Máy điện Thoại ấn Phím để Bàn.ppt (Bài Giảng Thiết Bị Và Cáp Viễn ...
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Bài giảng Thiết bị và cáp viễn thông - Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn ppt 105 4 MB 7 182 4.9 ( 21 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Bài giảng Thiết bị và cáp viễn thông Thiết bị và cáp viễn thông Cấu trúc số điện thoại quốc tế Máy điện thoại từ thạch Máy điện thoại cộng điện chức năng máy điện thoại
Nội dung
THIẾT BỊ VÀ CÁP VIỄN THÔNG BÀI 1: MÁY ĐIỆN THOẠI ẤN PHÍM ĐỂ BÀN 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 1 Giới thiệu cách ghi số điện thoại Về cấu trúc số điện thoại quốc tế theo khuyến nghị E.164 của ITU-T bao gồm mã quốc gia, mã vùng, số máy điện thoại. Số máy điện thoại gồm có mã trung kế và số thuê bao. Số thuê bao là 4 chữ số cuối cùng của số máy điện thoại. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 2 Giới thiệu cách ghi số điện thoại Như vậy là với số máy điện thoại có 6 chữ số thì mã trung kế là 2 chữ số đầu, với số máy điện thoại có 7 chữ số thì mã trung kế là 3 chữ số đầu, với số máy điện thoại có 8 chữ số thì mã trung kế là 4 chữ số đầu. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 3 Giới thiệu cách ghi số điện thoại Ví dụ: (84)(8)3840-5790 (84)(90)988-8605 Theo hãng Microsoft thì nên ghi là: ÐT: (84)(8)3866-2924 Fax: (84)(8)3866-2900 ÐTDÐ: (84)(91)395-2929 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 4 1/. LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI 1.1/. Lịch sử - Máy điện thoại ra đời vào 07/03/1876. Alexander Graham Bell – người Mỹ (3/3/1847 – 2/8/1922 ) 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 5 1/. LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN THOẠI 1.2/. Sự phát triển Tương ứng với từng thế hệ tổng đài, các loại máy điện thoại lần lượt được ra đời. Dù có những đặc điểm khác nhau và có sự cải tiến, nhưng nhìn chung các máy điện thoại có thể được phân chia ra thành những loại sau đây: a/. Máy điện thoại từ thạch 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 6 a/. Máy điện thoại từ thạch Máy được sử dụng tương ứng với hệ thống tổng đài nhân công từ thạch. Nó được trang bị bộ nguồn một chiều để cung cấp dòng đàm thoại, và Magnetor quay tay, tạo ra dòng rung chuông xoay chiều khi gọi đến điện thoại viên. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 7 a/. Máy điện thoại từ thạch 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 8 b/. Máy điện thoại cộng điện Máy được sử dụng tương ứng với hệ thống tổng đài nhân công cộng điện. Nguồn dòng đàm thoại cũng như dòng rung chuông là do tổng đài cung cấp nên máy không có trang bị bộ nguồn một chiều và Magnetor như ở máy từ thạch. Hai loại máy điện thoại trên đây là nhân công, vì hệ thống tổng đài kết nối là loại nhân công. Với hệ thống tổng đài tự động, máy điện thoại sử dụng cần đến bộ phận quay số gọi là máy điện thoại tự động. Nhóm này được phân thành loại cơ điện và điện tử. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 9 b/. Máy điện thoại cộng điện 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 10 c/. Máy điện thoại cơ điện Kết cấu loại máy này đơn giản, sử dụng đĩa quay số bằng cơ khí. Nó đảm nhiệm một số chức năng tóm tắt sau đây: - Đàm thoại (nói và nghe); - Quay số ở chế độ xung; - Phát chuông (cơ điện). 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 11 c/. Máy điện thoại cơ điện 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 12 d/. Máy điện thoại điện tử Kết cấu loại máy này đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào đặc điểm sử dụng của mỗi loại. Sử dụng bàn phím ấn số thay thế cho đĩa quay số cơ khí. Máy điện thoại điện tử có thể phân thành các nhóm sau đây: (1) Điện thoại thông thường: Dùng bàn phím ấn, quay số ở dạng xung hay DTMF, phát chuông điện tử (đơn âm hay đa âm), mạch điện bán dẫn (rời và tích hợp), quay lại số sau cùng, lấy lại âm hiệu mời quay số bằng nút ấn, bộ nhớ số điện thoại, đàm thoại không dùng tổ hợp, mạch điện đơn giản. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 13 (1) Điện thoại thông thường 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 14 d/. Máy điện thoại điện tử (2) Máy điện thoại có màn hình tinh thể lỏng: Ngoài các đặc điểm của máy thông thường còn có thêm chức năng: hiển thị thời gian (giờ, phút, giây), thời gian đàm thoại, số thuê bao gọi, các trạng thái khi sử dụng, …, mạch điện tương đối phức tạp. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 15 (3) Máy điện thoại vô tuyến (Cordless phone): Có thể có hay không có màn hình và các đặc điểm chức năng khác: bộ nhớ số điện thoại, mất nguồn điện lưới vẫn sử dụng, máy chủ có hay không có bàn phím, …. Mạch điện loại máy này phức tạp. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 16 (3) Máy điện thoại vô tuyến (Cordless phone): 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 17 2/. CHỨC NĂNG MÁY ĐIỆN THOẠI Các loại máy điện thoại có những tính năng sử dụng khác nhau, đặc điểm khác nhau, nhưng nhìn chung nó phải đảm bảo các chức năng yêu cầu sau đây: - Đáp ứng của tổng đài khi thuê bao nhấc máy. - Nhận báo hiệu chấp nhận của tổng đài bằng việc nghe âm hiệu mời quay số. - Gởi số bị gọi đến tổng đài dưới dạng xung thập phân hay lưỡng âm đa tần (DTMF). 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 18 2/. CHỨC NĂNG MÁY ĐIỆN THOẠI - Nhận biết trạng thái cuộc gọi (đối phương đang rung chuông hay bận). - Thông báo có cuộc gọi đến (rung chuông). - Chuyển tín hiệu tiếng nói sang tín hiệu điện để truyền đi. - Chuyển tín hiệu điện nhận được sang tín hiệu tiếng nói. - Tự động điều chỉnh sự thay đổi của nguồn cung cấp. - Báo cho tổng đàiBàibiết khi kết thúc đàm thoại. 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 05/02/22 19 3/. KẾT NỐI MÁY ĐIỆN THOẠI VỚI TỔNG ĐÀI Các máy điện thoại được kết nối đến tổng đài bằng đường dây 2 dây gọi là mạch vòng thuê bao. Cặp dây này có một dây là T (Tip) và dây còn lại là R (Ring). 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 20 3/. KẾT NỐI MÁY ĐIỆN THOẠI VỚI TỔNG ĐÀI 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 21 3/. KẾT NỐI MÁY ĐIỆN THOẠI VỚI TỔNG ĐÀI Mỗi máy điện thoại được kết nối đến tổng đài gồm thiết bị chuyển mạch, báo hiệu và các nguồn cung cấp dòng điện hoạt động bằng mạch vòng thuê bao. Mạch vòng thuê bao có hai dây được gọi là dây T (Tip) và dây R (Ring). Hình vẽ trên là một mạch điện đơn giản mô tả sự kết nối giữa máy điện thoại và tổng đài bằng mạch vòng thuê bao. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 22 3/. KẾT NỐI MÁY ĐIỆN THOẠI VỚI TỔNG ĐÀI Quá trình hoạt động của mạch điện tóm tắt theo trình tự bảy bước như sau: 1. Xuất phát cuộc gọi 2. Gởi số đến tổng đài 3. Kết nối 4. Rung chuông thuê bao bị gọi 5. Trả lời cuộc gọi 6. Đàm thoại 7. Kết thúc đàm thoại. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 23 4/. SƠ ĐỒ KHỐI MÁY ĐIỆN THOẠI CỔ ĐIỂN 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 24 a/. Mạch vòng thuê bao Kết nối từ máy điện thoại đến mạch giao tiếp đường dây thuê bao của tổng đài bằng đường dây hai sợi. Khi mạch vòng kín có dòng điện một chiều khoảng từ 20 mA đến100 mA chạy qua, các tín hiệu trao đổi giữa tổng đài và máy điện thoại được truyền trên đó. Nguồn tạo ra dòng vòng do mạch giao tiếp cung cấp và được gọi là điện áp đường dây. Thông thường điện áp này khoảng – 48 VDC. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 25 b/. Chuông Đối với máy điện thoại cổ điển bộ chuông là loại cơ điện. Mạch chuông nhận điện áp rung chuông xoay chiều từ 75V đến 85V, 200mA, ở tần số khoảng 20Hz và thông thường có nhịp 2 giây có 4 giây không từ tổng đài để tạo ra âm thanh. Cần chú ý mạch chuông luôn được mắc song song với đường dây hai dây để sẵn sàng nhận dòng chuông khi tổng đài gởi đến và bị cách ly điện áp đường dây bởi tụ điện. Việc ngưng cấp điện áp chuông ngay khi thuê bao bị gọi nhấc máy là do điều khiển ở phía tổng đài, các tiếp điểm tổ hợp không tham gia vào chức năng này. Khi thuê bao nhấc máy, tiếp điểm tổ hợp làm cách ly mạch chuông ra khỏi đường dây là để phục vụ cho nhiệm vụ khác. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 26 c/. Tiếp điểm tổ hợp - Gác máy (On-Hook) Ngoài mạch chuông ra, tất cả các mạch điện còn lại trong sơ đồ khối trên hình vẽ bị cách ly khỏi đường dây bởi các tiếp điểm tổ hợp mở. Vị trí này được gọi là gác máy (On-Hook). Không có dòng DC (trừ dòng rò) đi qua mạch vòng thuê bao, trở kháng DC của mạch vòng vào khoảng 20 KΩ. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 27 - Nhấc máy (Off-Hook) Khi nhấc tổ hợp thiết lập cuộc gọi, các tiếp điểm tổ hợp đóng lại. Vị trí này gọi là nhấc máy (OffHook). Dòng DC theo mạch vòng đi qua máy điện thoại và Relay đường dây tại tổng đài hoạt động và báo cho tổng đài biết thuê bao đã nhấc máy. Điện trở mạch vòng lúc này nhỏ hơn 2 KΩ. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 28 Ví dụ: Sơ đồ mạch đơn giản máy cổ điển 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 29 Ví dụ: Sơ đồ mạch đơn giản máy cổ điển Khi thuê bao nhấc máy S1, S2 đóng lại, dòng DC từ (+) 48 VDC → R1 → cuộn dây Relay → cuộn B của biến áp TR → dây T → S2 → dây a qua mạch Hybrid → dây b → S3 → S1 → dây R → cuộn A của biến áp TR → (-) 48VDC. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 30 d/. Quay số xung (Pulse) Quay số xung được thực hiện bằng một đĩa quay số. Dạng xung quay số như sau: 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 31 d/. Quay số xung (Pulse) - Thời gian gửi đi một chu kỳ xung là 100ms (thời gian không có dòng là 62ms, có dòng là 38ms). - Số 0 có 10 chu kỳ xung, số 9 có 9 chu kỳ xung, …, số 1 có 1 chu kỳ xung. - Khoảng thời gian nghỉ giữa 2 loạt xung (2 số quay) – IDP (Inter Digit Pause) là từ 100ms đến 1200ms, thông thường là 700ms. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 32 d/. Quay số xung (Pulse) Thời gian để phát xung khi quay số có thể áp dụng công thức sau đây : TXung = (số xung × 100) + (n-1) × TIDP Trong đó : số xung (Tổng số xung của số quay); n= số con số quay; TIDP = 700 ms 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 33 d/. Quay số xung (Pulse) Ví dụ : Quay số: 822-0416 Tổng số xung = 8+2+2+10+4+1+6 = 33 xung n=7 Vậy: TXung = (33×100)+(7-1)×700 = 7,5 s 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 34 e/. Quay số lưỡng âm đa tần (DTMF) Một số máy điện thoại sử dụng phương pháp quay số lưỡng âm đa tần (DTMF-Dual Tone Multifrequency). Phương pháp này chỉ áp dụng được khi ở tổng đài có trang bị bộ xử lý các âm hiệu. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 35 e/. Quay số lưỡng âm đa tần (DTMF) 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 36 e/. Quay số lưỡng âm đa tần (DTMF) Bàn phím ấn được tổ chức gồm 3 cột và 4 hàng tổ hợp nên 12 trạng thái khác nhau tương ứng dùng cho 12 nút ấn (10 nút số từ 1, 2, …, 0 và nút *, nút #). Mỗi trạng thái tổ hợp gồm tần số của cột và tần số của hàng. Các giá trị tần số theo tiêu chuẩn qui định được trình bày qua hình vẽ. Khi một nút số được ấn kích hoạt mạch điện tử tạo ra hai tần số thuộc cột và hàng tương ứng số ấn, ví dụ khi ấn số 5 phát ra tần số 1336Hz và 770Hz. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 37 e/. Quay số lưỡng âm đa tần (DTMF) Quay số bằng DTMF nhanh hơn so với quay số bằng xung. Khi quay số bằng DTMF, thời gian để phát hiện bất kỳ một tín hiệu DTMF là 50ms, và khoảng thời gian giữa hai số là 50ms. Như vậy thời gian toàn bộ để gởi một chữ số bất kỳ dạng DTMF là 100ms. Có thể áp dụng công thức sau đây để tính thời gian quay số bằng DTMF: TDTMF = (Số chữ số × 50ms) + (n-1) x TThời gian nghỉ giữa hai số quay 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 38 e/. Quay số lưỡng âm đa tần (DTMF) Ví dụ : Quay số 822-0416; n = 7 Vậy: TDTMF = (7×50)+(7-1)×50 = 650ms = 0,65s 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 39 f/. Chống tiếng keng và khóa mạch thoại Trong khi quay số, tiếp điểm cò xung đóng mở ngắt dòng điện mạch vòng nên tạo ra các gai điện áp cao. Các gai điện áp cao này có thể đi vào mạch chuông và mạch thoại gây ra tiếng kêu leng keng trên chuông và tiếng nhịp xung trên ống nghe. Các gai điện áp có biên độ lớn (điện áp lớn) và tức thời dễ gây ra hư hỏng cho mạch điện. Để có thể ngăn cản các gai điện áp này cần có các mạch điện chức năng: mạch chống tiếng keng và mạch khóa mạch thoại. Nguyên lý hoạt động của hai mạch chức năng này được trình bày như sau: 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 40 f/. Chống tiếng keng và khóa mạch thoại 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 41 f/. Chống tiếng keng và khóa mạch thoại Khi đĩa quay số quay, các tiếp điểm S5 và S6 đóng lại làm nối tắt mạch thoại nên các gai điện áp cao không thể đi vào mạch thoại gây ra hư hỏng và tiếng nhịp xung trên ống nghe. Trong mạch điện này tụ C ngoài chức năng liên lạc tín hiệu chuông còn làm chức năng dập tắt tia lửa sinh ra do tiếp điểm cò xung đóng mở. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 42 g/. Bù trừ chiều dài mạch vòng Trường hợp mạch vòng đóng thì điện trở của máy điện thoại thường khoảng 400 Ω. Điện trở này bao gồm điện trở của ống nói RTR và điện trở của phần còn lại máy điện thoại RINT . Nếu gọi RL là điện trở của đường dây 2 dây thì nó sẽ thay đổi khi chiều dài vòng dây thay đổi và RB là điện trở cân bằng trong tổng đài nhưng để đơn giản tính toán chọn RB = 0. Khi đó dòng điện mạch vòng được xác định theo định luật Ohm bằng công thức như sau: 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 43 g/. Bù trừ chiều dài mạch vòng Tổng điện trở RTR + RINT + RL tăng lên khi cự ly từ máy điện thoại đến tổng đài tăng lên làm cho dòng điện mạch vòng nhỏ đi. Khi đó sự biến thiên của RTR so với tổng trở này là nhỏ. Vì vậy với cùng một âm lượng ngõ vào, sự biến thiên của dòng điện mạch vòng cũng trở nên nhỏ đi khi cự ly tăng lên. Đây là nguyên làm cho mức tín hiệu thu nhỏ tại máy điện thoại bị gọi. Điều này không mong muốn do đó các phương pháp để có thể tự động bù trừ chiều dài mạch vòng đã được đưa ra. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 44 h/. Cuộn Hybrid Chức năng Hybrid dùng làm giao tiếp giữa mạch điện 2 dây và 4 dây, giúp cho cho máy điện thoại hoạt động 2 chiều. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 45 k/. Phát - Bao gồm thiết bị thu là Micro và mạch khuếch đại phát. - Mạch khuếch đại phát có nhiệm vụ, nhận tín hiệu thoại từ Micro và khuếch đại lên có biên độ đủ lớn để phát lên đường dây. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 46 i/. Thu - Bao gồm thiết bị phát là Speaker và mạch khuếch đại thu. - Mạch khuếch đại thu có nhiệm vụ nhận tín hiệu thoại từ đường dây và khuếch đại lên có biên độ đủ lớn để phát ra loa. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 47 m/. Mạch cân bằng - Ổn định điện áp cung cấp cho máy khi đường dây thuê bao ở xa tổng đài. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 48 5/. SƠ ĐỒ KHỐI MÁY ĐIỆN THOẠI ĐIỆN TỬ 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 49 5.1/. Mạch bảo vệ quá áp T Mạch nguồn R 05/02/22 Mạch chuông Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 50 5.1/. Mạch bảo vệ quá áp Nguyên lý hoạt động - Bảo vệ cho máy khi có điện áp cao trên đường dây thuê bao, ví dụ: sấm sét, chập dây điện lực. - Bảo vệ bằng cách chập mạch, cách ly các mạch của máy điện thoại ra. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 51 5.2/. Cầu diode chống sai cực 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 52 5.2/. Mạch báo chuông 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 53 Các loại tín hiệu trong sử dụng điện thoại bàn 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 54 Nguyên lý hoạt động của mạch chuông Tín hiệu báo chuông có dạng sóng sin, phát ra ở tần số thấp (25Hz), nhưng có biên độ lớn, thường khoảng 90V, nó cho phát trong 2 s và ngừng trong 4s. Tín hiệu dạng sin này khi vào điện thoại bàn, qua tụ liên lạc C1 (105), qua điện trở hạn dòng với R1 (4.7K), được cho nắn dòng với cầu 4 diode D5...D8, rồi nạp vào tụ C2 (10uF), ở đây người ta dùng diode zener D9 để ghim áp và ổn định mức áp ở 28V và dùng mức áp DC này để cấp cho ic chuông ML8205, ic này sẽ phát ra tín hiệu báo Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn chuông. 05/02/22 55 Nguyên lý hoạt động của mạch chuông IC ML8205 có 8 chân, trong IC có 2 mạch dao động, một cho làm việc ở tần số thấp và một khác cho làm việc ở tần số cao, công dụng của các chân này như sau: * Chân 1 nối vào đường nguồn 28V, chân 5 cho nối masse. * Chân 3, 4 mắc điện trở R3 (2.2M) và tụ C3 (393) dùng xác định tần số của mạch dao động tần thấp. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 56 Nguyên lý hoạt động của mạch chuông * Chân 6, 7 mắc điện trở R4 (180K) và tụ C4 (682) dùng xác định tần số của mạch dao động tần cao * Chân 2 mắc điện trở R4 (15K) dùng chỉnh điệu dáng bao hình của tín hiệu chuông. * Chân 8 là ngã ra, tín hiệu ra cho kích thích một loa chuông loại gốm, ở đây dùng khóa điện 4 chấu với các 3 chấu riêng cho gắn điện trở R90 (39K), R91 (3.9K) để điều chỉnh mức âm lượng của loa chuông. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 57 Nguyên lý hoạt động của mạch chuông Ghi chú: Nếu muốn có tín hiệu tiếng chuông của cùng một hiệu máy nghe khác nhau, Bạn có thể thay đổi các điện trở và tụ điện trên các chân 3, 4 và 6,7 . 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 58 5.4/. Mạch thu phát thoại 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 59 5.4/. Mạch thu phát thoại 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 60 Nguyên lý hoạt động của mạch thu phát thoại * Khi chưa nhấc tay thoại, khóa điện SW1 kín và SW2 hở, lúc này nếu tổng đài gửi tín hiệu chuông đến điện thoại, tín hiệu chuông sẽ kích chạy mạch báo chuông và không vào mạch thoại. Nếu SW2 không hở, tín hiệu chuông có biên cao có thể sẽ làm hư mạch thoại. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 61 Nguyên lý hoạt động của mạch thu phát thoại * Khi Bạn nhấc tay thoại lên, tiếp điện lá kim SW 1 sẽ cho hở mạch để cắt tín hiệu thoại không cho vào mach chuông và SW2 sẽ kín, lúc này mạch thoại sẽ cho nối với tổng đài, và cùng lúc mạch thoại được cấp nguồn. Bạn đã có thể nói và nghe với điện thoại bên kia vì đã kết nối với máy Bạn. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 62 Nguyên lý hoạt động của mạch thu phát thoại Nếu Bạn nói vào ống nói (microphone), tín hiệu âm thoại sẽ qua tụ liên lạc C10 (0.1uF) và qua 2 transistor khuếch đại Q7, Q8, nó làm biến đổi dòng điện chảy trong mạch thoại, tác động này sẽ được nhận ở bên máy điện thoại bên kia, nó sẽ được khuếch đại và xuất hiện ở Loa, người bên kia sẽ nghe tiếng nói của Bạn. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 63 Nguyên lý hoạt động của mạch thu phát thoại Ngược lai, khi bên kia nói vào microphone, tín hiệu cũng gây biến đổi dòng điện trong mạch thoại, tín hiệu này qua biến áp T2 và xuất hiện ở ống nghe (loa), Bạn sẽ nghe được âm thoại của máy bên kia gửi đến. Trong mạch dùng 2 diode D17, D18 để hạn biên, hạn định biên độ tín hiệu trên loa. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 64 Nguyên lý hoạt động của mạch thu phát thoại Về mặt điều khiển: Lúc này D11 sẽ thông và cấp nguồn dương cho IC bàn phím trên chân số 1. Ở đây người ta dùng diode zener DZ3 để ghim áp và dùng tụ hóa lớn C6 (470uF) để lọc nguồn, làm tăng độ ổn định nguồn và tạo khả năng cấp dòng điện đủ lớn cho tải. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 65 Nguyên lý hoạt động của mạch thu phát thoại 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 66 5.5/. Mạch phát số 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 67 Nhấc máy thực hiện cuộc gọi 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 68 Nguyên lý hoạt động của mạch phát số Trong điện thoại bàn luôn có 1 ic bàn phím (ở đây dùng ic bàn phím W91312), nó làm việc với tần số 3.58MHz định theo thạch anh trên chân 7, 8. Công dụng của ic bàn phím là dùng phát tín hiệu nhận dạng các phím số, nó còn lưu giữ các số điện thoại và điều hành các tiện ích khác cho điện thoại bàn nữa. Chúng ta hãy nói chức năng nhận dạng phím số: 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 69 Nguyên lý hoạt động của mạch phát số Có 2 dạng tín hiệu dùng báo cho tổng đài biết phím số mà Bạn đang nhấn xuống Cách 1: Dùng xung Pulse. Để dùng dạng phím số cổ điển này, Bạn hãy gạc nút mode qua vị trí Pulse, lúc này tổng đài sẽ ghi nhận phím số mà Bạn nhấn bằng số xung mà ic bàn phím sẽ cho gửi về tồng đài (mỗi xung sẽ làm ngắt mạch 1 lần). Cách 2: Dùng tín hiệu song tần Tone (DTMF). Để dùng tín hiệu song âm tần nhận dạng phím số, Bạn phải gạc nút mode qua vị trí Tone. Lúc này ic bàn phím sẽ gửi tín hiệu song âm tần của mỗi phím về tổng đài. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 70 Nguyên lý hoạt động của mạch phát số 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 71 Nguyên lý hoạt động của mạch phát số Giả định Bạn đặt nút mode ở vị trí Pulse. Lúc này, khi Bạn nhấc tay thoại lên, tiếp điểm lá kim đổi vị trí (Bạn xem hình), vậy nguồn điện DC của tổng đài sẽ cung cấp cho mạch điện bàn phím, lúc này Q201 được phân cực với R205 (1M) cho dẫn điện, vậy đường nguồn âm đã qua Q201 cho nối với đườg masse. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 72 Nguyên lý hoạt động của mạch phát số Do chân 13 của ic bàn phím ở mức áp cao nên Q206 tắt và Q203 cũng tắt. Và nếu lúc này Bạn nhấn phím số 5, mức áp trên chân 13 sẽ xuống mức áp thấp, làm cho Q206 dẫn điện và Q203 sẽ bão hòa, nó làm ngưng dẫn Q201, nghĩa là nguồn bị cắt mạch, điều này tương ứng với một xung tín hiệu gửi về tồng đài, do Bạn nhấn phím số 5, nên nó sẽ ngắt Q201 đến 5 lần, nhận được tín hiệu này tổng đài sẽ giải mã và biết là Bạn đã nhấn phím số 5. Vậy nếu Bạn nhấn phím số 2, nguồn sẽ bị cho ngắt 2 lần và nếu Bạn nhấn phím số 0, nguồn sẽ bị cho ngắt 10 lần, đó là cách mà tổng đài nhận dạng phím số theo mode xung. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 73 Nguyên lý hoạt động của mạch phát số Giả định Bạn đặt nút mode ở vị trí Tone. Ở mode Tone, mỗi phím số ứng với 2 tần số dạng sin, một tần số thấp và một có tần số cao. Do vậy tín hiệu này gọi là tín hiệu song âm tần. Khi Bạn nhấn một phím số, một cặp tần số (nghe được) sẽ được cho xuất trên chân số 8 của ic bàn phím, nó sẽ qua các tầng khuếch đại trong IC101 và rồi ra trên chân số 1, theo đường Line điện thoại để gửi về tổng đài, nhận được tín hiệu này, qua khâu giải mã tổng đài sẽ biết Bạn đã nhấn phím số mấy trên bàn phím số. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 74 Nguyên lý hoạt động của mạch phát số Để tín hiệu này không xuất hiện trên ống nghe của phone Bạn, ic bàn phím cũng sẽ xuất xung làm câm (muting) cho ra trên chân số 2, qua điện trở giảm dòng R213 và đến chân số 16 của IC101. Sau đây là bảng ghi các tín hiệu song âm tần (DTMF) tương ứng với các phím số: 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 75 Nguyên lý hoạt động của mạch phát số 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 76 5.6/. Giới thiệu một số sơ đồ tiêu biểu 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 77 5.6/. Giới thiệu một số sơ đồ tiêu biểu 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 78 5.6/. Giới thiệu một số sơ đồ tiêu biểu 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 79 5.6/. Giới thiệu một số sơ đồ tiêu biểu 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 80 5.6/. Giới thiệu một số sơ đồ tiêu biểu 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 81 6/. Chức năng các phím trên điện thoại - HANDSET (tổ hợp): Tay thoại. - Công tắc gạt RINGER: Dùng để chọn âm lượng chuông. → OFF: Cắt chuông. →LOW: Tiếng chuông nhỏ. → MID: Tiếng chuông vừa. →HI: Tiếng chuông to nhất. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 82 6/. Chức năng các phím trên điện thoại - Công tắc gạt P/T: Dùng định phương thức gửi số về tổng đài. →Vị trí P: Quay số dạng xung (Pulse) → Vị trí T: Quay số dạng Tone (DTMF) - HS= HOOK SWITCH (khóa tổ hợp): Công tắc này được điều khiển bởi việc nhấc đặt tổ hợp để nối hay cắt cuộc đàm thoại. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 83 6/. Chức năng các phím trên điện thoại -Các phím đánh số từ 0-9: Dùng để quay số thuê bao và dùng gọi mã số cho các dịch vụ. - Phím * và # : Dùng để khai thác các dịch vụ của tổng đài. Một số máy còn thiết kế sử dụng phím * để thay đổi chế độ quay số từ Pulse sang Tone tạm thời trong một lần gọi. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 84 6/. Chức năng các phím trên điện thoại - REDIAL: Dùng để quay lại số thuê bao vừa gọi trước đó. Có loại máy lưu được số trong lần gọi trước đó từ 2→3 giờ, có loại nhớ không thời hạn nếu không tháo đường dây line ra khỏi máy điện thoại. - HOLD: Dùng giữ đường dây thuê bao khi Handset đã gác. - FLASH : Dùng để thay thế thao tác nhấc đặt Handset một cách nhanh chóng. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 85 6/. Chức năng các phím trên điện thoại -PAUSE: Phím này hầu như không có tác dụng đối với thuê bao nằm trong mạng tổng đài Bưu điện. Nó chỉ có tác dụng đối với thuê bao thuộc tổng đài nội bộ dùng để chiếm trung kế khi gọi. - TONE = P/T: Dùng để chuyển đổi nhanh phương thức quay số. Khi công tắc gạt bên hông máy (hoặc dưới máy) để ở Pulse mà khi nhấc Hanset lên ta lại muốn quay số theo dạng Tone thì nhấn phím P/T trước khi quay số. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 86 6/. Chức năng các phím trên điện thoại - MEMORY = STORE: Dùng để lưu trữ những số thuê bao hay gọi nhất vào trong bộ nhớ. Việc lưu trữ này tùy thuộc từng loại máy (có tài liệu hướng dẫn của hãng sản xuất). Khi muốn gọi số thuê bao bằng phím nhớ ta nhấc Handset, nghe âm hiệu mời quay số rồi ấn phím đại diện cho số thuê bao đã ghi thì toàn bộ số thuê bao máy sẽ tự động gởi đi. Việc xóa số nhớ cũng tùy từng loại máy, thông thường dùng 2 cách sau: Xóa bằng phím CLEAR và xóa bằng cách nhớ đè. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 87 6/. Chức năng các phím trên điện thoại - SPK= SP.PHONE= SP.SPEAKER: Phím này thay cho việc nhấc Handset, ta có thể không cần nhấc Handset mà ấn phím này để đàm thoại bằng micro và loa gắn trong máy (không đàm thoại bằng Handset). Kết thúc đàm thoại ta ấn phím này một lần nữa giống như đặt Handset xuống cắt máy khỏi đường dây. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 88 6/. Chức năng các phím trên điện thoại - MUTE: Khi ấn phím này máy sẽ cắt tiếng nói, chỉ nghe thôi. Để khôi phục lại nói, ấn phím MUTE một lần nữa. Phím này được dùng khi ta không muốn cho người đầu dây bên kia nghe cuộc trao đổi với người bên cạnh. - TIME: Dùng để chỉnh giờ cho máy, phím này chỉ có ở máy có màn hình hiển thị. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 89 6/. Chức năng các phím trên điện thoại - PROGRAMME: Chỉ có trong các máy có màn hình hiển thị dùng để lập trình cho máy như lưu trữ số thuê bao, chỉnh giờ, … - VOLUME: Dùng để chỉnh âm lượng loa. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 90 Máy điện thoại SINOCA 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 91 Tác dụng của một số linh kiện chính trong máy điện thoại SINOCA - Diode Zener ZNR1 được mắc vào đường dây thuê bao L1/L2, chúng làm nhiệm vụ chống quá áp trong các trường hợp đường dây thuê bao bị chập, chạm đường dây điện lực. - Cầu Diode D1-D4: Làm nhiệm vụ nắn dòng chuông để cung cấp cho mạch tạo dòng chuông. - Cầu Diode D6-D9: Làm nhiệm vụ chống đảo cực. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 92 Tác dụng của một số linh kiện chính trong máy điện thoại SINOCA - Transistor Q1: Làm nhiệm vụ phát xung thập phân. - Transistor Q2: Làm nhiệm vụ đệm phát xung. - Transistor Q3: Thông báo tình trạng nhấc đặt tổ hợp. - Transistor Q4: Làm nhiệm vụ khuếch đại âm hiệu. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 93 Tác dụng của một số linh kiện chính trong máy điện thoại SINOCA - Transistor Q5: Làm nhiệm vụ khuếch đại phía đầu nghe. - Transistor Q 6, Q7: Làm nhiệm vụ khuếch đại phía đầu nói. - Transistor Q8, Q9, Q10: Làm nhiệm vụ giữ (hold). - Transistor IC1: IC Làm nhiệm vụ phát xung số. - Transistor IC2: IC Làm nhiệm vụ chuông. - Transistor IC3: IC Làm nhiệm vụ phát nhạc khi ấn nút hold. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 94 Nguyên lý hoạt động Mạch chuông Dòng chuông xoay chiều có tần số từ 20 đến 25Hz, điện áp từ 90 đến 110 Volts từ tổng đài qua đường dây thuê bao đến máy điện thoại. qua ZD5, ZD4, C1 vào cầu nắn D1-D4 cho ra điện áp một chiều qua R1, lọc bởi tụ C2, ổn áp bởi diode Zener ZD1 sau đó cấp nguồn cho IC2 với dương ở chân 1 và âm ở chân 5. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 95 Mạch chuông IC2 hoạt động kết hợp với các tụ C3, C4 các điện trở R2, R3, R4 tạo dao động âm hiệu chuông đưa ra ở chân 8 qua R5 qua khóa Ringer áp vào một má piezo, mass từ chân 5 áp vào má kia của piezo làm phát ra âm chuông. Am thanh chuông được phát ra từ PIEZO, đây chính là một loa áp điện. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 96 Mạch cấp nguồn Khi tổ hợp đã được nhấc, tiếp điểm HS đóng: Dương nguồn từ cầu chống đảo cực qua R10, R14 vào B(Q3) làm Q3 dẫn bão hòa, chân 5 IC xung nối mass báo tổ hợp được nhấc. Đồng thời dương nguồn cùng qua R10, R11 vào B của Q2 làm Q2 dẫn bão hòa → Q1 dẫn bão hòa: Toàn bộ các mạch của máy điện thoại đều được cấp nguồn. Cụ thể như sau: 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 97 Mạch cấp nguồn - Cấp nguồn cho IC xung: Dương nguồn từ cầu chống đảo cực → khóa HS → Q1 → cuộn 3-6, R31, D16 vào chân 11 IC1 mass cấp ở chân 6, 12, 14, 17. - Cấp nguồn ống nói: Dương cầu → EC (Q1) → cuộn 3-6 → R32 → R33//R34 qua ống nói, D17, xuống mass. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 98 Mạch nói Tín hiệu từ ống nói → C32 → B (Q6, Q7) được khuếch đại đưa ra E Q7 qua cuộn 6-3 qua Q1, qua khóa HS , cầu chống đảo cực → đường dây đến máy đối phương. Đồng thời một phần tín hiệu nó cảm ứng qua cuộn 1-5 qua C22, R27, Q5 để đến ống nghe tạo ra một phần hiện tượng trắc âm giúp thuê bao nghe được tiếng nói của chính mình để thuận tiện cho việc điều chỉnh mức độ to nhỏ tiếng nói của mình. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 99 Mạch nghe Tín hiệu thoại từ máy đối phương đến → cầu chống đảo cực, khóa HS, Q1 cuộn 3-2 cảm ứng sang cuộn 1-5 qua C22, R27, BQ5 khuếch đại qua ống nghe xuống mass. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 100 Mạch phát tone (DTMF) Trong trường hợp này khóa P/T ở vị trí T. Khi ấn các phím số trên bàn phím tín hiệu DTMF ra chân 15 đến R20 được Q4 khuếch đại qua EC Q1 đến cầu chống đảo cực đến tổng đài. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 101 Mạch phát xung Trong trường hợp này khóa P/T ở vị trí P. Khi ấn số xung thập phân ra ở chân 18, bình thường ở chân 18 ở mức cao, khi có xung chân này xuống mức thấp, Q2 ngưng dẫn → Q1 ngưng dẫn: Một xung về tổng đài, hết xung chân 18 lên mức cao mạch cấp nguồn dẫn lại, các xung tiếp hoạt động tưong tự cho đến hết. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 102 Mạch diệt click Trong mỗi lần ấn số có xung âm ra ở chân 16 IC xung qua D18 để ngắt mạch khuếch đại nói qua R15 ngắt mạch khuếch đại nghe nhằm diệt tiếng click. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 103 Mạch kiềm giữ khi ấn HOLD Khi đang đàm thoại ta ấn HOLD: Dương nguồn từ cầu chống đảo cực qua HS → khóa HOLD, D22, R45 cấp vào B (Q9) → Q9 bão hòa làm Q8 dẫn bão hòa, nguồn từ dương cầu qua R39, Q8 qua R43 cấp vào B(Q9) đảm bảo Q9 dẫn khi thả phím HOLD, đồng thời dương cũng từ Q8 qua R48, R49 cấp nguồn cho IC3, IC3 hoạt động: Tiếng nhạc phát ra ở chân 3 → C39 → Q8 → cầu chống đảo cực → máy đối phương, mạch HOLD đóng vai trò tải giả giúp kiềm giữ đường dây khi tổ hợp được gác. Khi đàm thoại lại: Ta nhấc tổ hợp mạch HOLD được giải tỏa quá trình đàm thoại lại bắt đầu. 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 104 05/02/22 Bài 1: Máy điện thoại ấn phím để bàn 105 This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.Tìm kiếm
Chủ đề
Tài chính hành vi Hóa học 11 Lý thuyết Dow Bài tiểu luận mẫu Giải phẫu sinh lý Đồ án tốt nghiệp Trắc nghiệm Sinh 12 Đề thi mẫu TOEIC Atlat Địa lí Việt Nam Đơn xin việc Thực hành Excel Mẫu sơ yếu lý lịch adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.
Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web nàyTừ khóa » Sơ đồ Nguyên Lý Mạch điện Thoại Bàn
-
Mạch điện Thoại Bàn - Tài Liệu Text - 123doc
-
[PDF] ĐIỆN THOẠI BÀN
-
Chương IX: ĐIỆN THOẠI BÀN - TailieuXANH
-
Sơ đồ Mạch điện Thoại để Bàn? - Dien Tu Viet Nam
-
Sơ Đồ Mạch Điện Thoại
-
[PDF] Chương 2: Sơ đồ Khối điện Thoại Di động
-
Chương 2: Sơ đồ Khối điện Thoại Di động - SlideShare
-
Chương 3 - Phân Tích Sơ đồ Khối
-
Mạch điện Thoại Cơ Bản Nhất - Hiểu Rõ Trong 5 Phút
-
Mạch Chuông điện Thoại Bàn | Vatgia Hỏi & Đáp
-
Mạch Thông Báo Cuộc Gọi Cho điện Thoại Bàn
-
Sơ đồ Nguyên Tắc Mạch Sạc Pin điện Thoại