Mẫu Sổ Cái Chuẩn Nhất Theo Thông Tư 200 - Luật Dương Gia

Mục lục bài viết

  • 1 1. Sổ cái được hiểu như thế nào?
  • 2 2. Mẫu sổ cái:
  • 3 2. Lưu ý khi lập sổ cái:
  • 4 3. Dịch vụ pháp lý của Dương Gia:

1. Sổ cái được hiểu như thế nào?

Sổ Cái được hiểu là sổ kế toán tổng hợp duy nhất dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế (Theo tài khoản kế toán). Sổ Cái dùng để lập Báo cáo tài chính.

Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hướng dẫn tại phụ lục số 4 Thông tư 200 hoặc bổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.

Sổ cái bao gồm các nội dung sau:

– Ngày, tháng ghi sổ;

– Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;

– Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

– Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của từng tài khoản.

Hiện nay, sổ được thường được dùng để ghi chép các nghiệp vụ tài chính, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho công ty hay doanh nghiệp.

2. Mẫu sổ cái:

Đơn vị:………                                                                        Mẫu số S03b-DN

Địa chỉ:……                         (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính)

SỔ CÁI

(Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)

Năm…

Tên tài khoản ………

Số hiệu…………

Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung Số hiệu TK đối ứng Số tiền
Số hiệu Ngày tháng Trang sổ STT dòng Nợ
A B C D E G H 1 2
– Số dư đầu năm

– Số phát sinh trong tháng

– Cộng số phát sinh tháng

– Số dư cuối tháng

– Cộng lũy kế từ đầu quý

– Sổ này có …. trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …

– Ngày mở sổ:…

Ngày … tháng … năm …

Người lập biểu                            Kế toán trưởng                        Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên)                                   (Ký, họ tên)                                      (Ký, họ tên, đóng dấu)

2. Lưu ý khi lập sổ cái:

– Ghi chính xác đầy đủ các thông tin trên sổ cái.

– Các thông tin hàng ngày, hàng tháng phải được ghi đầy đủ rõ ràng lưu vào sổ cái để tính toán chính xác nhất.

– Cột Ngày, tháng ghi sổ: Là ngày hạch toán ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên sổ nhật ký chung

– Cột Số Hiệu: Là sổ Hiệu của các chứng từ như:

+ Là số Hóa đơn

+ Số phiếu thu, phiếu chi

+ Số phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

+ Số Giấy báo nợ, Báo có

+ Số Phiếu kế toán

– Cột ngày, tháng: Là ngày ghi trên các Hóa đơn, chứng từ kế toán

– Cột Diễn giải: Khái quát nhất Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đảm bảo ngắn gọn, xúc tính, dễ hiểu

– Cột Đã ghi Sổ Cái: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào Sổ Cái.

– Cột STT dòng: Ghi số thứ tự dòng của Nhật ký chung

– Cột Số hiệu TK đối ứng: Ghi lần lượt các TKKT đã được sử dụng để hạch toán nghiệp vụ kinh tế

Lưu ý: Khi mua Hàng hóa – phản ánh: Mua cái gì? Của ai/ đã hay chưa thanh toán

– Cột đã ghi Sổ Cái: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi và Sổ Cái.

– Cột STT dòng: Ghi sổ thứ tự dòng của Nhật ký chung

– Cột Số hiệu TK đối ứng: Ghi lần lượt các TKKT đã được sử dụng để hạch toán nghiệp vụ kinh tế

Lưu ý: TK Nợ ghi trước, TN Có ghi sau

– Cột Nợ: Là nơi ghi giá trị bằng tiền của các TKKT ghi bên Nợ

– Cột Có: Là giá trị bằng tiền của các TKKT ghi bên Có

– Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

– Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10… ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

– Vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

3. Dịch vụ pháp lý của Dương Gia:

– Tư vấn thuế – tài chính miễn phí qua tổng đài;

– Tư vấn qua tổng đài về mẫu sổ cái chuẩn nhất theo Thông tư 200;

– Tư vấn trực tiếp tại văn phòng về mẫu sổ cái chuẩn nhất theo Thông tư 200;

– Soạn mẫu sổ cái chuẩn nhất theo Thông tư 200;

– Liên hệ luật sư giải quyết các vấn đề liên quan đến mẫu sổ cái chuẩn nhất theo Thông tư 200;

Từ khóa » Sổ Cái Tk 632 Theo Thông Tư 200