Máy đo Spo2 Cầm Tay Là Thiết Bị Y Tế Phổ Biến, Dễ Sử Dụng Tại Gia ...

Trước tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu mua và sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu Spo2 của người dân tăng cao. Nếu như trước đây, các loại máy đo nồng độ oxy trong máu Spo2 chỉ được bán tại các cửa hàng thiết bị y tế chuyên dụng dành cho những người mắc các bệnh lý tim mạch, phổi, hô hấp. Thì hiện nay, nắm được nhu cầu của nhiều người tiêu dùng, trên thị trường có rất nhiều các tổ chức, cá nhân đang cung cấp các thiết bị Spo2.

Máy đo độ bão hòa oxy trong máu Spo2

Về nguyên lý hoạt động, khi kẹp máy đo Spo2 vào đầu ngón tay, đầu dò của máy sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại đi xuyên qua mô có các mao mạch nhỏ chứa hồng cầu. Hồng ngoại sẽ bị hồng cầu hấp thu một phần. Từ lượng ánh sáng còn lại chưa bị hấp thu, máy sẽ tính ra số lượng hồng cầu có chứa oxy (máu đỏ). Chỉ số hiện trên máy đo Spo2 thể hiện tỷ lệ phần trăm từ 0-100%. Spo2 ở người bình thường là ≥ 97%, tức tình trạng oxy hóa trong máu được xem là đảm bảo. Nếu chỉ số dao động 97-92%, vẫn còn trong giới hạn chấp nhận được, người bệnh có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà.

Đặc biệt trong trường hợp Spo2 thấp hơn 92% phản ánh tình trạng máu thiếu oxy nghiêm trọng, làm người bệnh có triệu chứng tím tái ở môi, ngón tay, bệnh diễn tiến nặng... Lúc này, người bệnh cần được cho hỗ trợ hô hấp, cho thở oxy bằng máy tạo oxy hoặc oxy y tế trong bình chuyên dụng. Nếu đã thở oxy với lưu lượng 5-10 lít/phút mà chỉ số Spo2 không cải thiện, không đạt trên 92% thì người bệnh đứng trước nguy cơ suy hô hấp phải can thiệp mức cao hơn, bắt buộc phải nhập viện.

Các chỉ số trên máy đo độ bão hòa ô-xy trong máu

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chỉ số Spo2 chỉ là một trong những phương tiện giúp nhận biết sớm các trường hợp F0 có dấu hiệu chuyển nặng. Chỉ số Spo2 cần được đo nhiều lần để theo dõi và không chỉ dựa vào Spo2 để chẩn đoán bệnh hoặc loại trừ Covid-19. Người dân vẫn cần theo dõi sát các triệu chứng khác của cơ thể, khi có bất thường cần báo ngay cho nhân viên y tế.

Bên cạnh đó, chỉ số đo Spo2 của các thiết bị có thể không chính xác 100%, máy luôn có độ sai số. Và kết quả đo có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: máy đã quá cũ, người bệnh sơn móng tay móng chân, mắc Hemoglobin bất thường khi bệnh nhân nhiễm khí CO, hoặc người bệnh run rẩy, cử động khi đo... Vì vậy người dân cần lựa chọn loại máy phù hợp với mục đích sử dụng. Đặc biệt, khi mua người dân nên lựa chọn máy theo các nhãn hàng uy tín, có thông tin đầy đủ về đơn vị sản xuất, đơn vị bán, chế độ bảo hành, giá niêm yết công khai và mua tại cơ sở kinh doanh được cấp phép để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái cho kết quả không chính xác, ảnh hưởng đến quá trình điều trị của người bệnh.

Các bước thực hiện đo bằng thiết bị SpO2

Bước 1: Kiểm tra pin.

Bước 2: Mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy.

Bước 3: Nhấn nút nguồn để khởi động máy; không cử động tay khi đo.

Bước 4: Khi kết thúc đo, rút ngón tay vài giây máy sẽ tự tắt.

Bước 5: SpO2 sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí ghi chữ SpO2. Đơn vị đo tỉ lệ phần trăm. Phạm vi đo: 0-100%. Giá trị bình thường: 96 -100%

Bước 6: Nhịp mạch sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí hình trái tim, hoặc vị trí ghi chữ PR.

Từ khóa » đo Nồng độ Oxy Trong Máu