Mẫu Tờ Trình đề Nghị Bổ Sung ủy Viên Ban Chấp Hành Mới Nhất

Tờ trình bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn là một loại văn bản nhằm giải trình và đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận ban chấp hành công đoàn, từ đó bổ sung thêm ban chấp hành công đoàn để có thể đi vào việc hoạt động các quyền và nghĩa vụ theo quy định. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn mẫu tờ trình đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành mới nhất. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn

Tờ trình đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành

Tờ trình bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn là một loại văn bản nhằm giải trình và đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận ban chấp hành công đoàn, từ đó bổ sung thêm ban chấp hành công đoàn để có thể đi vào việc hoạt động các quyền và nghĩa vụ theo quy định.

Mẫu tờ trình đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành

Để soạn thảo mẫu tờ trình bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn hoàn thiện và đầy đủ, mời quý vị tham khảo trong phần hướng dẫn sau đây trước khi thực hiện, theo đó một tờ trình cần có các nội dung cần thiết sau đây:

– Tên của tiêu đề là tờ trình về việc công nhận ban chấp hành công đoàn nhiệm kỳ…..

– Căn cứ tổ chức Đại hội Công đoàn của nhiệm kỳ?, Đại hội đại biểu của công đoàn khóa ? nhiệm kỳ?

Dựa vào biên bản bầu ban chấp hành công đoàn, kết quả bầu cử

– Nội dung đề nghị: về việc công nhận kết quả bầu cử thêm chức danh tại công đoàn nhiệm kỳ?

+ Nêu rõ ban chấp hành hiện tại gồm có bao nhiêu đồng chí?

+ Tham dự Đại hội gồm có công đoàn nào? Có bao nhiêu đồng chí dự bị và chính thức?

+ Công nhận ai nhận chức danh nào?

– Lời mong muốn phía công đoàn có thể xem xét và công nhận những đồng chí nhận chức danh tại công đoàn của nhiệm kỳ?

– Lời cảm ơn!

– Các giấy tờ, tài liệu liên quan đính kèm với tờ trình gồm?

– Ký, ghi rõ họ và tên của người thay mặt ban chấp hành, đóng dấu?

Dưới đây là mẫu tờ trình đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành.

Quy định về ban chấp hành công đoàn

– Đối với yêu cầu xây dựng trong ban chấp hành

+ Cần có bản lĩnh để đại diện bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của lao động, viên chức, công nhân, đoàn viên

+ Khi xây dựng ban chấp hành công đoàn cần lấy tiêu chuẩn và chất lượng là chính, cùng với đó là cần có cơ cấu và số lượng hợp lý để sự lãnh đạo toàn diện được đảm bảo ở các địa bàn, các cấp, lĩnh vực hoạt động về công đoàn

+ Ban chấp hành phải có sự hài hòa về cơ cấu trên mức cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn và độ tuổi

+ Đảm bảo sự dân chủ, đúng quy trình, công khai theo quy định

– Đối với ủy viên ban chấp hành cần có tiêu chuẩn chung

+ Nhiệt tình, tâm huyết trong sự nghiệp xây dựng về tổ chức công đoàn; có bản lĩnh chính trị luôn vững vàng; có tinh thần trong đấu tranh quyền , lợi ích chính đáng, hợp pháp của lao động, viên chức, công nhân, đoàn viên; có uy tín và phương pháp để hoạt động quần chúng cùng khả năng về đoàn kết tập hợp đoàn viên đông đảo

+ Có năng lực trong tham gia xây dựng, cùng tổ chức thực hiện tốt những chính sách pháp luật từ nhà nước, nghị quyết của Đảng đối với việc công tác công đoàn đồng thời tham gia quyết định những chủ trương công tác từ ban chấp hành công đoàn. Ngoài ra, cần có kiến thức trong quản lý kinh tế, xã hội

+ Có sức khỏe tốt để có thể hoàn thành nhiệm vụ; không tham nhũng, bao che cho tham nhũng, không lãng phí và có sự kiên quyết trong đấu tranh về tham nhũng và lãng phí.

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tập thể và tổ chức giao cho, cùng với đó cần có tinh thần trách nhiệm

– Điều kiện tham gia trong ban chấp hành

+ Đối với người lần đầu tham gia ban chấp hành: có đủ tuổi từ đó có thể đảm nhiệm từ ít nhất 1 nhiệm kỳ trong đại hội công đoàn

+ Đối với người tái cử trong ban chấp hành công đoàn: Đầu tiên cần có đủ độ tuổi để có thể công tác ít nhất từ ½ nhiệm kỳ. Nếu còn thời gian công tác ít hơn ½ nhiệm kỳ thì khi đó cấp ủy cùng cấp và công đoàn cấp trên xem xét để đưa ra quyết định

+ Không chỉ những điều kiện trên mà người tham gia BCH cần có lý lịch rõ ràng, có điều kiện để tham gia hoạt động từ ban chấp hành và hào toàn tự nguyện.

– Cơ cấu của ban chấp hành công đoàn

+ Cơ cấu của BCH công đoàn có cơ cấu và số lượng hợp lý để đảm bảo về chất lượng và có tính kế thừa, phát triển, khi thực hiện chuẩn bị cần theo quy trình công khai, dân chủ và đúng nguyên tắc

+ Đầu tiên cần có sự đảm bảo về tiêu chuẩn đối với ủy viên BCH công đoàn, đại diện từ đoàn viên được đảm bảo ở mỗi cấp công đoàn để đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện tốt, nhưng không do đó mà làm ảnh hưởng tới chất lượng ủy viên ban chấp hành bị giảm

+ Cần có 3 độ tuổi trong ban chấp hành của công đoàn là dưới 40 tuổi, từ 40-50 tuổi, bắt đầu từ 50 tuổi trở đi. Trong đó cần đặt ra sự đảm bảo về kế thừa, phát triển, trẻ hóa cùng sự tăng cường cán bộ nữ, nữ đạt 30% tại ban chấp hành công đoàn của các cấp.

Coi trọng về cơ cấu đoàn viên mà trực tiếp thực hiện nghiệp vụ và sản xuất, dân tộc ít người, người ngoài đảng ở các thành phần kinh tế khác nhau.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Mẫu hồ sơ chào hàng cạnh tranh rút gọn nghị định 63
  • Cách tính lương hưu từ năm 2021
  • Quy định nâng lương trước thời hạn mới nhất
  • Mẫu xác nhận đảng viên nơi cư trú mới nhất
  • Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế
  • Mẫu giấy xác nhận thu nhập để quyết toán thuế tncn mới nhất năm 2022

Thông tin liên hệ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu tờ trình đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành mới nhất″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo sổ xác nhận tình trạng hôn nhân; tìm hiểu luật xin phép bay flycam; cách tra cứu thông tin quy hoạch, đăng ký bảo hộ logo thương hiệu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tờ trình là gì?

Tờ trình là một loại văn bản được dùng nhiều trong cơ quan Nhà nước. Mẫu tờ trình nêu lên nội dung người viết muốn tường trình một hay nhiều nội dung, sự việc có thể đã xảy ra hoặc đề nghị một việc gì đó của cấp dưới với cấp trên để được biết và cho ý kiến giải quyết.

Bố cục của tờ trình như thế nào?

Thông thường trong một tờ trình sẽ phải đảm bảo có bố cục ba phần:Phần 1: Trình bày lý do tại sao lại trình bày nội dung trình duyệt trong tờ trình.Phần 2: Nội dung của các vấn đề cần đề xuất, trong đó phải gồm có tờ trình các phương án, sự phát triển và chứng minh bằng các lý lẽ và lập luận để lập luận cho sự khả thi của các phương án đóPhần 3: Kiến nghị cấp trên

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Tờ Trình Bổ Sung Chi ủy Viên