Máu Vận Chuyển CO 2 Từ Mô đến Phổi - YHOCTRUCTUYEN.COM

CHỨC NĂNG VẬN CHUYỂN KHÍ CỦA MÁU

►Máu vận chuyển O2 từ phổi đến mô

►Máu vận chuyển CO2 từ mô đến phổi

1. Các dạng CO2

Dạng hoà tan: chiếm 9% . Với phân áp CO2 trong máu tĩnh mạch khoảng 46 mmHg có 0,3 ml CO2 /100 ml máu, là dạng trao đổi trực tiếp giữa máu với phổi và với các mô.

Dạng kết hợp: có ba dạng

- Kết hợp với hemoglobin trong hồng cầu (chiếm 13%). CO2 gắn với -NH2 của 2 chuỗi beta, alpha theo phản ứng sau:

Hb + CO2          HbCO2 (carbaminohemoglobin) CO2 có hệ số khuếch tán lớn gấp 20 lần so với oxy do đó dù chỉ chênh lệch phân áp rất thấp cũng dễ dàng được khuếch tán vào phổi để thải ra ngoài.

- Kết hợp với muối kiềm (chiếm 78% ) dạng bicarbonat

CO2 +H2O CA       H2CO3              H+ +HCO3¯ > huyết tương: HCO3¯ + Na+ > NaHCO3 CA: enzym carbonic anhydrase trong hồng cầu trong huyết tương phản ứng chậm hơn khoảng 5000 lần vì có rất ít enzym CA.  

- Kết hợp với protein huyết tương (chiếm một tỷ lệ rất ít) theo phản ứng carbamit

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự vận chuyển CO2 của máu

Phân áp CO2: tăng sẽ làm tăng nồng độ và mức độ vận chuyển CO2 của máu.

Phân áp oxy: tăng trong máu, oxy sẽ gắn với hemoglobin làm giảm ái lực của hemoglobin với CO2 do đó làm giảm sự vận chuyển CO2 (hiệu ứng Haldane). Hiện tượng Hamburger: Hiện tượng Hamburger là sự di chuyển ion HCO3¯ và Cl¯ giữa hồng cầu và huyết tương ở phổi và mô

CO2 mô > huyết tương > hồng cầu: CO2 + H2O nhờ CA H2CO3  > H+ + HCO3¯   H+ + Hb  > HHb  HCO3¯  khuếch tán thuận hóa ra huyết tương đổi chỗ cho Cl¯ từ huyết tương vào hồng cầu nhờ protein mang bicarbonat – clorua  để lập lại thăng bằng điện tích.

Ý nghĩa: Khi CO2 vào huyết tương dưới dạng HCO3¯ thì Cl¯ vào hồng cầu, làm tăng NaHCO3 huyết tương, máu tăng vận chuyển CO2.  

Sự thay đổi của pH: Trong máu, CO2 tồn tại dưới dạng H2CO3 và BHCO3 (bicarbonat). Bình thường tỷ lệ  không thay đổi nên pH ổn định. Khi một acid mạnh vào máu sẽ phản ứng với các bicarbonat tạo thành H2CO3 . H2CO3¯ dễ phân ly thành H2O và CO2, CO2 được đưa ra ngoài qua phổi. Khi một kiềm mạnh vào máu, nó phản ứng với H2CO3 tạo thành kiềm yếu hơn, lượng CO2 thở ra sẽ giảm đi.

3. Máu vận chuyển CO2 từ mô đến phổi

Tại mô, do chênh lệch phân áp, CO2 khuyếch tán từ dịch kẽ > huyết tương dưới dạng hoà tan > hồng cầu. Một phần kết hợp với Hb  > HbCO2 , phần lớn kết hợp với H2O dưới tác dụng enzym CA > H+ + HCO3¯ . HCO3¯ khuyếch tán từ hồng cầu ra huyết tương kết hợp với protein và các muối kiềm.

Tại phổi, các quá trình xảy ra theo chiều ngược lại. Nồng độ CO2 trong máu giảm, máu trở thành máu động mạch có nồng độ oxy cao và nồng độ CO2 thấp.

4. Tổng kết

Tại phổi: - Ở phổi phân áp O2 cao, sự bão hòa oxy của Hb đạt 98% Khi Hb bão hòa oxy, ái lực của Hb với CO2 giảm. Hiện tượng gắn O2 với Hb làm tăng tốc độ thải CO2 (hiệu ứng Haldane)

- Tại mô: Nồng độ CO2 cao khuếch tán nhanh vào hồng cầu

Ion HCO3¯  trao đổi ngược chiều với ion Cl¯ Sự tương tác giữa H+ và ái lực của Hb với O 2 gọi là hiệu ứng Bohr, với sự tạo ra H+ , việc nhận CO2 tăng tốc độ nhường O2

O2 được vận chuyển theo hai cách: hòa tan trong huyết tương và gắn với hemoglobin. Sự bão hòa O2  của Hb phụ thuộc vào pO2, pCO2, pH, BPG, nhiệt độ. CO2 được vận chuyển theo ba cách: hòa tan trong huyết tương, gắn với Hb, dạng HCO3¯. Hiện tượng gắn O2 với Hb làm tăng tốc độ phân ly CO2 (hiệu ứng Haldane). Tăng vận chuyển CO2 vào hồng cầu, tăng tạo ion H+ làm giảm ái lực của Hb với O2 tăng tốc độ nhường O2 cho mô gọi là hiệu ứng Bohr.

Từ khóa » Hiệu ứng Bohr