhiều các điểm pixels. Các ảnh có độ phân giải cao(chất lượng ảnh tốt) bao gồm nhiều pixel và chiếm nhiều không gian bộ nhớ hơn so vớicùng bức ảnh có độ phân giải thấp. Ảnh Bitmap phụ thuộc vào độ phân giải. Độ phân giải được hiểu là tập hợp cácđiểm pixel trong 1 ảnh và tính bằng dpi (dots per inch) hoặc ppi (pixels per inch). ẢnhBitmap hiển thị trên máy tính có độ phân giải là: 72 hoặc 96 ppi. Tuy nhiên khi in ảnhbitmap đạt chất lượng cao chúng ta cần đặt độ phân giải khoảng 150-300. Đối với ảnh Bitmap chúng ta không thể phóng to, thu nhỏ kích thước ảnh mà vẫngiữ nguyên chất lượng ảnh. Giảm kích thước ảnh Bitmap đồng nghĩa với việc chúng ta xoáđi một số điểm pixel và không thể khôi phục lại được. Tăng kích thước ảnh Bitmap bằngcách tạo mới thêm các điểm pixel, chương trình xử lý ảnh sẽ ước lượng giá trị màu dựatrên các điểm màu gần nó, quá trình đó gọi là Inter polation.Việc thay đổi kích thước ảnh được gọi chính xác là quá trình “điều chỉnh tỷ lệ”(trong đồ hoạ trình diễn, đây là sự điều chỉnh trục y- trục giá trị được chọn bởi chươngtrình, sao cho các cách biệt về dữ liệu được rõ ràng. Mọi chương trình đồ hoạ đều có khảnăng chia thang tỷ lệ trên trục y, nhưng thang đó có thể không thoả mãn. Điều chỉnh thangbằng tay sẽ cho kết quả tốt hơn). Tuy nhiên khi tăng kích thước ảnh lên chúng ta cần chú ýPhạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 23Tiểu luận xử lý ảnhtới hạn định sự xuất hiện bề mặt lởm chởm răng cưa. Điều chỉnh tỷ lệ kích thước ảnhBitmap nhỏ đi sẽ không tạo bất kỳ hiệu ứng nào. Thực tế khi thu nhỏ ảnh chúng ta đã tăngđộ phân giải của ảnh.Chú ý rằng mọi ảnh được quét Scanner vào máy đều là ảnh bitmap, mọi ảnh chụp từmáy ảnh số đều là ảnh bitmap. Ảnh Bitmap nói chung không trợ giúp việc tạo nền trong suốt, ngoại trừ hai địnhdạng file ảnh GIF và PNG trợ giúp hiệu ứng này. Cần chú ý rằng các phần mềm sửa đổiảnh đều trợ giúp việc tạo hiệu ứng trong suốt nhưng chỉ có 2 định dạng file trên mới lưuđược hiệu ứng này. Một quan niệm sai lầm khi cho rằng vùng ảnh được tạo trong suốt sẽduy trì hiệu ứng đó khi file ảnh được lưu dưới bất kỳ định dạng ảnh nào hoặc khi ta saochép và dán sang một chương trình khác. Thực tế, hiệu ứng đó sẽ không còn, tuy nhiêntrong một số phần mềm xử lý ảnh thông dụng ta có thể giấu, lưu vùng ảnh bitmap được tạotrong suốt.Ảnh bitmap là loại ảnh được lưu trữ theo dạng từng điểm màu được xếp liền nhautheo một thứ tự nhất định do người định dạng ảnh quy định và có thể được nén bằng mộtvài thuật toán nén dữ liệu do người định dạnh ảnh chọn. Đây là loại ảnh có chất lượng lưutrữ tốt, hình ảnh và màu sắc trung thực, nhưng lại tốn không gian lưu trữ, tốc độ hiển thịchậm và tương đối phức tạp trong việc xử lý. Một vài ví dụ về các loại ảnh bitmap phổ biếnlà GIF, PCX, BMP, TIF, RLE, ICO, GEM Image Đi sâu vào chi tiết lưu trữ, một file ảnh bao giờ cũng có ba phần cơ bản là phần đầu(header), bảng màu (palette) và dữ liệu (data). Một vài ảnh được sử dụng trong Windowsđể tạo giao diện như Icon, Cursor thì có thêm phần nhận dạng resource (resource id). Phần header cho biết các thông tin về bản thân ảnh như chiều dài, chiều rộng, vị tríbắt đầu hiện trên thiết bị (màn hình, máy in, máy vẽ ), số màu , và cho biết về cấu trúcfile ảnh như kiểu nén dữ liệu, vùng bắt đầu dữ liệu, vị trí bảng màu Phần bảng màu dùng để lưu trữ mô tả theo dạng Red - Green - Blue cho tập hợp cácmàu dùng trong ảnh. Sở dĩ cần có bảng màu cho mỗi ảnh vì số màu thể hiện được trên thiếtbị hiện nay còn hạn chế, cụ thể là trên màn hình VGA và Super VGA chỉ có 256 màu (mànhình 16 triệu màu còn chưa phổ biến). Trong khi đó các ảnh tự nhiên màu sắc lại rất phongphú và khi được đưa vào máy tính dưới dạng ảnh màu thì mỗi ảnh lại sử dụng một tập hợpmàu khác nhau. Vì vậy, để có thể lưu trữ, hiển thị và xử lý trên các ảnh, người ta quyếtđịnh việc lưu trữ và hiển thị mỗi màu dưới dạng một chỉ số X nào đó, mà cách thể hiện củamàu mang chỉ số X này được quyết định bởi giá trị của thành phần thứ X trong palettemàu. Phạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 24Tiểu luận xử lý ảnhVí dụ một điểm màu được lưu trữ với mã số là 5, đối với ảnh có palette màu P màthành phần P[5] = (R:0, G:0, B:0) thì sẽ được hiện ra màu đen, đối với ảnh có palette màuthành phần P[5] = R:0, G:0, B:255) sẽ hiện ra màu xanh dương rất sáng, còn nếu palettemàu của ảnh có P[5] = R:255, G:255, B:255) thì sẽ hiện ra màu trắng. Bằng cách này tạimỗi thời điểm người ta có thể hiện trên thiết bị từng ảnh khác nhau có các tập hợp màuhoàn toàn khác nhau, hoặc đối với các ảnh mà palette màu không khác nhau nhiều lắm,người ta có thể thực hiện việc ghép hai palette theo thuật toán nào đó để cùng hiện một lúcmà không làm thay đổi nhiều về độ trung thực của ảnh. Phần dữ liệu ảnh, đối với ảnh bitmap là dãy các điểm màu xếp theo thứ tự, có nénhoặc không nén. Tuy nhiên, nếu lưu trữ mỗi điểm màu như là một byte chỉ mã số màu thìkích thước ảnh sẽ rất lớn, tốn không gian lưu trữ trên thiết bị. Do đó các ảnh khi lưu trữphải được nén lại theo một thuật toán nào đó. 2.2. Phương pháp xử lý ảnh màu nâng cao chất lượng ảnhẢnh màu RGB là một mảng pixel màu MxNx3. Mỗi pixel màu là sự kết hợp của 3 thànhphần màu Red, Green, Blue của ảnh màu tại một vị trí không gian bất kỳ.Vì vậy, có thể coi ảnh màu gồm 3 ma trận dữ liệu thành phần. Các phương pháp xử lý ảnhmàu tiến hành trên 3 ma trận thành phần màu, xử lý mỗi ma trận thành phần màu giốngnhư xử lý đối với ảnh xám. Vì vậy, các kỹ thuật xử lý ảnh màu dựa trên cơ sở xử lý ảnhxám. Phần sau đây sẽ đề cập đến các kỹ thuật xử lý nhằm nâng cao chất lượng ảnh (haytăng cường ảnh). Tăng cường ảnh nhằm hoàn thiện các đặc tính của ảnh như:Phạm Ngọc Hưng, Trần Minh Chiến – Lớp Cao học XLTT&TT C0810 Page 25

Trích đoạn

  • Cải thiện ảnh dùng toán tử không gian

Tài liệu liên quan

  • Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
    • 34
    • 259
    • 0
  • NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁNNVL-CCDC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGÂN SƠN NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁNNVL-CCDC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGÂN SƠN
    • 4
    • 202
    • 0
  • Slide PHÂN TÍCH các NHÂN TỐẢNH HƯỞNG đến LÒNG TRUNG THÀNH của KHÁCH HÀNG đối với DỊCH vụ THẺ GHI nợ của NGÂN HÀNG VIETCOMBANK – HUẾ Slide PHÂN TÍCH các NHÂN TỐẢNH HƯỞNG đến LÒNG TRUNG THÀNH của KHÁCH HÀNG đối với DỊCH vụ THẺ GHI nợ của NGÂN HÀNG VIETCOMBANK – HUẾ
    • 43
    • 654
    • 0
  • Tài liệu Đề và đáp án thi thử ĐH 2010 môn Toán_THPT Long Châu Sa Phú Thọ pptx Tài liệu Đề và đáp án thi thử ĐH 2010 môn Toán_THPT Long Châu Sa Phú Thọ pptx
    • 31
    • 399
    • 0
  • Xác định và so sánh các mẫu sản phẩm dệt thực tế ở nước ta hiện nay có xử lý bằng thuốc nhuộm, thuộc nhóm thuốc nhuộm Azo dựa trên những amin bị cấm Xác định và so sánh các mẫu sản phẩm dệt thực tế ở nước ta hiện nay có xử lý bằng thuốc nhuộm, thuộc nhóm thuốc nhuộm Azo dựa trên những amin bị cấm
    • 47
    • 921
    • 0
  • Luận văn: Thiết kế bảng pha màu Led ma trận dùng IC ghi dịch CD4064 và vi xử lý PIC 16F877A doc Luận văn: Thiết kế bảng pha màu Led ma trận dùng IC ghi dịch CD4064 và vi xử lý PIC 16F877A doc
    • 69
    • 818
    • 0
  • kết quả xử lý cấp cứu, dự phòng chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su qua nội soi và thuốc chẹn beta giao cảm không chọc lọc ở bệnh nhận xơ gan  tóm tắt tiếng anh kết quả xử lý cấp cứu, dự phòng chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su qua nội soi và thuốc chẹn beta giao cảm không chọc lọc ở bệnh nhận xơ gan tóm tắt tiếng anh
    • 27
    • 536
    • 0
  • 48 bộ đề và đáp án TS vào lớp 10 môn Toán_2011-2012 48 bộ đề và đáp án TS vào lớp 10 môn Toán_2011-2012
    • 130
    • 634
    • 6
  • Giáo án tin học 11 phép toán_biểu thức_câu lệnh gán Giáo án tin học 11 phép toán_biểu thức_câu lệnh gán
    • 28
    • 186
    • 0
  • Rèn luyện cho học sinh lớp 10 kỹ năng giải toán véctơ và sử dụng phương pháp véctơ để giải toán_SKKN TOÁN THPT Rèn luyện cho học sinh lớp 10 kỹ năng giải toán véctơ và sử dụng phương pháp véctơ để giải toán_SKKN TOÁN THPT
    • 30
    • 1
    • 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.5 MB - 46 trang) - Màu sắc và xử lý ảnh màu bằng các phép toán điểm ảnh Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Hình ảnh Màu Là Gì