Máy đo đường Huyết Loại Nào Tốt? Giá Máy Bao Nhiêu? Cách Chọn ...
Có thể bạn quan tâm
Theo con số thống kê năm 2021, Việt Nam hiện có tới 3,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Đây là nhóm bệnh không lây nhiễm nhưng không thể chữa khỏi và tỷ lệ biến chứng cao.
Chắc hẳn mỗi người bệnh tiểu đường, thậm chí là cả gia đình của họ đều có hiểu biết rõ về căn bệnh này. Mua máy thử tiểu đường là nhu cầu của nhiều người và để lựa chọn được loại máy đo phù hợp, thường người mua sẽ cần tìm hiểu rất nhiều thông tin xung quanh.
Nội dung dưới đây BookingCare sẽ tổng hợp các thông tin về máy đo tiểu đường và làm sao để lựa chọn được một loại máy đo chất lượng tốt, giá thành phù hợp, có thể sử dụng lâu dài.
Máy đo đường huyết có những loại nào?
Có thể phân chia máy tiểu đường thành các loại khác nhau dựa vào từng nhóm tiêu chí.
Theo cách lấy máu
- Loại máy đo cần lấy máu: Đây là loại máy đo tiểu đường phổ biến, được nhiều người tìm mua bởi sự tiện dụng, sử dụng được cho nhiều đối tượng. Máy sử dụng đơn giản bằng cách dùng bút lấy máu để lấy một giọt máu nhỏ ở vị trí đầu ngón tay và thấm vào đầu que thử trên máy đo tiểu đường.
- Loại máy đo không cần lấy máu: Loại máy đo tiểu đường này mới được phát triển những năm gần đây, phù hợp sử dụng cho người mắc tiểu đường Tuýp 1. Máy hoạt động bằng việc sử dụng đèn hồng ngoại, một dòng điện yếu, nước mắt, nước bọt hay cảm biến dưới da.
Loại máy đo cần lấy máu hiện nay vẫn được các bác sĩ khuyên dùng và cho ra kết quả chính xác hơn. Với loại máy đo tiểu đường không cần lấy máu, sẽ có ưu điểm là máy được kết nối online với các thiết bị khác nên dễ dàng theo dõi kết quả hoặc gửi kết quả cho bác sĩ, nhưng dòng máy này vẫn chưa đạt được độ tin cậy cần thiết.
Hiện tại rất nhiều công ty vẫn đang trong quá trình phát triển và cải thiện máy, mong rằng loại máy này sẽ hiệu quả hơn để mang lại nhiều sự tiện dụng và tiết kiệm được chi phí mua que thử.
Theo chức năng máy
Thông thường, hầu hết các máy đo tiểu đường có chức năng chính là đo chỉ số đường huyết. Bên cạnh đó, có một số máy có các chức năng đo khác như:
- Đo huyết áp
- Đo chỉ số mỡ máu, axit uric...
Các chỉ số đo thêm cũng là những chỉ số cần thiết, tuy nhiên bạn đọc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại máy phù hợp với tình trạng sức khỏe, có thực sự cần loại máy có chức năng đo nhiều chỉ số hay không.
Theo tính tiện dụng
Một số loại máy đo tiểu đường sẽ có thêm các chức năng khác như cổng kết nối smartphone, chức năng tự tính toán kết quả đường huyết trung bình, hay thời gian cho ra kết quả nhanh...
Tóm lại, có nhiều tiêu chí để phân chia loại máy tiểu đường, nhưng có các tiêu chí chính được BookingCare đưa ra trên đây. Tuy có nhiều loại máy nhưng theo BookingCare tìm hiểu, loại máy thử cần lấy máu và có chức năng duy nhất đo chỉ số đường huyết là loại máy được ưu chuộng.
Như vậy, thông qua phần phân loại máy thử đường huyết trên đây của BookingCare, mong rằng bạn đọc phần nào có thể hiểu được về các loại máy đo và đưa ra hướng xem mình nên lựa chọn loại máy đo nào.
Dưới đây, BookingCare sẽ chủ yếu đi sâu vào nội dung máy đo đường huyết cần lấy máu để bạn đọc có thêm thông tin chi tiết về loại máy này.
Kinh nghiệm chọn mua máy đo đường huyết cần lấy máu
Để chọn được máy đo tiểu đường cần lấy máu phù hợp, bạn đọc có thể dựa trên các tiêu chí sau:
Các thông số, tính năng của máy
- Thời gian cho kết quả: Có những máy cho kết quả nhanh trong vòng 3 giây, nhưng cũng có những máy cho kết quả trong vòng vài phút.
- Chức năng máy: Máy có chức năng đo chỉ số đường huyết và máy đa chức năng.
- Sự sẵn có của que thử: Thông thường khi mua máy, mỗi máy sẽ kèm theo sẵn 10 que thử, nên bạn đọc rất nhanh phải mua thêm que thử mới. Đa phần các loại máy chỉ sử dụng được que thử của chính nhà sản xuất đó, nhưng cũng có những loại máy có thể dùng được một số loại que thử khác nhau.
Độ chính xác của máy
Đây có lẽ là thông số được nhiều người quan tâm ngoài giá thành của máy. Để kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường, người bệnh tiểu đường (tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ) cần sử dụng một loại máy đo đường huyết có độ chính xác cao.
Nếu một loại máy có độ chính xác không cao sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe lâu dài, có thể gây hiểu lầm và biến chứng cho người bệnh.
Giá thành của máy và que thử
- Giá thành của que thử: Thực tế là một yếu tố có thể ít người quan tâm tới, nhưng lại khá tốn chi phí đó là que thử. Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính vì vậy cần dùng máy thử lâu dài. Có những loại que thử sẽ có giá thành thấp và ngược lại.
- Giá thành máy: Thông thường máy đo tiểu đường loại này thường có giá trong khoảng 600.000 - 1.500.000đ
Chế độ bảo hành
Thực tế mỗi loại máy có chế độ bảo hành khác nhau được đưa ra bởi nhà sản xuất. Bệnh đái tháo đường đa phần là bệnh mãn tính, loại máy có chế độ bảo hành trọn đời nên được ưu tiên lựa chọn.
Chế độ kiểm chuẩn, hiệu chỉnh máy
Thực tế ít người bệnh để ý đến phần này. Tuy nhiên, với một loại thiết bị y tế tại nhà bất kì (máy đo huyết áp, tiểu đường,...) nên được hiệu chỉnh định kỳ. Bởi sau một thời gian sử dụng, máy đo có thể bị sai lệch so với lúc đầu bởi nhiều yếu tố, nếu không được hiệu chỉnh sẽ dẫn đến sai số trong khi đo, ảnh hưởng tới chính sức khỏe của người bệnh.
Với máy đo đường huyết nếu nhà sản xuất có chế độ hiệu chỉnh máy thuận tiện và phù hợp sẽ tốt hơn. Có thể nhiều bạn đọc muốn mua loại máy xách tay từ nước ngoài, nhưng rất khó găn để gửi bảo hành cũng như kiểm chuẩn, vì vậy nên cân nhắc việc mua máy theo hình thức này.
Thực tế tại Việt Nam đã có rất nhiều loại máy đo được nhập khẩu trực tiếp, vì vậy bạn đọc nên mua máy này và có chế độ hiệu chỉnh rõ ràng để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng.
Địa chỉ mua máy
Hiện tại không ít nơi bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Vì vậy, bạn đọc cần lựa chọn các địa chỉ uy tín, có chế độ bảo hành, giấy bảo hành đầy đủ của hãng sản xuất.
Máy đo đường huyết loại nào tốt? Giá máy bao nhiêu?
Dưới đây BookingCare sẽ tổng hợp một số loại máy đo tiểu đường phổ biến, các đặc điểm của máy, giá máy, tính chất của que thử để bạn đọc tham khảo vào lựa chọn loại máy đo phù hợp.
1. Máy đo đường huyết Accu-chek
Accu-chek là thương hiệu máy thử tiểu đường của tập đoàn Roche, có xuất xứ từ Thụy Sĩ. Hiện hãng có 4 loại máy:
- Accu-chek Active: Bộ nhớ máy lưu được 500 kết quả, có tính năng tính toán giá trị trung bình. Máy đo sẽ phát hiện và báo nếu lượng máu cho vào không đủ và bạn có thể cho thêm giọt máu thứ hai.
- Accu-chek Instant: Dung lượng bộ nhớ 720 kết quả đo và 30 kết quả kiểm chứng; Sử dụng được 4 loại máu bao gồm: máu mao mạch, máu tĩnh mạch, động mạch hoặc máu trẻ sơ sinh. Lưu ý việc xét nghiệm bằng máu tĩnh mạch, động mạch, và máu trẻ sơ sinh chỉ cho phép thực hiện bởi nhân viên y tế.
- Accu-chek Performa: Bộ nhớ có khả năng lưu 500 kết quả; Tính kết quả đường huyết trung bình trong 7, 14, 30 và 90 ngày; Có thể cài đặt Cảnh báo hạ đường huyết.
- Accu-chek Guide: Bộ nhớ có khả năng lưu 500 kết quả; Thử đường huyết trong điều kiện thiếu sáng nhờ màn hình hiển thị sắc nét và có đèn trợ sáng tại cổng đo
Các loại máy Accu-chek đều có thể kết nối kết quả đến Apps của máy để thực hiện phân tích và tổng hợp dữ liệu. Tuy nhiên, hiện tại ứng dụng này chưa hỗ trợ tại khu vực địa lý Việt Nam. Cho nên bạn đọc gần như không thể sử dụng được tính năng này. Tuy nhiên, bạn đọc có thể sử dụng dây cáp kết nối để chuyển dữ liệu lên máy tính.
Đặc điểm nổi bật của máy đo đường huyết Accu-Check
- Có độ chính xác cao, đã được kiểm định
- Thời gian cho kết quả đo là dưới 5 giây
- Dễ sử dụng, không phải cài đặt code cho que thử
- Bộ nhớ lưu trữ lớn, cho phép người dùng xem lại kết quả đo theo thời gian
Que thử của hãng này có giá khoảng 7.000đ/que (que thử 6 điện cực)
Giá máy đo: 1.000.000đ - 1.300.000đ
2. Máy đo đường huyết On Call Plus
Máy đo đường On Call có xuất xứ từ Mỹ, được sản xuất bởi ACON, là thương hiệu chuyên về các thiết bị y tế gia đình, nổi bật phải kể đến như máy đo tiểu đường, kit test nhanh covid Flowflex,...
Hãng có nhiều loại máy đo, tuy nhiên phổ biến và được sử dụng nhiều tại Việt Nam là máy On Call Plus:
- Bộ nhớ 300 kết quả kèm ngày tháng và thời gian đo. Phân biệt kết quả trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn và tính trung bình 7, 14, 30 ngày.
- Que thử 4 điện cực
- Khoảng đo 1.1 – 33.3mmol/L (20 – 600mg/dL)
- Thời gian cho kết quả: trong vòng 5 – 10s
- Giá que thử: 4.500đ/que
- Giá máy: 600.000-800.000đ
Lưu ý rằng bạn cũng cần mua đúng loại que theo model của máy để kết quả đo được chính xác.
3. Máy đo đường huyết Microlife Diarite
Máy đo đường huyết Microlife Diarite có xuất xứ thương hiệu từ Thụy Sĩ. Đây cũng là một trong những thương hiệu quen thuộc với những thiết bị y tế gia đình khác như máy đo SPO2, máy đo huyết áp...
Một số đặc điểm của máy:
- Ngoài chức năng chính là kiểm tra lượng đường trong máu thì DiaRite BGM còn giúp người dùng kiểm tra được mỡ máu (Cholesterol) và Acid Uric (bệnh gút)
- Trả kết quả đo chỉ trong 5 giây.
- Que thử vừa lấy ra khỏi hộp cần được sử dụng ngay. Đóng nắp lọ que thử thật chặt ngay sau khi lấy que thử ra khỏi lọ que và bảo quản các que thử còn lại trong lọ que tránh độ ẩm.
- Giá que thử: 6.000đ/que
- Giá máy: 600.000 - 700.000đ
Hãng hiện tại có duy nhất 1 model máy đo tiểu đường nên bạn đọc không cần quá lo lắng về việc mua nhầm que thử.
4. Máy đo đường huyết GluNEO Lite
Máy thử tiểu dường GluNEO Lite có xuất xứ thương hiệu từ Hàn Quốc. Đây là thương hiệu đến từ nhà máy OSANG Healthcare của Hàn Quốc, sản xuất đa dạng các loại máy cá nhân, tại nhà, thiết bị y tế gia đình.
Các đặc điểm của máy:
- Khoảng đo: 20 - 600 mg/dl
- Hiển thị kết quả sau 5 giây
- Bộ nhớ lưu trữ 365 kết quả
- Có chức năng tự động mã hóa code của que thử
- Giá que thử: 6.500đ/test
- Giá máy: 500.000-600.000đ
Hãng này hiện cũng có một model máy đo tiểu đường nên bạn đọc sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và mua que thử.
5. Máy đo đường huyết One Touch
Loại máy đo này là sản phẩm của công ty nổi tiếng về dược phẩm, thiết bị y tế của Hoa Kỳ - Johnson&Johnson - một trong những công ty hàng đầu về sản xuất vaccin Covid.
Máy đo của hãng này hiện cũng có rất nhiều model. Tuy nhiên phổ biến tại Việt Nam có hai loại:
- One Touch Ultra Plus Flex: Bộ nhớ 250 kết quả đo, Cảnh báo khi đạt mức đường huyết cao.
- One Touch Select Plus simple: Cảnh báo khi đạt mức đường huyết cao.
Cả hai loại máy này của hãng đều cho kết quả trong vòng 5 giây, que thử 5 điện cực, không cần cài đặt, không cần mã hóa, không cần nút, máy sẽ tự động đo và báo lượng đường huyết cao hay thấp hoặc bình thường để bạn có những phương pháp điều trị hợp lý.
Giá que thử: 10.000đ/que
Giá máy: 1.000.000đ - 1.500.000đ
Một điều lưu ý thêm là các loại que tương thích với các model của máy. Tức là bạn có thể mua bất kì loại que thử nào của One Touch đều có thể dùng trên máy của One Touch.
6. Máy đo đường huyết Yamada
Máy đo đường huyết Yamada có xuất xứ từ Nhật Bản.
Các đặc điểm nổi bật của máy:
- Đo chỉ số đường huyết và tỷ lệ hồng cầu HCT
- Que thử 8 điện cực mang lại độ chính xác cao
- Có chức năng đọc kết quả bằng tiếng Việt
- Cho kết quả trong vòng 5 giây
- Bộ nhớ 360 kết quả đo
- Có chức năng tính kết quả trung bình 7, 14, 28 ngày
- Giá que thử: 5.000đ/que
- Giá máy: 500.000 - 600.000đ
Trên đây là tổng hợp của BookingCare về cách chọn loại máy đo tiểu đường phù hợp, các loại máy đo đường huyết có chất lượng tốt, mong rằng bạn đọc sẽ lựa chọn được loại máy phù hợp.
Từ khóa » Cách Dùng Máy đo đường Huyết Tại Nhà
-
Cách Sử Dụng Máy đo đường Huyết Và Hướng Dẫn Chuẩn Xác Nhất
-
Bác Sĩ Hướng Cách Dẫn đo đường Huyết Tại Nhà - YouTube
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy đo đường Huyết On Call Plus - YouTube
-
Đo đường Huyết Tại Nhà - Hello Bacsi
-
Cách Sử Dụng Máy Đo Đường Huyết Cho Kết Quả Chính Xác
-
Hướng Dẫn Cách Thử Tiểu đường Tại Nhà Từ A đến Z
-
Cách đo đường Huyết Tại Nhà Nhanh Chóng, Hiệu Quả, Chính Xác
-
Cách Sử Dụng Máy đo đường Huyết để đạt Kết Quả Tốt Nhất
-
Các Bước Cơ Bản Khi Sử Dụng Máy đo Tiểu đường
-
Hướng Dẫn Cách Dùng Máy Đo Đường Huyết Chính Xác Nhất
-
5 Sai Lầm Khi đo đường Huyết Tại Nhà
-
Đo đường Huyết Tại Nhà đúng Cách - VnExpress Sức Khỏe
-
Hướng Dẫn Các Bước Sử Dụng Máy đo đường Huyết An Toàn Và Hiệu ...
-
Cách Sử Dụng Máy đo đường Huyết Như Thế Nào ? - VienYTe