Mẫu Tờ Khai Căn Cước Công Dân Và Cách điền [Cập Nhật 07/2022]
Có thể bạn quan tâm
Nhằm hỗ trợ người dân thuận tiện, dễ dàng hơn khi khiếu nại, tố cáo cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan đến chứng minh nhân dân, căn cước công dân và xử phạt hành chính, Luật Quang Huy triển khai đường dây nóng tư vấn luật hành chính. Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588 để được tư vấn miễn phí 24/7.
Tổng số người đã liên hệ hotline: 1.109
Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi cá nhân thể hiện thông tin cơ bản của người đó và tạo điều kiện thuận lợi khi họ thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Khi thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước đều phải điền các thông tin cá nhân vào tờ khai căn cước công dân (Mẫu CC01).
Vậy Tờ khai căn cước công dân là gì? Tờ khai để làm căn cước công dân xin ở đâu?
Cách viết tờ khai căn cước công dân như thế nào?
Luật Quang Huy chúng tôi xin cung cấp cho bạn những điều cần lưu ý trong tờ khai làm căn cước công dân đảm bảo đúng quy định của luật.
Tổng quan về bài viết
- Tờ khai căn cước công dân là gì?
- Mẫu tờ khai căn cước công dân xin ở đâu?
- Những nội dung cơ bản trong mẫu tờ khai căn cước công dân
- Hướng dẫn trình bày tờ khai căn cước công dân
- Những yêu cầu khi trình bày tờ khai căn cước công dân
- Cách trình bày tờ khai căn cước công dân
- Cơ sở pháp lý
Tờ khai căn cước công dân là gì?
Theo Điều 7 Thông tư 66/2015/TT-BCA quy định thì Tờ khai làm căn cước công dân (Mẫu CC01) là mẫu tờ khai dùng để công dân kê khai thông tin về nhân thân của mình trong trường hợp cần thiết.
Mẫu giấy khai căn cước công dân CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA được sử dụng cho công dân Việt Nam làm thẻ căn cước trong trường hợp cấp mới, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.
Mẫu tờ khai căn cước công dân xin ở đâu?
Mẫu tờ khai làm căn cước công dân xin ở đâu? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi cần sử dụng tờ khai làm căn cước công dân.
Khi cần sử dụng, công dân có thể lấy tờ khai làm thẻ căn cước theo các cách sau:
Cách 1: Tải mẫu tờ khai làm căn cước công dân tại đây:
TẢI MẪU TỜ KHAI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN
Cách 2: Công dân đến trực tiếp nơi làm thẻ Căn cước công dân để xin tờ khai làm căn cước công dân(mẫu CC01).
Theo quy định Điều 26 Luật Căn cước công dân năm 2014, công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để xin tờ khai làm thẻ căn cước công dân:
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Hiện nay, tờ khai căn cước công dân được sử dụng là mẫu tờ khai căn cước công dân – mẫu số CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công An quy định về biểu mẫu trong công tác cấp, quản lý thẻ căn cước công dân.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 66/2015/TT-BCA, mẫu CC01 được dùng để công dân kê khai thông tin về nhân thân của mình kể cả trong trường hợp công dân kê khai trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến khi thực hiện các thủ tục sau đây:
- Cấp mới thẻ căn cước công dân.
- Đổi lại thẻ căn cước công dân.
- Cấp lại thẻ căn cước công dân.
Trong mẫu tờ khai căn cước công dân – mẫu CC01 bao gồm các nội dung sau đây:
- Các thông tin về cá nhân của người làm tờ khai : Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; tình trạng hôn nhân; quê quán, nơi thường trú, nơi ở hiện tại, nghề nghiệp, trình độ học vấn,…
- Thông tin của những người liên quan đến người làm tờ khai, ví dụ như cha, mẹ hoặc vợ, chồng: Họ, chữ đệm và tên của cha; Họ, chữ đệm và tên của mẹ; Họ, chữ đệm và tên của vợ (chồng); Họ, chữ đệm và tên của đại diện hợp pháp; Họ, chữ đệm và tên của chủ hộ.
- Thông tin: Ngày…tháng…năm…
- Yêu cầu của công dân.
- Thông tin Kết quả xác minh.
Ở mẫu khai căn cước công dân này, cả người khai và cán bộ tra cứu cần xác nhận nội dung các vấn đề nêu trên, ký và rõ họ tên của mình vào tờ khai.
Những nội dung cơ bản trong mẫu tờ khai căn cước công dân
Các nội dung cần được bảo đảm trong mẫu tờ khai làm căn cước công dân (mẫu CC01) bao gồm:
- Thông tin “Họ, chữ đệm và tên”, “Họ và tên gọi khác”;
- Thông tin “Ngày, tháng, năm sinh”
- Thông tin “Giới tính”
- Thông tin “Dân tộc”, “Tôn giáo”, “Quốc tịch”
- Thông tin “Tình trạng hôn nhân”
- Thông tin “Nhóm máu” (nếu có)
- Thông tin “Nơi đăng ký khai sinh”
- Thông tin “Quê quán”
- Thông tin “Nơi thường trú”
- Thông tin “Nơi ở hiện tại”
- Thông tin “Nghề nghiệp”
- Thông tin “ Trình độ học vấn”
- Thông tin “Họ, chữ đệm và tên của cha”, “Họ, chữ đệm và tên của mẹ”
- Thông tin “Họ, chữ đệm và tên của vợ (chồng)”
- Thông tin “Họ, chữ đệm và tên của đại diện hợp pháp”
- Thông tin “Họ, chữ đệm và tên của chủ hộ”,
- Yêu cầu của công dân
- Thông tin “Ngày….tháng……..năm……”
- Thông tin “Kết quả xác minh”
Ở mẫu khai căn cước công dân này, cả người khai và cán bộ tra cứu cần xác nhận nội dung các vấn đề nêu trên, ký và rõ họ tên của mình vào tờ khai.
Hướng dẫn trình bày tờ khai căn cước công dân
Những yêu cầu khi trình bày tờ khai căn cước công dân
Căn cứ theo quy định tại điều 6 Thông tư 66/2015/TT-BCA khi trình bày các thông tin trong tờ khai căn cước công dân, cần đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
- Ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng nội dung trong từng biểu mẫu, chữ viết phải cùng một loại mực.
- Người đến làm thủ tục không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì nhờ người khác kê khai hộ theo lời khai của mình. Người kê khai hộ phải ghi “Người viết hộ”, kê khai trung thực, ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về việc kê khai hộ đó.
- Các cột, mục trong biểu mẫu phải được ghi theo đúng chú thích hướng dẫn trong các biểu mẫu (nếu có) và quy định tại Thông tư 66/2016/TT-BCA. Trường hợp thông tin ghi trong cột, mục của biểu mẫu dài thì được viết tắt nhưng phải bảo đảm rõ các thông tin cơ bản.
- Màu mực để ghi biểu mẫu, chữ ký của người có thẩm quyền và các nội dung trong biểu mẫu chỉ được dùng màu mực xanh, tím than hoặc đen.
Cách trình bày tờ khai căn cước công dân
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 66/2015/TT-BCA hướng dẫn chi tiết cách điền mẫu CC01 như sau
- Mục “Họ, chữ đệm và tên”, “Họ và tên gọi khác”: ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên theo giấy khai sinh; chữ in hoa đủ dấu. Người khai cần lưu ý, chỉ ghi họ, tên gọi khác nếu trong giấy khai sinh có họ và tên gọi khác.
- Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: ghi ngày, tháng, năm sinh của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Ngày sinh ghi 02 chữ số; năm sinh ghi đủ bốn chữ số. Đối với tháng sinh từ tháng 3 đến tháng 9 ghi 01 chữ số, các tháng sinh còn lại ghi 02 chữ số.
- Mục “Giới tính”: nếu giới tính nam ghi là “Nam”, nếu giới tính nữ ghi là “Nữ”.
- Mục “Dân tộc”, “Tôn giáo”: ghi dân tộc, tôn giáo của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như trong giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng nhận dân tộc, tôn giáo của cơ quan có thẩm quyền.
- Mục “Quốc tịch”: ghi quốc tịch của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như trong giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền.
- Mục “Tình trạng hôn nhân”: ghi tình trạng hôn nhân hiện tại của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, gồm: chưa kết hôn, đã kết hôn hoặc đã ly hôn.
- Mục “Nhóm máu” (nếu có): ghi theo bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
- Mục “Nơi đăng ký khai sinh”: ghi đầy đủ địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh nơi đã cấp giấy khai sinh cho công dân. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi ghi tên địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định của pháp luật.
- Mục “Quê quán”: ghi đầy đủ địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh; nếu không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi ghi tên địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định của pháp luật.
- Mục “Nơi thường trú”: ghi đầy đủ, chính xác theo sổ hộ khẩu. Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong biên chế chính thức của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang ở tập trung trong doanh trại, nhà ở tập thể ghi theo giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị cấp cho công dân.
- Mục “Nơi ở hiện tại”: ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác nơi ở hiện tại của công dân theo thứ tự số nhà, đường phố; thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
- Mục “Nghề nghiệp”: ghi rõ nghề nghiệp đang làm, trường hợp là quân nhân đang tại ngũ thì để trống.
- Mục “Trình độ học vấn”: ghi rõ trình độ học vấn cao nhất (tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp, tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp trung học cơ sở…).
- Các mục 17, 18, 19, 20, 21: ghi đầy đủ họ, chữ đệm, tên; quốc tịch; số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân vào các mục tương ứng trong biểu mẫu CC01 (nếu có).
- Mục yêu cầu của công dân:
“Chuyển phát bằng đường bưu điện đến tận tay công dân”: trường hợp công dân cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có yêu cầu chuyển phát trả bằng đường bưu điện ghi có và ghi đầy đủ địa chỉ, số điện thoại của công dân, nếu không có yêu cầu thì ghi không;
“Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân”: đối với các trường hợp cấp lần đầu thì ghi cấp mới; đối với các trường hợp hư hỏng, hết thời hạn hoặc có sự thay đổi thông tin trong thẻ căn cước thì ghi cấp đổi; đối với các trường hợp mất thì ghi cấp lại;
“Xác nhận số Chứng minh nhân dân”: trường hợp công dân cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có yêu cầu xác nhận số Chứng minh nhân dân 9 số thì ghi có, nếu không có yêu cầu thì ghi không;
- Mục “Ngày….tháng……..năm……”: ghi rõ ngày, tháng, năm công dân khai tờ khai cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
- Mục “Kết quả xác minh”: đối với trường hợp hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần xác minh qua tàng thư căn cước công dân thì đơn vị tiếp nhận hồ sơ đề nghị Đội tàng thư căn cước công dân thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đối chiếu, xác minh với hồ sơ gốc và trả lời kết quả cho đơn vị yêu cầu.
Sau khi điền đầy đủ các nội dung có trong tờ khai làm thẻ căn cước công dân theo hướng dẫn trên, người khai và cán bộ tra cứu cần xem xét kĩ lại các nội dung đã ghi.
Sau đó nếu không có thay đổi gì, cả hai bên cùng ký xác nhận vào mẫu tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.
Bạn có thể tải mẫu tờ khai căn cước công dân tại đây:
TẢI MẪU TỜ KHAI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN
Cơ sở pháp lý
- Luật Căn cước công dân năm 2014
- Thông tư 66/2015/TT-BCA quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp quản lý thẻ căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn có thể viết tờ khai căn cước công dân (Mẫu CC01) phù hợp theo đúng quy định của pháp luật.
Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.
Trân trọng ./.
5/5 - (3 bình chọn)Từ khóa » Tờ Khai Cccd Lấy ở đâu
-
Mẫu Tờ Khai Căn Cước Công Dân (mẫu CC01) Mới Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Tải Tờ Khai Làm Căn Cước Công Dân để điền Trước ...
-
Hướng Dẫn điền Tờ Khai Căn Cước Công Dân Mới Nhất (mẫu CC01)
-
Mẫu Tờ Khai Căn Cước Công Dân - Mẫu CC01 Mới Nhất - LuatVietnam
-
Cấp Thẻ Căn Cước Công Dân Khi Chưa Có Thông Tin Trong Cơ Sở Dữ ...
-
Mẫu Tờ Khai Xin Cấp Thẻ Căn Cước Công Dân (CC01) Năm 2022
-
Mẫu Tờ Khai Làm Thẻ Căn Cước Công Dân Có Gắn Chip 2021
-
Mẫu Tờ Khai Căn Cước Công Dân 2021 Và Cách Ghi Mẫu
-
Tờ Khai Căn Cước Công Dân Gắn Chip Mới Nhất 2022 - Luật Sư 247
-
Hướng Dẫn Làm Căn Cước Công Dân Gắn Chip Online Trên Zalo
-
Thủ Tục Cấp Thể Căn Cước Công Dân 2022 Như Thế Nào?
-
Cấp đổi Thẻ Căn Cước Công Dân - Công An Tỉnh Bình Thuận
-
Hỏi đáp - Công An Tỉnh Quảng Nam > Trang Chủ
-
Tờ Khai Làm Căn Cước Công Dân Online - Luật Sư X