Máy đo điện Trở Cách điện - ETECH5S đơn Vị Cung Cấp Chính Hãng

Máy đo điện trở cách điệnlà một loại thiết bị dường như đã rất phổ biến với những người công nhân hoạt động trong lĩnh vực điện, điện tử… Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người đã từng nghe nói tới máy đo điện trở cách điện nhưng không hiểu thiết bị này là gì và chúng có công dụng như thế nào. Sau đây, hãy cùng ETECH5S tìm hiểu những thông tin bổ ích về thiết bị đo điện, điện tử này nhé!

Khái niệm:

Điện trở cách điện là giá trị điện trở đo được của vật liệu cách điện. Hiểu một cách đơn giản, mỗi vật liệu cách điện sẽ có giá trị điện trở riêng thể hiện khả năng ngăn cách điện. Giá trị này càng cao chứng tỏ khả năng cách điện càng tốt và ngược lại.

Tuy nhiên, giá trị này có thể bị thay đổi dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm, yếu tố môi trường và thao tác sai khi sử dụng thiết bị. Chính vì vậy, những thiết bị, máy móc đang sử dụng cần thường xuyên đo đạc và kiểm tra điện trở cách điện để đảm bảo dòng điện không bị rò rỉ gây ra sự cố điện và hỏng hóc nghiêm trọng về người và của.

Máy đo điện trở cách điện là thiết bị thể hiện thông số được đo giữa vỏ động cơ và hai đầu dây ra của chúng. Thông số trên điện trở càng cao càng đồng nghĩa với khả năng an toàn khi sử dụng động cơ, máy móc càng lớn. Điện trở được lắp vào các bảng mạch, động cơ nhằm đo lường và kiểm soát thông số điện áp của mạch điện đó, tạo độ an toàn đáng tin cậy khi người dùng sử dụng động cơ và các thiết bị điện.

Cách sử dụng máy đo điện trở cách điện:

  • Chọn điện áp thí nghiệm trên thiết bị đo về vị trí điện áp thích hợp.
  • Cấp nguồn thí nghiệm trên thiết bị đo về vị trí ON đồng thời theo dõi đồng hồ thời gian.
  • Ghi nhận lại các giá trị điện trở cách điện ở các :thời điểm 15 giây và thời điểm 60 giây hoặc các thời điểm khác sau khi đặt điện áp đo theo yêu cầu của phép đo.
  • Đo cách điện của đối tượng thí nghiệm của máy điện theo quy định:

Cách điện của các phần dẫn điện so với vỏ

Cách điện giữa các phần dẫn điện so với nhau

  • Đối với các máy biến áp lực 110kV khi có yêu cầu thì lấy thêm các giá trị điện trở cách điện tại các thời điểm 1, 2, 3, 4, 5, 5, 7, 8, 9, 10 phút để vẽ đặc tuyến điện trở cách điện theo thời gian và xác định hệ số phân cực.
  • Đối với các, tụ điện, kháng điện : ghi nhận lại các giá trị điện trở cách điện ở các thời điểm 15 giây, 60 giây sau khi đặt điện áp đo theo yêu cầu của phép đo để xác định hệ số hấp thụ.
  • Đối với các máy điện tĩnh, máy điện quay: khi giá trị đo không ổn định thì tạm thời ngừng đo, đấu tắt các đầu cực cuộn dây và đấu đất ít nhất trong 5 phút để xả hoàn toàn các điện tích dư.
  • Sau khi đo xong thì tắt nguồn thí nghiệm, dùng sào tiếp địa để nối đất các đầu cực đối tượng cần thí nghiệm nhằm xả điện tích dư.
  • Đấu nối sơ đồ đo thích hợp với phép đo kế tiếp và tiến hành các bước tương tự để đo và lấy số liệu.
  • Sau khi thực hiện xong tất cả các phép đo trên một đối tượng thiết bị, cần phải vệ sinh thiết bị đo, dọn dẹp và hoàn trả sơ đồ về trạng thái ban đầu.

Một số máy đo điện trở cách điện phổ biến:

1. Đồng hồ đo điện trở cách điện, (Mêgôm mét), KYORITSU 3166 (1000V/2000MΩ)

2. Máy đo điện trở cách điện SmartSensor AR3123 (250V/500V/1000V/2500V, 0 -100GΩ)

3. Máy đo điện trở cách điện SmartSensor AR3125

4. Đồng hồ đo điện trở cách điện, (Mêgôm mét), KYORITSU 3161A(500V/100MΩ)

Từ khóa » đơn Vị đo điện Trở Cách điện