Mẫu Thư Mời Làm Việc Thu Hút ứng Viên Nhất - LuatVietnam

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2019/06/06/Mau-Thu-moi-lam-viec_0606134156.doc

Tầm quan trọng của thư mời làm việc

Ngày nay, “cuộc chiến” trong thị trường lao động không chỉ diễn ra giữa các ứng viên trong việc tìm kiếm việc làm mà còn giữa các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm ứng viên giỏi.

Bởi lẽ hầu hết các ứng viên đều “rải” hồ sơ khắp nơi để tìm cho mình công việc tốt nhất, phù hợp nhất. Do đó, cùng một lúc, họ có thể nhận được rất nhiều email hoặc thư mời làm việc từ các doanh nghiệp khác nhau.

Thư mời làm việc là lá thư mà nhà tuyển dụng gửi đến ứng viên sau khi phỏng vấn thành công với mục đích mời ứng viên đó “đầu quân” cho mình. Trong đó có nhiều nội dung quan trọng như vị trí công việc, mức lương, chế độ đãi ngộ... Ứng viên có thể đồng ý hoặc từ chối trước lời mời này.

Như đã đề cập, với những ứng viên tiềm năng, họ có thể nhận được nhiều lời mời. Vì vậy, một lá thư mời làm việc thu hút, đáp ứng mọi câu hỏi có thể “ghi điểm”, khiến ứng viên phải suy nghĩ, đắn đo trước những lời mời khác.

Bằng cách này, doanh nghiệp có thể dễ dàng chinh phục ứng viên và tạo niềm tin cho họ khi không phải suy nghĩ về quyết định sắp tới.

4 yêu cầu cơ bản của thư mời làm việc

Để thu hút ứng viên cũng như tránh mất thời gian của nhau, thư mời làm việc nên đáp ứng tối thiểu 04 yêu cầu cơ bản dưới đây:

- Thông tin rõ ràng: Đây là điều mà bất cứ ứng viên nào cũng mong muốn có được để nắm rõ tất cả những nội dung cần thiết, tránh việc gửi email hay trao đổi qua điện thoại quá nhiều lần.

- Thông tin đầy đủ: Khi tìm việc, ứng viên luôn quan tâm tới vị trí công việc, địa điểm, thời gian làm việc, lương, thưởng, chế độ đãi ngộ… Ngoài ra, nội dung hợp đồng, thậm chí các quy định của doanh nghiệp cũng là thứ mà nhiều ứng viên hướng tới để hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi của mình, từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác.

- Trình bày chuyên nghiệp: Thư mời làm việc không nên quá nhiều màu sắc mà cần phải tập trung vào nội dung. Đơn giản như việc cách dòng giữa các đoạn, một đoạn nên từ 2 -3 dòng… Việc này sẽ giúp cho lá thư dễ hiểu hơn và người đọc dễ dàng nắm bắt nội dung hơn.

- Lời lẽ phù hợp: Thư mời làm việc được coi là một phần của bộ mặt doanh nghiệp. Vì vậy, ngôn ngữ, văn phong phải chuyên nghiệp, gần gũi, cởi mở, không quá trang trọng nhưng cũng không được suồng sã.

Mẫu Thư mời làm việc 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ************

………, ngày …… tháng …… năm ……

THƯ MỜI LÀM VIỆC

               Kính gửi: Anh/Chị ………………………………………….

Công ty ……………….. trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Anh/Chị đối với Công ty cũng như chức danh công việc mà Anh/Chị đã dự tuyển. Chúng tôi xin vui mừng thông báo Anh/Chị đã trúng tuyển trong đợt phỏng vấn vừa qua và xin mời Anh/Chị đến làm việc tại Công ty theo các điều kiện và điều khoản dưới đây:

1. Chức danh

…………………………………………………..

2. Ngày bắt đầu làm việc

…………………………………………………..

3. Địa điểm làm việc

…………………………………………………..

4. Thời gian thử việc(1)

…………………………………………………..

5. Thời giờ làm việc (2)

…………………………………………………..

6. Thời giờ nghỉ ngơi (3)

…………………………………………………..

7. Lương chính thức (4)

…………………………………………………..

8. Các chế độ khác (5)

  • Tháng lương thứ 13: ……………….……..
  • Chế độ đi công tác: …………….…….……
  • Chế độ đào tạo: ……………………………
  • Các chế độ phúc lợi khác: ……….….……

9. Bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp

Theo quy định pháp luật hiện hành.

10. Thuế thu nhập cá nhân

Theo Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

11. Bảo mật thông tin

Người lao động không được phép tiết lộ hoặc chia sẻ bất kỳ bí mật, giao dịch, tài liệu hay thông tin tuyệt mật thuộc quyền sở hữu của Công ty liên quan đến khách hàng, đối tác hoặc nhà cung cấp mà người lao động biết được trong quá trình làm việc tại Công ty cho bất kỳ ai tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian làm việc cũng như sau khi nghỉ việc.

Các điều khoản khác chưa được đề cập trong thư mời làm việc này đều tuân theo chính sách chung của Công ty.

Chúng tôi mong rằng Anh/Chị sẽ chấp nhận thư mời làm việc này và mong được chào đón Anh/Chị tại Công ty, cũng như hy vọng chúng ta sẽ có một sự hợp tác tốt đẹp, lâu bền.

Trân trọng!

TÊN CÔNG TY

Giám đốc

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Bằng việc ký tên và ghi rõ ngày tháng trong thư mời làm việc này, tôi: ………………...…………….. chấp nhận thư mời làm việc của Công ty.

Chữ ký của Người lao động: _______________________

Ngày ký (dd/mm/yyyy):_____________

Hướng dẫn soạn Thư mời làm việc

(1) Theo Điều 27 Bộ luật Lao động mới nhất năm 2012:

Thời gian thử việc căn cứ tính chất và độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm:

- Không quá 60 ngày với công việc cần trình độ cao đẳng trở lên;

- Không quá 30 ngày với công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Người làm việc theo hợp đồng mùa vụ thì không phải thử việc.

(2) Theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2012: Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và 48 giờ/tuần.

Tại mục này, doanh nghiệp cần ghi rõ thời gian làm việc cụ thể:

- Buổi sáng: Từ ….giờ…. đến ….giờ…..

- Buổi chiều: Từ …. giờ…. đến …..giờ…..

(Giờ làm việc có thể thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế của Công ty)

(3) Nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm, nghỉ lễ tết.

(4) Ghi số tiền cụ thể. Cần ghi rõ số tiền này bao gồm cả lương cơ bản và các khoản trợ cấp, phụ cấp hay mức lương thực tế nhận được sau khi đã trừ các khoản thuế phí khác.

Xem thêm…

(5) Bổ sung các chế độ khác theo quy chế của doanh nghiệp.

Trên đây là Mẫu Thư mời làm việc chuyên nghiệp, chi tiết do LuatVietnam cung cấp. Bằng việc hoàn thiện các thông tin nêu trên, mẫu thư này có thể giúp doanh nghiệp mang dấu ấn cho riêng mình và dễ dàng thu hút ứng viên. https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2019/06/06/Mau-Thu-moi-lam-viec_0606134156.doc

Để sử dụng các biểu mẫu khác, doanh nghiệp và người lao động có thể tham khảo thêm tại đây.

>> Mẫu Hợp đồng lao động chi tiết nhất dùng cho mọi ngành nghề

Thùy Linh

Từ khóa » Thư Mời Làm Việc Là Gì