Mẫu Văn Bản Thỏa Thuận Hợp Tác Làm Việc 2022 Mới Nhất

Mục lục bài viết

Toggle
  • Văn bản thỏa thuận hợp tác làm việc là gì?
  • Nội dung của văn bản thỏa thuận hợp tác làm việc
  • Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hiện nay, trong quan hệ lao động tồn tại các chủ thể khác nhau, từ đó xuất hiện nhiều hình thức ghi nhận mối quan hệ giữa hai bên chủ thể này. Phổ biến là hợp đồng lao động. Tuy nhiên, bên cạnh hợp đồng lao động thì tồn tại những văn bản thỏa thuận hợp tác làm việc.

Văn bản thỏa thuận hợp tác làm việc là gì? có lẽ đây là câu hỏi mà nhiều người đang băn khoăn. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến nội dung mẫu văn bản thỏa thuận hợp tác làm việc.

Văn bản thỏa thuận hợp tác làm việc là gì?

Văn bản thỏa thuận hợp tác làm việc là một dạng hợp đồng hợp tác, nhiên mục đích của nó là các bên cùng nhau tham gia thỏa thuận về việc cùng nhau làm việc, cùng nhau thực hiện một công việc, hoặc một dự án. Cùng với đó các bên cùng nhau thỏa thuận về việc chia lợi nhuận cho nhau khi hoàn thành công việc đồng thời chịu mọi trách nhiệm liên quan đến công việc như đã thỏa thuận trong văn bản.

Định nghĩa trên suy ra từ căn cứ theo Điều 504 Bộ luật Dân sự quy định:

1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.

Văn bản thỏa thuận hợp tác làm việc là một tài liệu định nghĩa các điều khoản và điều kiện về cách thức hợp tác giữa hai hoặc nhiều bên trong một dự án hoặc một mối quan hệ kinh doanh. Thỏa thuận này thường được sử dụng để đảm bảo rằng các bên có cùng mục tiêu và hiểu rõ trách nhiệm của mình trong quá trình hợp tác.

Văn bản thỏa thuận hợp tác làm việc có thể bao gồm các mục như:

Mô tả các nhiệm vụ và trách nhiệm của từng bên trong quá trình hợp tác

Định rõ mục tiêu và kết quả mà các bên mong muốn đạt được từ hợp tác

Thời gian và điều kiện về quá trình hợp tác

Quy định về việc chia sẻ thông tin, tài liệu và tài sản

Quy định về phân chia chi phí và lợi ích từ hợp tác

Quy định về việc giải quyết tranh chấp và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hợp tác.

Một văn bản thỏa thuận hợp tác làm việc thường được ký kết sau khi các bên đã thảo luận và đồng ý về các điều khoản và điều kiện. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi người trong quá trình hợp tác đều hiểu rõ các trách nhiệm của mình và sẽ làm việc để đạt được mục tiêu chung.

Nội dung của văn bản thỏa thuận hợp tác làm việc

văn bản thỏa thuận hợp tác làm việc có bản chất là hợp đồng hợp tác nên các nội dung trong văn bản thường có những nội dung như sau:

– Mục đích, thời hạn hợp tác;

– Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân

– Tài sản đóng góp, nếu có;

– Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;

– Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;

– Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;

– Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;

– Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;

– Điều kiện chấm dứt hợp tác.

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Số:     /2023/HĐHTKT/

CÁC CĂN CỨ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

– Căn cứ Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

– Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

– Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

– Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

– Căn cứ các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến bất động sản và kinh doanh bất động sản đã được ban hành;

– Căn cứ nhu cầu hợp tác chiến lược và lâu dài của các bên;

BÊN A:

Đại diện:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Mã số doanh nghiệp:

Điện thoại:

Tài khoản số: … tại Ngân hàng …….

BÊN B:

Đại diện:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Mã số doanh nghiệp:

Điện thoại: 

Tài khoản số: … tại Ngân hàng …….

CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG

Sau khi bàn bạc thỏa thuận, Hai bên thống nhất cùng ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh liên quan đến việc góp vốn đầu tư kinh doanh tại Công ty…………., địa chỉ:

Để phân định một cách rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong việc cùng hợp tác kinh doanh, các bên cùng thống nhất và ký kết hợp đồng với các điều khoản sau:

ĐIỀU 1. NỘI DUNG HỢP TÁC

1.1. Hai bên thỏa thuận hợp tác kinh doanh theo nguyên tắc góp vốn, kinh doanh nhằm mục đích phân chia lợi nhuận mà không hình thành pháp nhân mới theo Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

ĐIỀU 2. GÓP VỐN VÀ PHƯƠNG THỨC GÓP VỐN

2.1. Góp vốn

2.2. Quản lý vốn kinh doanh:

Ví dụ : Việc quản lý vốn kinh doanh sẽ được thực hiện thông qua một tài khoản riêng do hai bên thống nhất mở tại một ngân hàng để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động kinh doanh.

2.3. Thời hạn hợp tác kinh doanh: …… năm; Từ ngày ..… tháng ..… năm ….. đến ngày ..… tháng ….. năm …..;

ĐIỀU 3. PHÂN CHIA LỢI NHUẬN

ĐIỀU 4. QUẢN LÝ VÀ HOẠCH TOÁN CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ 

Ví dụ:  Toàn bộ các chi phí kinh doanh sẽ được bên A thống kê và thông báo bằng văn bản cho bên B.

ĐIỀU 5. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CÁC BÊN

5.1. Trách nhiệm và quyền hạn của Bên A 

5.2. Trách nhiệm và quyền hạn của Bên B

ĐIỀU 6. QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN

Hai Bên thống nhất rằng, các tài sản được mua, bán bằng vốn góp chung của hai bên là tài sản chung. Trong trường hợp hợp đồng này chấm dứt trước thời hạn, tài sản phải được thanh lý, số tiền thu được từ thanh lý tài sản sau khi đã trừ đi các khoản công nợ phải trả và nộp ngân sách nhà nước (nếu có) sẽ được phân chia theo tỷ lệ thực tế hai Bên góp vốn tính đến thời điểm Hợp đồng chấm dứt.

ĐIỀU 8. ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG

8.1. Trong trường hợp xảy ra các sự kiện bao gồm không chỉ hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, chiến tranh, bạo loạn, cấm vận, bao vây, dịch bệnh hoặc các hạn chế khác của chính phủ và các sự kiện bất khả kháng khác, là những sự kiện xảy ra sau thời điểm ký kết Hợp đồng này mà các Bên không có khả năng dự đoán, kiểm soát và ngăn chặn.

8.2. Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, Bên kia chậm nhất thông báo bằng văn bản cho Bên còn lại để khắc phục và tìm ra cách giải quyết.

8.3. Bên yêu cầu được miễn thực hiện nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng phải thông báo cho bên kia về hiện trạng của sự kiện bất khả kháng định kỳ mười (10) ngày một lần và sẽ thông báo cho Bên kia sự kiện bất khả kháng kết thúc.

ĐIỀU 9. VI PHẠT VÀ PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG

9.1. Trừ trường hợp bất khả kháng, nếu một Bên không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng và không khắc phục vi phạm đó trong vòng ba mươi (30) ngày sau khi nhận được thông báo của Bên kia về vi phạm đó, Bên vi phạm sẽ bị coi là đã vi phạm Hợp đồng này.

9.2. Trong trường hợp có bất kỳ sự vi phạm các quy định của Hợp đồng này mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 10. ĐIỀU KHOẢN BẢO MẬT VÀ LUẬT ĐIỀU CHỈNH

10.1. Hợp đồng này được điều chỉnh và giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

10.2. Các bên có trách nhiệm giữ gìn bí mật thông tin liên quan đến bất kỳ khía cạnh nào về hoạt động kinh doanh của bên kia, về nội dung bản Hợp đồng này. Các thông tin này không được tiết lộ cho Bên thứ ba nếu chưa được sự đồng ý của bên còn lại.

10.3. Trường hợp các cơ quan quản lý có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật một cách hợp pháp thì trách nhiệm bảo mật sẽ không áp dụng trong trường hợp này.

ĐIỀU 11. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

11.1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh, tranh chấp các Bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn cách giải quyết bằng thương lượng hòa giải.

11.2. Trong trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa tranh chấp ra Tòa án nhân dân quận Hà Đông để giải quyết theo quy định hiện hành. 

11.3. Trong quá trình giải quyết tranh chấp các Bên sẽ tuân thủ tất cả các điều khoản khác không liên quan đến tranh chấp của Hợp đồng này.

ĐIỀU 12. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

12.1. Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng trong các trường hợp dưới đây:

– Khi hai bên có thỏa thuận sửa đổi, bổ sung Hợp đồng;

– Khi cần thay đổi phương thức đầu tư kinh doanh;

– Khi cần thay đổi số lượng, thành phần góp vốn của các Bên;

– Việc sửa đổi bổ sung hợp đồng phải được sự đồng ý của hai bên và lập thành phụ lục Hợp Đồng. Phụ lục là một phần không thể tách rời của hợp đồng.

12.2. Chấm dứt Hợp đồng 

– Hợp đồng này sẽ chấm dứt trong những trường hợp sau mà không bên nào phải bồi thường thiệt hại:

+ Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng;

+ Các bên đồng ý bằng văn bản để chấm dứt Hợp Đồng hoặc thanh lý hợp đồng trước thời hạn; hoặc/và

+ Hợp đồng vô hiệu do lỗi của hai bên;

+ Trường hợp bất khả kháng theo Hợp đồng và quy định của pháp luật;

Tải (Download) Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh

Download Tại Đây

Trên đây là những nội dung mà Luật Hoàng Phi muốn chi sẻ đến bạn đọc liên quan đến vấn đề mẫu văn bản thỏa thuận hợp tác làm việc? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan quý khách có thể liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp.

Từ khóa » Form Thỏa Thuận Hợp Tác