Mẫu Văn Bản Thỏa Thuận Phân Chia Tài Sản đồng Sở Hữu

     Thoả thuận phân chia tài sản sở hữu chung là một văn bản hoặc hợp đồng được các bên thỏa thuận để xác định cách phân chia tài sản khi có một mối quan hệ sở hữu chung chấm dứt. Để tạo ra một thoả thuận phân chia tài sản sở hữu chung hợp lý và công bằng, thường cần sự tư vấn từ luật sư hoặc chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Dưới đây, công ty Luật Toàn Quốc xin cung cấp cho quý khách hàng mẫu văn bản thoả thuận chia tài sản sở hữu chung theo đúng quy định của pháp luật.

1. Văn bản thoả thuận phân chia tài sản đồng sở hữu là gì?

     Tài sản đồng sở hữu hay còn gọi là tài sản thuộc sở hữu chung là tài sản mà quyền sở hữu thuộc về nhiều người chứ không phải thuộc về riêng một cá nhân nào. Khi những người đồng sở hữu muốn phân chia tài sản để tách riêng quyền sở hữu của từng người thì phải lập một văn bản ghi nhận về việc đó, đó chính là văn bản thỏa thuận phân chia tài sản đồng sở hữu.

     Từ đó có thể hiểu văn bản thỏa thuận phân chia tài sản đồng sở hữu là văn bản được dùng để ghi lại sự thỏa thuận của những người có quyền trong việc phân chia một khối tài sản thuộc quyền sở hữu chung của tất cả những người đó.

2. Mẫu văn bản thoả thuận phân chia tài sản đồng sở hữu được quy định ở đâu?

     Hiện nay, các chế định về quyền sở hữu chung đối với tài sản, về việc phân chia tài sản là tài sản chung của các đồng sở hữu được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015.

     Tuy nhiên, về mẫu văn bản thỏa thuận hiện chưa được quy định trong bất cứ văn bản quy định nào của pháp luật. Các biểu mẫu văn bản thường do các văn phòng công chứng soạn thảo đối với trường hợp văn bản thỏa thuận phân chia tài sản phải được công chứng/ chứng thực hoặc do các tổ chức hành nghề luật sư soạn thảo.

phân chia tài sản

3. Mẫu văn bản thoả thuận phân chia tài sản đồng sở hữu do công ty Luật Toàn Quốc soạn thảo

      Bạn có thể tham khảo mẫu văn bản dưới đây và chỉnh sửa cho phù hợp với trường hợp cụ thể của mình:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

VĂN BẢN THỎA THUẬN

     Hôm nay, ngày …./…./….., tại ……………………………………………….. – Chúng tôi gồm:

     Bên thứ nhất (sau đây còn gọi là bên A): Ông (Bà)…………., sinh năm….., mang chứng minh nhân dân số………do ………..cấp ngày …./…../….., đăng ký hộ khẩu thường trú tại:……………………………………………………………………………….

     Bên thứ hai (sau đây còn gọi là bên B): Ông (Bà)…………., sinh năm….., mang chứng minh nhân dân số………do ………..cấp ngày …./…../….., đăng ký hộ khẩu thường trú tại:……………………………………………………………………………….

    Chúng tôi là đồng sở hữu khối tài sản là quyền sở hữu/ sử dụng toàn bộ ngôi nhà và thửa đất tại: thửa đất số…, tờ bản đồ số…….., địa chỉ:……………….. – theo “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” số………..; Số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:………………….do…………..cấp ngày…../…../…..; Chi tiết về tài sản được thể hiện cụ thể trong……………..nêu trên.

      Chúng tôi tự nguyện lập văn bản thỏa thuận này theo những nội dung cụ thể dưới đây:

...

     Quý khách hàng vui lòng tải file sau để có toàn bộ nội dung của văn bản thoả thuận:

>>> Mẫu văn bản thoả thuận phân chia TS đồng sở hữu 

4. Hỏi đáp về văn bản thoả thuận phân chia tài sản đồng sở hữu

Câu hỏi 1. Chủ thể nào có quyền yêu cầu phân chia tài sản đồng sở hữu?

     Khoản 1 Điều 219 Bộ luật dân sự 2015 quy định rằng "Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung".

     Như vậy, mỗi đồng sở hữu chung đều có quyền yêu cầu phân chia tài sản và quyền này chỉ bị hạn chế trong trường hợp đã có sự thỏa thuận trước đó của các chủ sở hữu chung về thời hạn được phân chia. Thời hạn duy trì tài sản chung có thể xác định bằng một khoảng thời gian hoặc bằng một sự kiện cụ thể.

Câu hỏi 2. Phân biệt khái niệm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất?

  • Sở hữu chung theo phần (Điều 209 Bộ luật dân sự năm 2015): Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Sở hữu chung hợp nhất (Điều 210 Bộ luật dân sự năm 2015): Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

Câu hỏi 3. Trong những trường hợp nào thì sở hữu chung chấm dứt?

     Sở hữu chung chấm dứt trong trường hợp sau đây theo quy định tại Điều 220 Bộ luật dân sự 2015:

  • Tài sản chung đã được chia.
  • Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung.
  • Tài sản chung không còn.
  • Trường hợp khác theo quy định của luật

     Bài viết liên quan: 

  • Dịch vụ soạn thảo hợp đồng
  • Những lưu ý khi mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung
  • Đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản chung theo quy định của pháp luật
  • Quy định của BLDS về sở hữu chung và các loại sở hữu chung
  • Thực hiện tách thửa đất đồng sở hữu như thế nào?

     Để được tư vấn chi tiết về mẫu văn bản thoả thuận phân chia tài sản đồng sở hữu, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Trần Bảo Ngọc

Từ khóa » Giấy Thỏa Thuận Cho đất