Máy ép Cọc Thủy Lực Là Gì? Phân Loại Và ưu Nhược điểm - Khí Nén
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn quan tâm đến máy ép cọc thủy lực để dùng cho công trình xây dựng thì hãy cùng ThuyKhiDien khám phá ngay trong bài viết này nhé. Nó có bao nhiêu loại, ưu nhược điểm ra sao đều được chia sẻ cụ thể.
Tìm hiểu máy ép cọc thủy lực
Máy ép cọc là 1 thiết bị rất cần thiết trong xây dựng công trình và cầu đường. thiết bị này được hình thành dựa trên 1 hệ thống truyền động thủy lực hiện đại. Với mục đích thi công ép cọc bê tông dễ dàng hơn so với trước kia, không phụ thuộc nhiều vào công suất truyền động nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cọc được tốt nhất.
Với thiết bị này khi thi công thì loại máy này sẽ không gây ra được những tiếng ồn nhất với các công trình gần khu dân cư hay các công trình thi công gần bên. Tùy theo từng hãng sản xuất mà cấu tạo máy ép cọc chi tiết sẽ khác nhau nhưng nó đều chia thành 3 loại chính:
+ Máy ép cọc dùng vít xoắn ruột gà.
+ Máy ép cọc sử dụng chất tải.
+ Máy ép cọc dùng cơ cấu bám vào chân công trình.
Trong 3 loại trên thì thông dụng và phổ biến nhất là loại sử dụng vít xoắn ruột gà hoặc dùng chất tải. Loại còn lại thì ít được phổ biến hơn vì nó chỉ dùng ép cọc sau khi đã hoàn thành việc tạo móng.
Xem thêm: Búa thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý và cách vận hành
Các loại máy ép cọc thủy lực
Với nhu cầu ngày càng cao của thị trường thì càng có nhiều loại máy ép cọc thủy lực ra đời với kiểu dáng, giá cả, xuất xứ khác nhau. Nó có công suất từ lớn đến nhỏ thích hợp với từng yêu cầu của công trình.
Máy ép cọc robot thủy lực
Loại này có rất nhiều công suất như: 120 tấn, 180 tấn, 160 tấn, 200 tấn, 260 tấn, 360 tấn…
Tiêu biểu mà chúng ta thường bắt gặp nhất là loại robot thủy lực Sunward ZYJ600. Nó có công suất 600 tấn nên thích hợp với các công trình thi công lớn, yêu cầu làm việc liên tục, chế độ làm việc khắc nghiệt. Ưu điểm của loại máy này đó là có thể vận hành dễ dàng ở mọi địa hình, không gian nhưng vẫn tiết kiệm nhiên liệu một cách tối đa cho khách hàng.
Máy ép cọc thủy lực tự hành
Loại thủy lực tự hành thường dùng cho công việc sử dụng các cọc tròn, cọc vuông. Nó là máy thi công phù hợp hầu hết mọi kích thước.
Chính vì nó có giá thành cao, trọng lượng nặng và hình dáng to lớn nên thường sẽ dùng cho những công trình cầu công, tòa cao ốc với ưu điểm là kết cấu vững chắc. Máy có độ bền cao, cầu thủy lực lại khỏe.
Tìm hiểu thêm: Máy cắt sắt thủy lực là gì? Ưu nhược điểm của nó
Ưu nhược điểm máy ép cọc bê tông thủy lực
Ưu điểm
+ Thiết bị không có lực xung kích, không tạo ra các xung động nên có thể làm việc gần các công trình mà không bị ảnh hưởng.
+ Các cọc bê tông được ép êm, chất lượng nên cọc được đảm bảo và làm hài lòng khách hàng.
+ Không tạo ra các tiếng động hay tiếng ồn lớn nên làm việc tại khu dân cư không gây phiền toái.
+ Truyền động dịu êm, không hề có tiếng động to, không gây ồn ào, khó chịu.
+ Có khả năng truyền lực đi xa và truyền lực lớn.
+ Quán tính truyền động nhỏ.
+ Việc điều khiển máy khá nhẹ nhàng, dễ dàng và đặc biệt là nó không phụ thuộc vào công suất truyền.
+ Thiết bị cho phép điều chỉnh vô cấp tốc độ của bộ công tác theo yêu cầu.
+ Ngoài ra, nó còn có thể tự bôi trơn bộ truyền. Nhờ vậy mà tốc độ ép cọc được duy trì, nâng cao tuổi thọ và độ bền của máy.
Nhược điểm
Tất nhiên là bên cạnh ưu điểm thì nó vẫn có các nhược điểm mà hãng sản xuất cần tìm hướng khắc phục trong thời gian tới.
+ Năng suất ép cọc của máy không cao và nếu yêu cầu năng suất cực kỳ cao, làm việc liên tục thì khách hàng có thể cân nhắc sử dụng máy công cụ khác.
+ Do là lực ép tĩnh nên đòi hỏi công để ép cọc phải lớn.
Cách chọn máy ép cọc thủy lực
Để chọn mua thì khách hàng phải dựa trên 3 yếu tố cơ bản dưới đây.
Chọn phù hợp với phương pháp ép cọc
Nắm được phương pháp ép cọc sẽ áp dụng khi thi công là yếu tố đầu tiên để chọn được loại máy chất lượng, hiệu quả.
Chọn phương án ép nào sẽ dựa trên quy mô, diện tích, yêu cầu thiết kế… mà chủ thầu sẽ tính toán với kỹ sư để chọn loại cọc vuông hay tròn, độ dài là bao nhiêu và tiết diện như thế nào.
Máy ép cọc bê tông thủy lực phải tương thích với chính phương pháp ép cọc thì mới mang lại hiệu quả cao.
Nắm rõ thông số kỹ thuật của máy
Muốn đưa vào sử dụng 1 thiết bị nào đó không chỉ riêng máy ép cọc thủy lực được làm việc ổn định thì người mua hàng cần tìm hiểu được các đặc trưng của máy, thông số kỹ thuật.
Tiết diện cọc sử dụng 200×200, 300×300, 250×250, 400×400… Bên cạnh đó, những thông số kỹ thuật như: Diện tích đáy piston, hành trình piston, áp suất dầu bơm, lưu lượng dòng dầu trong máy…
Một số khách hàng khi mua máy thường thiếu sót việc xem phiếu kiểm định đồng hồ đo áp lực dầu và các van chịu lực của máy đã được các cơ quan chức năng cấp hay chưa nhé.
Chú trọng lực ép của máy
Cuối cùng là chú trọng lực ép của máy. Bên cạnh tiết diện cọc, tổng sức kháng tức thời của nền đất mà người kỹ thuật sẽ tính toán nhằm tìm ra máy công cụ thích hợp. Tiết kiệm được chi phí cho quá trình thi công là điều mà hầu hết các chủ thầu mong muốn.
Lực ép của máy ép cọc bê tông thủy lực sẽ lớn hơn hoặc bằng với tổng sức kháng tức thời của nền công trình.
P_ép ≥ K.P_c
P_ép chính là lực ép cần thiết để có thể đưa cọc vào sâu trong lòng đất, đáp ứng yêu cầu công việc.
K chính là hệ số luôn nằm trong khoảng 1.
P_c sẽ bằng P_mũi công với P_ ma sát.
5/5 (1 bình chọn)Từ khóa » Cấu Tạo Của Máy ép Cọc Robot Thủy Lực
-
Các Loại Máy ép Cọc Thủy Lực - Thăng Long
-
Máy ép Cọc Robot Tự Hành Hoạt động Thế Nào? | UNIDUC
-
Tổng Hợp đặc Tính Nổi Bật Của Robot ép Cọc Thủy Lực 80 Tấn
-
Cấu Tạo Máy ép Cọc Robot - 123doc
-
Tìm Hiểu Các Loại Máy ép Cọc Robot Hiện đại & Hiệu Suất Nhất 2019
-
Các Loại Máy ép Cọc Thủy Lực - Thông Số Và Kĩ Thuật - Hừng Sáng
-
Thi Công Cọc Bằng Máy ép Thủy Lực - Fecon
-
Thông Số Kỹ Thuật Máy ép Cọc Bê Tông, ép Cọc Thủy Lực 2022 - 2023
-
Cấu Tạo Chi Tiết Máy Robot ép Cọc - Facebook
-
Máy ép Cọc Thủy Lực - DBK VIỆT NAM
-
MÁY ÉP CỌC ROBOT THỦY LỰC 120 Tấn, 180 Tấn - ZYJ SUNWARD
-
Máy ép Cọc Robot Thủy Lực 100 Tấn, 60 Tấn- Zyj100b, Zyj60b Sunward
-
Các Loại Máy Ep Cọc Bê Tông Và Lựa Chọn Máy Ép Cọc