Mẫu Tờ Khai Ghi Chú đăng Ký Kết Hôn Và Hướng Dẫn Viết Tờ Khai Chi ...
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Tờ khai ghi chú đăng ký kết hôn là gì?
- 2 2. Mẫu tờ khai ghi chú đăng ký kết hôn:
- 3 3. Hướng dẫn viết tờ khai ghi chú đăng ký kết hôn:
- 4 4. Quy định về ghi chú kết hôn:
- 5 5. Quy định về đăng ký kết hôn
- 5.1 5.1. Hồ sơ đăng ký kết hôn:
- 5.2 5.2. Trình tự đăng ký kết hôn:
- 5.3 5.3. Tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn:
1. Tờ khai ghi chú đăng ký kết hôn là gì?
Ghi chú việc đăng ký kết hôn ở nước ngoài tại Việt Nam là việc cơ quan, chủ thể có thẩm quyền của Việt nam ghi nhận vào sổ hộ tịch việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam đã được đăng ký kết hôn tại nước ngoài nhằm thừa nhận và bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của các bên theo pháp luật Việt Nam.
Tờ khai đăng ký kết hôn là mẫu tờ khai do các cá nhân đăng ký kết hôn lập ra và gửi cho cơ quan thực hiện ghi chú kết hôn( Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện/thị xã/thành phố nơi công dân Việt Nam đăng ký hộ khẩu thường trú ghi vào Sổ hộ tịch việc đăng ký kết hôn đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài) để được ghi chú đăng ký kết hôn.
Tờ khai đăng ký kết hôn là văn bản chứa đựng những thông tin về các cá nhân viết tờ khai, nội dung đăng ký, và cam kết những cá nhân viết đơn. Ngoài ra, tờ khai đăng ký kết hôn là mẫu tờ khai sẽ là căn cứ pháp lý để cơ quan thực hiện ghi chú kết hôn( Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện/thị xã/thành phố thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn.
2. Mẫu tờ khai ghi chú đăng ký kết hôn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
TỜ KHAI GHI CHÚ KẾT HÔN
Kính gửi: (1) ……
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: …..
Nơi cư trú: (2) …
Giấy tờ tùy thân: (3) ………
Đề nghị cơ quan ghi vào sổ việc kết hôn sau đây:
Họ, chữ đệm, tên bên nữ:
Ngày, tháng, năm sinh: ……
Dân tộc:…. Quốc tịch: ….
Nơi cư trú: (2) ……
Giấy tờ tùy thân: (3) ……
Họ, chữ đệm, tên bên nam:
Ngày, tháng, năm sinh: …….
Dân tộc: …….. Quốc tịch: …….
Nơi cư trú: (2) ……..
Giấy tờ tùy thân: (3) ………..
Đã đăng ký kết hôn tại (4) …………. số ………… cấp ngày…….. tháng …… năm…
Trước khi kết hôn lần này chưa từng kết hôn/đã từng kết hôn nhưng hôn nhân đã chấm dứt (5)…..
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Tài liệu gửi kèm theo Tờ khai:
….., ngày…tháng…năm…
Người yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
3. Hướng dẫn viết tờ khai ghi chú đăng ký kết hôn:
(1) Ghi rõ tên cơ quan thực hiện ghi chú kết hôn.
(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004).
(4) Ghi rõ tên giấy tờ đã công nhận việc kết hôn của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
(5) Nếu đã từng kết hôn thì ghi rõ căn cứ chấm dứt quan hệ hôn nhân ở dòng phía dưới. Nếu căn cứ chấm dứt quan hệ hôn nhân là ly hôn thì ghi rõ hình thức văn bản ly hôn, ngày có hiệu lực, tên cơ quan cấp.
4. Quy định về ghi chú kết hôn:
Trình tự, thủ tục ghi chú kết hôn
+ Hồ sơ ghi chú kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 của Luật Hộ tịch, gồm các giấy tờ sau đây:
– Tờ khai theo mẫu quy định;
– Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
– Ngoài giấy tờ quy định tại Điểm a và b của Khoản này, nếu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì còn phải nộp bản sao giấy tờ của cả hai bên nam, nữ quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này; nếu là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
+ Thời hạn giải quyết ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.
+ Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
– Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là đủ điều kiện theo quy định tại Điều 34 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
– Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.
Từ chối ghi vào sổ việc kết hôn
+ Yêu cầu ghi vào sổ việc kết hôn bị từ chối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Việc kết hôn vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
– Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện từ chối ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho người yêu cầu.
5. Quy định về đăng ký kết hôn
5.1. Hồ sơ đăng ký kết hôn:
Các cá nhân sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
+ Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;
+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
+ Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
+ Ngoài giấy tờ quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.
5.2. Trình tự đăng ký kết hôn:
Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.
– Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.
5.3. Tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn:
Được quy định tại Điều 32, Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
2. Việc trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 của Luật Hộ tịch.
Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên theo quy định tại Khoản này.
3. Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.
Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
Từ khóa » Tờ Khai Ghi Chú Kết Hôn Theo Mẫu
-
Mẫu Tờ Khai Ghi Chú Kết Hôn được Dùng Hiện Nay - LuatVietnam
-
[PDF] Hạnh Phúc TỜ KHAI GHI CHÚ KẾT HÔN
-
Mẫu Tờ Khai Ghi Chú Kết Hôn (mẫu Mới Nhất Năm 2022)? Trình Tự ...
-
[DOC] Tự Do - Hạnh Phúc TỜ KHAI GHI CHÚ KẾT HÔN
-
Mẫu Tờ Khai Ghi Chú Kết Hôn Có Hướng Dẫn Chi Tiết - Luat Su Bao Ho
-
Tải Mẫu Tờ Khai Ghi Chú Kết Hôn - Luật Toàn Quốc
-
Mẫu 06-HN Tờ Khai Ghi Chú Kết Hôn
-
Mẫu Tờ Khai Ghi Chú Kết Hôn Mới Năm 2021 - Luật Sư 247
-
Mẫu Tờ Khai Ghi Chú Kết Hôn - Luật 24h Hotline: 1900 6574
-
Thủ Tục Ghi Vào Sổ Hộ Tịch Việc Kết Hôn Của Công Dân Việt Nam đã ...
-
Mẫu Tờ Khai Ghi Chú đăng Ký Kết Hôn
-
Thủ Tục Ghi Chú Kết Hôn, Ghi Chú Khai Sinh - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Phiếu Hướng Dẫn Thực Hiện Thủ Tục
-
Ghi Vào Sổ Hộ Tịch Việc Kết Hôn Của Công Dân Việt Nam đã được Giải ...