Màu Trong Hội Họa: Năm Câu Chuyện Có Thể Bạn Chưa Biết - day

Đi và Ở Tin tức Nghệ sĩ
Gẫm & Bình Nhiếp ảnh Điện ảnh Kiến trúc Thị trường Ở đâu-làm gì Trường phái
Bàn luận Soi học Văn & Chữ

Soi học

  • Cơm pudding: vừa truyền thống vừa hiện đại mà đỡ mất công dọn dẹp
  • Khôn như Sức Mạnh và bình tĩnh như Kẻ Ẩn Dật
  • Bếp ông Duy: làm kim chi đơn giản với nước ép thơm

Bài mới đăng

  • Các tác phẩm trong Triển lãm Summer Fest 2024 – Volume 3 (Phần cuối)
  • Các tác phẩm trong Triển lãm Summer Fest 2024 – Volume 3 (Phần 5)
  • Các tác phẩm trong Triển lãm Summer Fest 2024 – Volume 3 (Phần 4)
  • Các tác phẩm trong Triển lãm Summer Fest 2024 – Volume 3 (Phần 3)
  • Các tác phẩm trong Triển lãm Summer Fest 2024 – Volume 3 (Phần 2)
  • Các tác phẩm trong Triển lãm Summer Fest 2024 – Volume 3
  • Thông Báo Lịch Khai Mạc Volume 3 | Summer Fest 2024
  • Các tác phẩm trong Triển lãm Summer Fest 2024 - Volume 2 (Phần cuối)
  • Các tác phẩm trong Triển lãm Summer Fest 2024 - Volume 2 (Phần 5)
  • Các tác phẩm trong Triển lãm Summer Fest 2024 - Volume 2 (Phần 4)

Bàn luận

Nhân phim đam mỹ bị cấm, nghĩ về tình tri kỷ

Chỉ anh hùng mới có tri kỷ, không có tình bạn giữa kẻ cướp.

nên đọc

  • Các tác phẩm trong Triển lãm Summer Fest 2024 – Volume 3 (Phần 5)
  • Các tác phẩm trong Triển lãm Summer Fest 2024 – Volume 3 (Phần 4)

Nghệ sĩ thế giới

Màu trong hội họa: năm câu chuyện có thể bạn chưa biết 14. 07. 14 - 8:52 pm

Anh Nguyễn

1. Monet – siêu nhân nhìn thấy tia cực tím?

Họa sĩ Ấn tượng Claude Monet sở hữu sự nhạy cảm đặc biệt đối với ánh sáng và màu sắc, hai yếu tố làm nên phong cách rất riêng của ông giữa một rừng tài năng thời kỳ Impressionism. Cezanne đã nhận xét về Monet “chỉ là một con mắt thôi – nhưng một con mắt như thế nào chứ!” Tuy nhiên từ năm 65 tuổi, họa sĩ không may bị mắc chứng đục thủy tinh thể. Căn bệnh khiến ông không nhìn được những màu sắc như trước, đồng thời thị giác của ông kém hẳn. Điều này được thể hiện khá rõ trong những bức họa thời kì 1905-1923 của ông – những chi tiết trở nên nhòe nhoẹt hơn, và màu sắc chủ đạo của chúng là đỏ, cam, nâu. Monet than phiền về những màu “lạ” mà ông nhìn thấy từ khi bị căn bệnh tấn công; bệnh đục thủy tinh thể khiến người bệnh nhìn vạn vật có tông vàng và bợt hơn bình thường. 

Hồ hoa súng, Monet vẽ năm 1899

Vào năm 1923, khi Monet đã 82 tuổi, ông đã trải qua một cuộc phẫu thuật dưới tay bác sĩ Charles Coutela. Lý do khiến Monet chần chừ một thời gian dài trước khi đi đến quyết định này là do tấm gương Mary Cassatts (bà gần như mù hoàn toàn sau khi phẫu thuật thủy tinh thể.)

Một chút chi tiết khoa học: mắt người không thể nhìn thấy tia UV-A (tia cực tím A) vì trong mắt chúng ta có một thấu kính đặc biệt lọc hết những bước sóng dưới 400nm. Thời của Monet, khi làm phẫu thuật thủy tinh thể, bác sĩ sẽ gỡ bỏ thấu kính này (ngày nay một thấu kính ngăn tia cực tím mới sẽ được đặt vào mắt người bệnh.) Sau phẫu thuật, Monet bắt đầu nhìn thấy nhiều màu xanh và tím hơn hẳn lúc trước. Tình trạng này có tên gọi Aphakia – khả năng nhìn thấy các màu trong khoảng tia cực tím. Các bức tranh của Monet sau năm 1923 thể hiện sinh động “con mắt” mới của họa sĩ. Monet qua đời 3 năm sau đó nhưng cuộc phẫu thuật đã đem lại cho ông một cái nhìn hoàn toàn khác, theo nghĩa đen. 

Ngôi nhà nhìn từ vườn hồng, Monet vẽ trước khi phẫu thuật.

Ngôi nhà nhìn từ vườn hồng, Monet vẽ sau khi phẫu thuật.

2. Khi đầu bếp cũng có máu nghệ sĩ:

Carpaccio là một món khai vị Ý nổi tiếng thường được phục vụ ở các nhà hàng cao cấp. Nguyên liệu chính của món ăn này là thịt sống, có thể là thịt cá hồi, cá ngừ, thịt bê, thịt nai, nhưng phổ biến nhất là thịt bò. Các miếng thịt được thái mỏng, ăn kèm nước sốt chanh, dầu ô liu. Do bản chất không nấu nên chất lượng của thịt dùng cho món Carpaccio phải đạt chuẩn hảo hạng.

Món Carpaccio được thai nghén bởi đầu bếp Giuseppe Cipriani tại Harry’s Bar, Venice  và là một trong những nhà hàng được liệt vào “di sản quốc gia” của Ý. Trong số những người nổi tiếng tới đây có nữ công tước Amalia Nani Mocenigo. Năm 1950, bà tới Harry’s Bar và yêu cầu một món ăn chế biến từ thịt sống, dựa theo lời khuyên của bác sĩ riêng. Một món khai vị huyền thoại đã ra đời.

Cũng vào năm đó, một cuộc triển lãm tranh của Vittore Carpaccio diễn ra ở Venice và Giuseppe Cipriani chính là một “big fan” của họa sĩ này. Lấy cảm hứng từ những mảng màu đỏ chủ đạo trong tranh Carpaccio, Giuseppe đã đặt tên món ăn này theo tên họa sĩ, vì lý do thịt sống cũng… đỏ. Và món Carpaccio chết tên từ đó.

Đặt cạnh nhau: 

“Bài thuyết giáo của thánh Stephen,” tranh của Vittore Carpaccio, 1514

Giống hay khác?

Chưa dừng ở đó, Giuseppe còn chế tạo một loại cocktail nổi tiếng chứa tinh chất đào có màu hồng, và gọi nó là Bellini, dựa trên bức tranh có tông màu tương tự của Giovanni Bellini (trùng hợp thay, chính là thầy của Carpaccio)

Sự kết hợp của ẩm thực và hội họa thật ngọt ngào!

3. Quả cam có trước hay màu cam có trước?

Vốn từ vựng về màu sắc của loài người không phải luôn đầy đủ như bây giờ. Trong mọi ngôn ngữ, đa phần hai màu trắng, đen sẽ được “phát minh” trước, sau đó là đỏ, xanh, vàng. Có nhiều màu sắc không hề có tên riêng, thậm chí không được coi là một màu riêng mà chỉ được đặt dựa theo tên của vật có màu đấy, ví dụ như màu xanh cổ vịt trong tiếng Việt chẳng hạn.

Da cam là một màu như vậy. Cho đến tận thế kỉ 15 ở châu Âu, màu này không có tên riêng mà chỉ được gọi là màu đỏ-vàng. Mãi cho tới khi những cây cam đầu tiên được nhập khẩu từ châu Á, người dân châu Âu mới coi màu cam là một màu riêng đặc sắc. Tên tiếng Anh “orange” xuất phát từ “naranga”, từ Sanskrit chỉ quả cam.

Sau khi nhà hóa học Louis Vauquelin phát hiện ra chất crocoite dẫn đến sự phát minh của màu vẽ da cam, màu này trở nên rất phổ biến và được các họa sĩ từ Pre-Raphaelites đến Gauguin, Van Gogh yêu thích.  

“Tháng sáu rực lửa,” tranh của Frederic Leighton, 1895

Tương tự như màu da cam, màu hồng (pink) cũng lấy tên từ loại hoa cẩm chướng dianthus. Trước khi có tên này, các tài liệu văn học chỉ nhắc đến màu đỏ nhạt hoặc màu của hoa hồng.4. Màu xanh vương giả: 

.

Lapis lazuli (tiếng Latin – lapis: đá, tiếng Arab, azula: màu xanh) là một loại đá quý có màu xanh thẳm và các tia sáng li ti phát ra từ bên trong. Lapis lazuli được nghiền ra để tạo thành một màu xanh lam rực rỡ Ultramarine (xanh hơn cả biển.) Cho đến ngày nay, lapis lazuli vẫn là loại màu vẽ đắt tiền nhất. Ngày nay khi trên thị trường có hàng nghìn màu vẽ tổng hợp công nghiệp phong phú và rẻ, thật khó hình dung thời xưa các họa sĩ đã phải sáng tác với một bảng màu giới hạn ra sao, bởi tất cả các màu đều phải được chiết xuất từ thiên nhiên. Ví dụ như màu indigo chế từ lá cây chàm, màu đỏ từ thần sa, thậm chí màu nâu từ… xác ướp. Thời Phục Hưng, lapis lazuli chỉ được sử dụng cho những nhân vật cao quý nhất, đặc biệt là những bộ trang phục của Đức Mẹ đồng trinh. Lapis lazuli đã từng đắt hơn cả vàng! 

Chi tiết vạt áo của Đức mẹ trong Lễ báo tin của Jan van Eyck.

Lapis lazuli dùng để chế tác lông mày pharaoh Ai Cập Tutankhamun

“Cô gái đeo hoa tai ngọc trai,” của Johannes Vermeer, 1665

Ngày nay, trái với nhiều loại màu vẽ đã mờ đi theo năm tháng và môi trường không thuận lợi, lapis lazuli vẫn giữ được màu thẫm và độ sáng hiếm có, khiến nó trở thành một công cụ không thể thiếu của những người làm nhiệm vụ khôi phục các tác phẩm hội họa bị hư hại. Màu xanh da trời cũng được coi là màu sắc hộ mệnh có khả năng xua đuổi ma quỷ, cộng thêm tư tưởng trọng nam khinh nữ là lý do trẻ em trai thường mặc đồ màu xanh (cho đến tận ngày nay). Ngược lại, trẻ em nữ thường mặc đồ màu đen cho đến thời Trung Cổ.

5. Màu tím hoàng gia, ai cũng biết nhưng không biết tại sao:

Đã bao giờ bạn nghe cụm từ “born in the purple” chưa? Nghĩa của nó cũng hơi giống như biểu cảm “sinh ra với chiếc thìa bạc trong miệng vậy”, song còn cao quý hơn nữa. Từ thời Byzantine, màu tím đã là màu của hoàng gia, chỉ riêng hoàng gia mới được sử dụng, giống như áo hoàng bào vậy. Một đứa trẻ có dòng máu hoàng tộc khi mới sinh sẽ được quấn trong vải vóc màu tím, nên gọi là “born in the purple” là vậy.

Không phải sắc tím nào cũng được coi là danh giá, chỉ có một sắc tím duy nhất được gọi là Tyrian purple mà thôi, tên của nó lấy từ thành Tyre, nơi sinh của nàng Europa – mẹ của châu Âu trong thần thoại Hy Lạp. Theo truyền thuyết, anh hùng Heracles (hay Héc-quin) chính là người phát hiện ra màu tím này khi… dắt chó đi dạo. Chú chó hăm hở gặm những con sên trên bờ biển khiến mồm trở nên tím sẫm (giống học sinh Việt Nam gặm bút mực vậy) Loại sên này, Bolinus brandaris,  chính là nguyên liệu để chế thuốc nhuộm tím huyền thoại.

“Heracles tìm ra thuốc nhuộm tím,” của Peter Paul Rubens, 1636

Hoàng đế Justinian đệ nhất mặc đồ tím Tyrian, tranh khảm mosaic lấy từ cung điện ở San Vitale, Ravenna, Ý

Truyền thuyết là vậy, nhưng đến thời La Mã vua chúa mới bắt đầu cuồng màu tím. Màu tím Tyrian được ưa chuộng không những vì sự sang trọng, nhất là khi được “mix đồ” với vàng, mà còn vì tính chất đặc biệt: càng mặc lâu càng đẹp rực rỡ. Nhiều tài liệu còn lại từ thời La Mã có miêu tả kỹ lưỡng tính chất, cách thu hoạch, chế biến loại màu nhuộm hoàng gia này. Giá của nó thì khỏi phải nói: một cân thuốc nhuộm có giá bằng sáu năm lương một người thợ La Mã! Sau khi đế chế La Mã sụp đổ, các triều đại sau đó từ Charlemagne cho đến nữ hoàng Catherine đệ Nhị vẫn không ngừng ưu ái màu tím, mặc dù cách chế tạo màu tím chuẩn Tyrian đã bị thất lạc cho đến tận thế kỷ 20. Các giám mục Thiên Chúa cũng chọn màu tím làm màu lễ phục chính thức.

Chân dung vua George, cha của nữ hoàng Anh hiện giờ.

Chia sẻ: Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter Chia sẻ lên Google Chia sẻ lên yahoo Chia sẻ lên LinkHay.com Chia sẻ lên Zing Gửi bình luận In trang này

Ý kiến - Thảo luận

Click here to cancel reply.

Họ tên

Email

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Úi, làm việc thiện mà sao hung dữ vậy Art House Cine?

PHƯƠNG LINH: Chắc chắn anh đã hiểu sai ý tôi

NGUYỄN PHƯƠNG LINH

Đọc bài về “Fury”, tức khí bàn tiếp chuyện xe tăng

Gấu H

Bài đã đăng

  • Vicente Blanco Mosquera: vẽ chuyện gì mà vui thế? - . (21/03/2024)
  • Gazan Fathi Ghaben: sinh trong lều và ra đi uất ức trong lều - Từ Hyperallergic (29/02/2024)
  • Robert Ryman: trắng tự nhiên nên dừng rất đúng lúc - Từ The New York Times (09/01/2024)
  • Daniel Lind-Ramos: nghệ thuật như một củ hành lộng lẫy - Soi dịch (28/08/2023)
  • Tác phẩm bị ăn vì người xem bị đói - Pug dịch từ CNN (03/05/2023)
  • Xóa hết graffiti trong đường hầm: kẻ ngỡ ngàng, người nhẹ nhõm - Soi tổng hợp và dịch (29/01/2023)
  • Tsukioka Yoshitoshi (bài 4): Người tài máu me và sa đọa - Candid (02/08/2022)
  • Artemisia Gentileschi (bài 3): Tài năng xuất chúng suýt bị lãng quên - Willow Wằn Wại (07/07/2022)
  • Artemisia Gentileschi (bài 2): Cắt đầu Holofermes phải cần thêm cô hầu gái - Willow Wằn Wại (24/06/2022)
  • Artemisia Gentileschi (bài 1): Vì sao lại vẽ Judith cắt đầu Holofermes? - Willow Wằn Wại (21/06/2022)

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

  • Diệu Ngọc: miễn cưỡng diệt dục, sư chả phải sư, tục không phải tụcNana - 2024-03-07: Bài phân tích rất hay, nhưng dẫn chứng Diệu Ngọc đỏ mặt khi gặp Bảo Ngọc vốn là do Cao Ngạc viết. Thiết nghĩ, nếu là cụ Tào Tuyết Cần thì cụ sẽ viết tinh tế hơn nhiều, không mô tả cô Diệu Ngọc đến mức "toạc móng heo" như Cao Ngạc. Mình thấy nếu dựa vào những chi tiết trong 80 hồi gốc thôi cũng đủ thuyết phục rồi....
  • Hoang mang trong vườn địa đàngVũ Nguyên Bùi - 2024-02-22: không hiểu sao ông này lôi cả phụ nữ mang bầu vào làm mẫu ảnh, cơ mà tôi thấy khá ấn tượng:)))...
  • “Giáo hoàng của thời trang nam” (bài 1): rơi xuống địa ngụclui - 2024-01-03: Trời ơi hay quá. Đề tài trại tập trung luôn cuốn hút mình dù đã xem bao nhiêu phim rồi nhưng đọc vẫn thấy rất khủng khiếp. Sẽ tìm hết các sách mà mọi người đã giới thiệu để đọc. Cảm ơn tác giả và các bạn....

» Xem tiếp

Nhiếp ảnh

Người đẹp ngủ trong nhà máy: cái nhìn trân trọng của Christopher Payne

Vây quanh chúng ta là bao nhiêu thứ tinh xảo, khéo léo, thông minh, đến nỗi ta thờ ơi, coi là đương nhiên.

Xem tiếp

  • Các tác phẩm trong Triển lãm Summer Fest 2024 – Volume 3 (Phần 2)
  • Các tác phẩm trong Triển lãm Summer Fest 2024 – Volume 3
Facebook: Soi Contact us: soihouse@yahoo.com.vn
Developed & Maintained by Oxygen

Từ khóa » Các Màu Cơ Bản Trong Hội Họa