Máy Phát điện ô Tô: Cấu Tạo, Nguyên Lý, Kiểm Tra Và Sửa Chữa
Có thể bạn quan tâm
Mỗi chủ xe đều nên trang bị cho mình kiến thức về dấu hiệu hư hỏng, cách thức kiểm tra và sửa máy phát điện ô tô (dinamo) để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng xe. Bởi vì khi máy phát điện xe ô tô gặp hư hỏng, nó có thể khiến chiếc xe chết máy đột ngột và không thể di chuyển được nữa.
Bài viết sau đây, gara ô tô Tuning sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết hơn về máy phát ô tô, các lỗi thường gặp, cũng như cách thức kiểm tra và sửa máy phát điện tô tô. Qua đó giúp bạn đọc có các biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố về máy phát điện xảy ra.
I. Cấu tạo máy phát điện trên ô tô
Để có thể kiểm tra và sửa chữa được chúng, các bạn hãy cùng chúng tôi xem qua cấu tạo của máy phát xe ô tô với hình ở dưới đây. Cũng như xem video để hiểu về công dụng và nguyên lý máy phát điện ô tô.
II. Dấu hiệu cho thấy máy phát điện ô tô yếu hay hư hỏng
Máy phát điện xe ô tô là một thiết bị nằm trong khoang động cơ. Nó đảm nhận nhiệm vụ cung cấp điện năng cho các thiết bị tiêu thụ điện trên xe như ắc quy, hệ thống còi, đèn, điều hòa xe… Đây là một bộ phận vô cùng quan trọng không thể thiếu trên mỗi chiếc xe.
Vậy nên khi máy phát ô tô gặp vấn đề, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp rất nhiều tới quá trình vận hành của chiếc xe. Sau đây, chúng tôi sẽ nêu lên 10 dấu hiệu thường gặp để nhận biết máy phát điện ô tô đang gặp trục trặc.
1. Xe khó khởi động
Nếu bạn cố gắng khởi động xe nhiều lần những vẫn không được thì rất có thể dinamo ô tô đang gặp vấn đề. Nguyên nhân là do bình ắc-quy không được sạc do dinamo xe oto hỏng dẫn tới không đủ điện áp để khởi động động cơ.
2. Cuộn kích hư hỏng
Có nhiều tình trạng khiến cuộn kích hư hỏng như: cuộn kích bị đứt, cuộn kích chạm mát hay cuộn kích bị ngắn mạch. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do các đầu của cuộn kích tới các vòng tiếp xúc không tốt, khiến cho từ thông giảm xuống nên điện áp nhỏ và dòng điện không thể đi ra mạch ngoài.
3. Cuộn stato gặp vấn đề
Cuộn stato gặp vấn đề cũng sẽ khiến công suất của máy phát điện yếu đi hoặc không hoạt động.
Khi đứt một pha, hai pha còn lại sẽ mắc nối tiếp có thể dẫn tới tình trạng chọc thủng diode chỉnh lưu bởi điện trở, cuộc dây stato sẽ tăng lên khiến điện áp tăng. Nếu đứt cả hai pha thì máy phát điện ô tô sẽ không hoạt động.
Chạm mát còn có thể xảy ra do hư hỏng về cơ hoặc nhiệt của cuộn dây hoặc ở đầu ra, điều này khiến công suất của máy phát giảm.
4. Chết bình ắc-quy
Như đã đề cập ở trên, việc bình ắc-quy yếu điện hoặc chết có thể là do máy phát điện ô tô hỏng.
5. Hệ thống đèn trên xe sáng không rõ
Khi khởi động xe, bạn hãy quan sát xem toàn bộ đèn trên xe như: đèn bảng taplo, đèn chiếu sáng trong xe, đèn pha… xem chúng có bị mờ hơn so với thông thường hay không. Nếu có thì cũng có thể là máy phát xe ô tô đang gặp vấn đề.
Để chắc chắn xem kết luận có đúng không, bạn có thể thay thế đèn và dự phòng và kiểm tra lại. Nếu đèn pha mới lắp vẫn yếu thì bạn nên mang xe tới các garage sửa máy phát điện ô tô. Tránh để lâu khiến toàn bộ các hệ thống điện đều ảnh hưởng.
Ngoài ra, củ phát điện ô tô gặp vấn đề còn khiến hệ thống âm thanh, hệ thống giải trí hay tất cả các hệ thống khác trên xe bị yếu đi. Đặc biệt, hệ thống âm thành còn yếu hơn khi đạp mạnh chân ga.
6. Xe xuất hiện mùi hôi khó chịu
Đây không phải là dấu hiệu thường gặp khi máy phát trên ô tô gặp vấn đề, thế nhưng bạn vẫn nên lưu ý.
Khi xe vận hành, nếu bạn nhân thấy mùi khét của cao su thì có thể là dây đai của máy phát điện ô tô đang phải ma sát mạnh dẫn tới nóng quá mức và cháy khét.
7. Xuất hiện tiếng động lạ khi đang điều khiển xe
Đây cũng là một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất. Khi xe đang vận hành trên đường mà bạn nhận thấy có âm thanh lạ phát ra từ mui xe, thì bạn nên ngay lập tức kiểm tra máy phát điện.
Bởi có thể dây đai xoắn và puly trục khuỷu của máy phát bị mòn, gặp trục trặc, có thể dẫn đến máy phát điện sẽ phát ra những tiếng động lạ khi vận hành.
8. Chổi than máy phát điện ô tô tiếp xúc gặp trục trặc
Chổi than là một trong số những bộ phận quan trọng nằm trong cấu tạo của máy phát điện. Vậy nên, nếu bộ phận này gặp vấn đề thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới máy phát điện ô tô
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do có sự oxy hóa hoặc dầu dính vào vòng tiếp xúc, cổ góp mòn không đều hoặc giảm sức căng lò xo chổi than.
Những hư hỏng này có thể làm gia tăng điện trơ mạch kích máy phát, làm giảm cường độ của dòng kích khiến công suất máy phát sụt giảm.
9. Bộ tiết chế máy phát gặp vấn đề
Bộ tiết chế IC của máy phát điện xe ô tô đảm nhận nhiệm vụ điều tiết sao cho lượng điện áp mà máy phát điện cung cấp tới các bộ phận luôn được cân bằng ở những thời điểm khác nhau.
Vậy nên, khi bộ phận nay gặp vấn đề, thì toàn bộ hoạt động của máy phát cũng gặp trục trặc theo.
III. Bảo dưỡng máy phát điện ô tô
Bảo dưỡng máy phát điện ô tô thường xuyên là công việc cần thiết để đảm bảo rằng máy phát luôn trong trạng thái tốt nhất.
1. Bảo dưỡng theo cấp
- Bảo dưỡng cấp 1: Kiểm tra sự bắt chặt và độ căng của đai truyền.
- Bảo dưỡng cấp 2: Vệ sinh bề mặt máy phát, kiểm tra độ bắt chặt và độ căng đai.
2. Bảo dưỡng theo mùa
- Kiểm tra tình trạng của cổ góp, các vòng bi và chổi than, kiểm tra độ bắt chặt và độ căng đai.
Nếu như toàn bộ những bộ phận trên vẫn hoạt động ổn định mà xe vẫn gặp phải tình trạng khó khởi động, thì rất có thể diode của bạn đang gặp vấn đề.
- Những vấn đề liên quan tới diode cần phải được tiến hành kiểm tra và sửa chữa bởi các garage sửa điện ô tô chuyên nghiệp.
IV. Cách kiểm tra máy phát điện ô tô và sửa chữa chúng
Để hạn chế những hư hỏng dẫn tới việc phải sửa máy phát ô tô khiến bạn tốn kém, bạn nên thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của máy phát điện để phát hiện ra những vấn đề bất thường.
Việc kiểm tra máy phát xe ô tô khá đơn giản. Bạn chỉ việc chuẩn bị cho mình một đồng hồ đo điện và thực hiện theo những bước sau:
1. Xác định vị trí của bình ắc-quy
Đầu tiên, bạn hãy mở nắp capo và xác định vị trí của bình ắc-quy. Thường thì bình ắc-quy sẽ nằm ở bên trái hoặc phải khoang động cơ. Cũng có một số hãng xe đặt bình ắc-quy phía dưới ghế giữa.
Để xác định chính xác vị trí, bạn có thể tham khảo sách hướng dẫn sử dụng xe.
2. Tắt máy và đo điện áp
Tiếp đến, bạn hãy sử dụng volt kế đã chuẩn bị trước đó để tiến hành đo điện áp từ bình ắc-quy để xác định điện áp tạo ra.
Lưu ý: Chỉ đo khi xe đã tắt máy và khi đo phải đảm bảo đúng cực (que đen cực âm và que đẻ cực dương).
3. Nổ máy và đo điện áp
Sau khi đã đo xong điện áp bình ắc-quy trong khi tắt máy xe, bạn hãy rút hết dây đo và khởi động xe. Sau đó hãy tiến hành đo lại tương tự như khi đo trong lúc xe tắt máy.
4. Ghi điện áp và so sánh
Sau khi đã đo xong điện áp ắc quy trong 2 tình trạng là xe tắt và nổ máy. Bạn hãy so sánh những thông số đã ghi lại và đã có thể đưa ra kết luận sơ bộ về tình trạng máy phát điện ô tô.
Khi đo điện áp trong khi xe tắt máy và điện áp bằng hoặc lớn hơn 12 Volt thì có nghĩa là ắc-quy bình thường. Ngược lại, nếu điện áp thấp hơn 12 Volt thì có nghĩa rằng ắc-quy xe đã hỏng và cần thay mới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc máy phát điện trên ô tô của bạn đang gặp vấn đề, và bạn cần phải sửa máy phát xe ô tô bằng cách đưa xe tới các garage sửa chữa chuyên nghiệp.
Khi đo điện áp trong khi nổ máy và điện áp lớn hơn lúc xe đang tắt máy (khoảng 13.4 – 14.2 Volt) thì có nghĩa máy phát điện đang hoạt động tốt. Ngược lại, nếu điện áp không nằm trong khoảng này thì có nghĩa máy phát điện của bạn đang gặp vấn đề. Bạn cần mang xe tới garage để sửa máy phát hoặc thay mới nó.
V. Sửa máy phát điện ô tô bị hỏng như thế nào đối với chủ xe?
Nếu như bạn nhận thấy những dấu hiệu hư hỏng máy phát điện ô tô, bạn nên nhanh chóng xác định vấn đề và sửa chữa dynamo ô tô sớm nhất có thể.
Nếu các dấu hiệu xuất phát từ những bộ phận cần điện năng do máy phát cung cấp, thì có thể tiến hành sửa chữa bộ phân đó hoặc thay mới tùy theo mức độ hư hỏng và trình độ kỹ thuật của kỹ thuật viên sửa chữa. Sau đó hãy khởi động lại xe và kiểm tra xem các bộ phận đó đã hoạt động ổn định trở lại hay chưa. Nếu chưa thì khả năng cao máy phát điện đang gặp vấn đề.
Cũng có những trường hợp, máy phát điện chỉ bị hư hỏng nhẹ các mối hàn. Các kỹ thuật viên chỉ cần hàn lại các mối đấy là xong.
Việc sửa máy điện ô tô đòi hỏi các kỹ thuật viên sửa chữa phải có trình độ cao, bởi đây là một thiết bị tiên tiến và liên quan mật thiết tới nhiều bộ phận khác trên xe. Bạn không nên tự ý sửa máy phát điện ô tô tại nhà nếu như không muốn có những hư hỏng khác phát sinh.
Lưu ý rằng, khi đang điều khiển xe mà dynamo ô tô gặp vấn đề, bạn nên tắt các thiết bị điện không cần thiết như: radio, đưèn pha, điều hòa… để giữ điện năng của bình ắc-quy sao cho động cơ có đủ thời gian để di chuyển xe về garage.
> Bạn có thể xem thêm: Lý do ô tô nhanh hao điện và cách khắc phục.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã xác định được những dấu hiệu nhận biết dinamo ô tô gặp vấn đề để có thể đưa ra biện pháp sửa máy phát điện ô tô hợp lý.
Từ khóa » Chức Năng Máy Phát điện Trên ô Tô
-
Tìm Hiểu Máy Phát điện ô Tô Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Nguyên Lý ...
-
Máy Phát điện ô Tô Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Chức Năng Của Máy Phát điện Trên ô Tô
-
Tất Tần Tật Về Máy Phát điện ô Tô | DPRO Việt Nam
-
Khái Quát Về Máy Phát điện Trên ô Tô - OTO-HUI
-
Dấu Hiệu Máy Phát điện ô Tô Bị Hỏng Và Cách Kiểm Tra
-
Máy Phát điện ô Tô Và 3 Chức Năng Nổi Bật Của Sản Phẩm - Metrotech
-
Máy Phát điện Xe ô Tô Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động Của ... - Định Châu
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Máy Phát điện ô Tô - YouTube
-
Máy Phát điện Trên ô Tô Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động Và Các Lỗi Cơ Bản
-
Máy Phát điện ô Tô Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Nguyên ...
-
Cấu Tạo Cơ Bản Của Máy Phát điện Trên ô Tô
-
Máy Phát điện ô Tô Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Nguyên Lý Hoạt động