Máy Chiếu Là Gì? Cấu Tạo Của Máy Chiếu Kỹ Thuật Số (Projector)

Máy chiếu (Projector) là một thiết bị đầu ra xuất hình ảnh, video từ máy tính, đầu phát phim và chiếu hình ảnh đó lên một mặt phẳng như phông nền, tường, màn chiếu. Máy chiếu được phân làm 3 loại chính dưa trên nội dung đầu vào bao gồm: Máy chiếu ảnh tĩnh, Máy chiếu ảnh động, Máy chiếu thời gian thực.

Danh mục nội dung

Toggle
  • Chiếc máy chiếu đầu tiên được phát minh khi nào?
  • Ứng dụng của máy chiếu trong cuộc sống
  • Các loại công nghệ máy chiếu
    • Máy chiếu công nghệ 3LCD là gì?
    • Máy chiếu công nghệ DLP là gì?
  • Các thông số kỹ thuật của máy chiếu
    • Cường độ sáng máy chiếu là gì?
    • Độ phân giải máy chiếu là gì?
    • Độ tương phản máy chiếu là gì?
    • Tuổi thọ máy chiếu là gì?

Chiếc máy chiếu đầu tiên được phát minh khi nào?

Máy chiếu ngày xưa được gọi là “Máy đèn chiếu” nó chỉ sử dụng để chiếu phim tĩnh, hình ảnh không chuyển động. Máy đèn chiếu có cấu tạo khá đơn giản bảo gồm: ống kính, hệ thống lấy nét hình ảnh, nguồn sáng, ngăn lắp phim và quạt làm mát. Phim ngày xưa là các tấm ảnh rời được kết nối với nhau dạng slide ảnh.

Slide máy chiếu hay Slide projector
Hình ảnh Slide máy chiếu hay Slide projector

Theo từ điển Oxford Advanced Learner 8th máy chiếu được phân làm 2 loại là slide projector và data projector. Với slide projector sử dụng các tấm phim rời chiếu từng hình ảnh lên và cho nó chạy liên tục để tạo nên cảnh phim. Còn với data projector nó chiếu nội dung đã được mã hóa từ máy vi tính như hình ảnh, video, phim.

Người đầu tiên sáng chế ra máy chiếu là nhà phát minh David Hansen. Chiếc máy chiếu đầu tiên của nhân loại được tạo ra vào ngày 11 tháng 5 năm 1965. Còn chiếc máy chiếu kỹ thuật số mà chúng ta đang sử dụng ngày nay nó được tạo ra bởi Gene Dolgoff vào năm 1984. Tuy nhiên ông đã đưa ra ý tưởng tạo ra máy chiếu kỹ thuật số vào năm 1968.

Hướng dẫn: Dùng điện thoại làm máy chiếu xem phim tại nhà

Ứng dụng của máy chiếu trong cuộc sống

Trước kia các sản phẩm máy chiếu thường là hàng xách tay, dự án nên rất ít bắt gặp trong đời sống hằng ngày. Ở thời điểm hiện tại máy chiếu được sử dụng phổ biến do giá thành máy chiếu rẻ hơn, dễ tiếp cận với người dùng gia đình. Dưới đây là các công dụng phổ biến của máy chiếu:

  • Sử dụng máy chiếu để thuyết trình, hội họp, trình chiếu PowerPoint.
  • Sử dụng máy chiếu dạy học, trình chiếu bài giảng, video giáo dục.
  • Sử dụng xem phim tại gia đình, kinh doanh rạp phim chuyên nghiệp.
  • Demo giới thiệu sản phẩm tại các trung tâm hội nghị, trung tâm thương mại.
  • Trình diễn nghệ thuật trên sân khấu, biểu diễn 3d Mapping.
  • Sử dụng chiếu bóng đá màn hình lớn tại các quán cafe, nhà hàng.
Lắp máy chiếu Optoma PX390 dùng dạy học tại Trường tiểu học Võng La
Hình ảnh ứng dụng máy chiếu trong phục vụ giảng dạy

Các loại công nghệ máy chiếu

Máy chiếu được phát triển dựa trên 2 công nghệ xử lý hình ảnh chính là công nghệ DLP và công nghệ 3LCD. Đại diện cho công nghệ 3LCD là các sản phẩm máy chiếu Panasonic, Sony, Epson. Đại diện cho công nghệ DLP là máy chiếu Optoma, ViewSonic, BenQ.

Đọc thêm: Một bộ máy chiếu bóng đá bao gồm những gì?

Máy chiếu công nghệ 3LCD là gì?

Công nghệ 3LCD được phát triển và cải tiến bởi công ty Epson Nhật Bản vào những năm 1980. Công nghệ 3LCD của Epson được cấp phép sử dụng trong máy chiếu lần đầu tiên vào năm 1988. Tháng 1 năm 1989, Epson ra mắt máy chiếu 3LCD đầu tiên của mình với tên model là VPJ-700. Đến nay, đã có khoảng 40 thương hiệu máy chiếu khác nhau trên toàn thế giới đã áp dụng công nghệ 3LCD cho sản phẩm của họ. Cái tên máy chiếu công nghệ 3LCD được lấy tên từ ba tấm nền LCD được sử dụng trong công cụ tạo hình ảnh của máy chiếu.

Cấu tạo của máy chiếu công nghệ 3LCD

Nguyên lý hoạt động của máy chiếu công nghệ 3LCD là tách ánh sáng trắng từ đèn chiếu thành ba màu cơ bản là đỏ, lục và lam bằng cách truyền ánh sáng đèn qua các cụm phản xạ / bộ lọc lưỡng sắc. Bằng cách này, ánh sáng trắng được chia thành ba chùm màu cơ bản và mỗi chùm được hướng tới, sau đó đi qua bảng điều khiển LCD.

Ba tấm LCD máy chiếu là các phần tử nhận tín hiệu điện tử để tạo ra hình ảnh được chiếu. Sau khi ánh sáng màu được lọc qua màn hình LCD, các chùm tia được kết hợp lại trong một lăng kính lưỡng sắc tạo thành hình ảnh cuối cùng sau đó được phản xạ qua thấu kính và chiếu lên hình ảnh hoàn chỉnh.

Máy chiếu công nghệ DLP là gì?

DLP (Digital Light Processing) tạm dịch là xử lý ánh sáng kỹ thuật số, là một bộ chipset dựa trên công nghệ cơ điện tử vi quang học sử dụng thiết bị micromirror kỹ thuật số. Nó được phát triển vào năm 1987 bởi Larry Hornbeck của Texas Instruments . Máy chiếu dựa trên DLP đầu tiên được giới thiệu bởi Digital Projection Ltd vào năm 1997. DLP được sử dụng trong nhiều ứng dụng hiển thị khác nhau từ màn hình tĩnh truyền thống đến màn hình tương tác.

Cấu tạo của máy chiếu công nghệ DLP

Hầu hết các sản phẩm máy chiếu công nghệ DLP phổ thông hiện nay là loại một chip. Trong máy chiếu có một chip DLP, màu sắc được tạo ra bằng cách đặt bánh xe màu giữa đèn trắng và chip DLP tạo ra các màu cơ bản. Chip DLP được đồng bộ hóa với chuyển động quay của bánh xe màu hiển thị tuần tự với tỷ lệ đủ cao để người quan sát thấy một hình ảnh “đủ màu” tổng hợp.

Xem thêm: Máy chiếu gần là gì? Kinh nghiệm chọn mua máy chiếu gần tốt

Các thông số kỹ thuật của máy chiếu

Thông số hay cấu hình là các thông tin mà người dùng thường quan tâm nhất khi lựa chọn máy chiếu. Các thông số cơ bản của máy chiếu bao gồm:

Cường độ sáng máy chiếu là gì?

Là thông số thể hiện mức độ sáng của máy chiếu, cường độ sáng càng cao thì hình ảnh chiếu lên càng sáng rõ. Nó được đo bằng đơn vị là Ansi lumens. Lumen là một đơn vị đo quang thông, đo lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng, điển hình là bóng đèn của máy chiếu. Ansi lumen thật ra là lumen nhưng đó được gọi theo tiêu chuẩn hóa do công ty ANSI ở Hoa Kỳ đặt ra.

Tham khảo: Top máy chiếu độ sáng cao giá rẻ bán chạy nhất hiện nay

Độ phân giải máy chiếu là gì?

Độ phân giải chính là tổng số điểm chiều ngang x số điểm ảnh chiều dọc. Một hình ảnh chiếu lên từ máy chiếu là tổng hợp của rất nhiều điểm ảnh nhỏ li ti gọi là pixel được xếp sát nhau. Thông thường khi mua máy chiếu chúng ta sẽ thấy có 2 loại độ phân giải là độ phân giải thực và độ phân giải nén.

  • Độ phân giải thực hạy còn gọi độ phân giải vật lý của máy chiếu. Phản ánh số lượng điểm ảnh thực tế có trên 3 tấm LCD đối với máy chiếu công nghệ 3LCD, hay trên chip DMD đối với máy chiếu công nghệ DLP.
  • Độ phân giải nén hay độ phân giải tối đa mà nguồn tín hiệu đưa vào máy chiếu. Đảm bảo rằng máy chiếu vẫn hiểu được nguồn tín hiệu này. Máy chiếu sẽ tự động nén, cắt giảm số lượng điểm ảnh có trên nguồn tín hiệu để phù hợp với độ phân giải vật lý của máy chiếu đó. Sau cùng là hình ảnh được chiếu lên có chất lượng tốt nhất.

Các độ phân giải phổ biến hiện nay: SVGA, XGA, WXGA, HD, Full HD, WUXGA, 4K, 8K.

Độ tương phản máy chiếu là gì?

Là sự chênh lệch giữa màu sáng nhất và màu tối nhất. Ví dụ độ tương phản 5000:1 có nghĩa là màu trắng nhất sáng hơn 5000 lần so với màu đen nhất. Độ tương phản càng cao thì hình ảnh chiếu lên càng trung thực và bắt mắt. Các tông màu tối mịn hơn, đậm hơn và nhìn trung thực hơn.

Tuổi thọ máy chiếu là gì?

Thật ra máy chiếu không có tuổi thọ mà tuổi thọ nằm ở bóng đèn máy chiếu. Bóng đèn chiếu hiện nay được sử dụng phổ biến là đèn Halogen hay còn gọi là đèn sợi đốt. Sau một thời gian dài sử dụng các sợi đốt sẽ bị hỏng do hết tuổi thọ. Khi đó bạn cần phải thay thế bóng đèn chiếu mới.

Bóng đèn máy chiếu Promethean PRM-30A giá rẻ hàng nhập khẩu

Với những chia sẻ trên VNPC hy vọng đã giải đáp được phần nào cho bạn câu hỏi “máy chiếu là gì?”. Giúp cho người dùng hiểu được nguyên lý hoạt động và cấu tạo cơ bản của một chiếc máy chiếu.

Đánh giá bài viết

Từ khóa » Cấu Tạo Cách Sử Dụng Máy Chiếu đa Vật Thể