Máy Phay | Tư Vấn Kỹ Thuật

Máy phay

Phân loại:

Phân loại theo trục chính của máy phay thì có hai loại:

- Máy phay đứng: là loại máy phay có trục chính vuông góc với bàn máy (hình 2.1).

- Máy phay nằm ngang: là loại máy phay có trục chính song song với bàn máy (hình 2.2).

Hình 2.1 Máy phay đứng

Hình 2.2 Máy phay ngang

Phân loại theo cấu tạo bàn máy của máy phay thì có hai loại sau:

- Máy phay công xôn: là loại máy phay có kết cấu bàn máy dọc di chuyển theo đứng trên bàn máy ngang và bàn máy ngang được nâng đỡ bởi bệ công xôn. Bệ công xôn được di chuyển theo chiều đứng trên thân máy bằng tay hay bằng động cơ điện (hình 2.3).

- Máy phay thân cố định: là loại máy phay có kết cấu bàn máy cố định, có nghĩa là bàn máy chỉ di chuyển theo chiều dọc và chiều ngang còn chiều đứng thì đầu dao di chuyển (hình 2.4).

- Máy phay thân ngang: là loại máy phay có thân ngang phía trên thân máy (hình 2.5).

- Máy phay gường: là loại máy phay thân cố định loại lớn có các cổng trục ngang mang nhiều đầu dao (hình 2.6).

- Máy phay đặt biệt: là loại máy phay có kết cấu tương đối đặc biệt, ví dụ như bàn quay.

Hình 2.3 Máy phay công_xôn

Hình 2.4 Máy phay thân cố định

Hình 2.5 Máy phay thân ngang

Hình 2.6 Máy phay gường

- Phân loại theo hệ điều khiển thì có các loại sau:

Máy phay truyền thống.

Máy phay CNC (computer numerical control)

2.2 Cấu tạo máy phay:

Tùy theo loại máy phay mà có cấu tạo khác nhau nhưng trên máy phay thường có những bộ phận chính sau:

- Đế máy.

- Thân máy.

- Bệ công xôn (nếu là máy phay dạng công xôn).

- Bàn máy ngang.

- Bàn máy dọc.

- Thân ngang (nếu là máy phay nằm ngang).

- Trục gá dao (nếu là máy phay nằm ngang).

- Bệ đỡ trục gá dao (nếu là máy phay nằm ngang).

- Sóng trượt theo phương đứng, phương ngang và phương dọc.

- Vít me theo phương đứng, phương ngang và phương dọc.

- Tay quay theo phương đứng, phương ngang và phương dọc.

- Cần ly hợp theo phương đứng, phương ngang và phương dọc.

- Motor chính.

- Hộp giảm tốc trục chính.

- Trục chính.

- Motor phụ. (nếu có)

- Hộp giảm tốc motor phụ.

- Hộp công tắc.

- Bơm dung dịch trơn nguội.

- Công tắc hành trình theo phương dọc, phương ngang, và phương đứng.

2.3 Nguyên tắc sử dụng máy phay:

Mở và tắt máy phải đúng theo trình tự sau:

Khi mở máy:

- Kiểm tra vô dầu bôi trơn các vị trí cần thiết, ví dụ như các sóng trượt, đầu dao …

- Kiểm tra các cơ cấu ly hợp phải ở vị trí số không, có nghĩa là không ăn khớp.

- Mở cho máy chạy không (chỉ mở động cơ điện) nếu động cơ chính có âm thanh thất thường phải tắt máy báo cho thợ bảo trì đến kiểm tra.

- Kiểm tra chiều quay của dao, mở cho máy chạy ở số vòng quay thấp nhất, nếu bình thường sẽ chỉnh lại đúng tốc độ cần thiết.

- Gạt cần ly hợp cho bàn máy chạy tự động theo phương dọc, phương ngang và phương đứng. Nếu bình thường thì gạt trở về vị trí số không.

- Không thay đổi tốc độ trục chính, lượng tiến dao khi máy đang hoạt động.

Khi tắt máy:

- Gạt cần ly hợp về vị trí không để ngừng chạy dao tự động.

- Lùi dao ra khỏi chi tiết một khoảng nhỏ.

- Tắt trục chính.

- Nếu ngừng máy lâu phải tắt luôn công tắc chính.

2.4 An toàn khi sử dụng máy phay:

- Không chạm vào dao khi dao đang quay.

- Không sử dụng vải vụn lau trên bàn máy.

- Khi gá đặt dao và chi tiết nên gá đặt dao sau cùng để tránh bị dao quẹt gây thương tích.

- Sử dụng hệ thống nâng đỡ để trợ lực khi di chuyển vật nặng.

- Sử dụng vải vụn để cầm dao khi gá đặt dao vào đầu dao.

- Không hiệu chỉnh chi tiết hay thiết bị đồ gá khi máy đang hoạt động.

- Lấy phoi ra khỏi bàn máy bằng dụng cụ lấy phoi và cọ.

Hình 2.7 Dụng cụ lấy phoi.

Thiết bị:

Theo công dụng thì máy phay được chia làm 2 loại: máy phay vạn năng và máy phay chuyên dùng.

3.1 Máy phay vạn năng: là loại máy dùng để gia công nhiều bề mặt khác nhau, như phay mặt phẳng, phay mặt nghiêng, phay rãnh, phay mặt định hình,… gồm có máy nằm ngang và máy phay đứng. Ngoài chức năng là phay thì các máy này có thể gia công được lỗ như khoan, khoét, …

Máy phay đứng

.

1.Thân máy chứa hộp tốc độ.

2.Đầu dao phay.

3.Bàn máy.

4.Cần gạt (bàn máy ngang)

5.Cần gạt (bàn máy đứng)

Máy phay nằm ngang

*Cấu tạo cơ bản của máy phay công-xôn vạn năng:

-Thân máy: đây là bộ phận cơ bản của máy, ở dạng máy này thân máy có kết cấu liền với bệ máy. Nó được đúc bằng gang dạng hộp, dưới bệ máy rỗng dùng để chứa dung dịch trơn nguội. Trong thân đứng chứa động cơ và hệ thống truyền động cho trục chính(hộp tốc độ), phía trên có rãnh trượt ghép với nắp trên để cho nắp trên trượt tới lui khi gá trục dao dài. Phía trước thân máy có sống trượt để ghép với dầm công-xôn và cho phép dầm công-xôntrượt lên xuống nhẹ nhàng, trong thân máy cũng chứa hệ thống điện điều khiển của máy.

-Nắp trên: được đúc bằng gang dạng hộp, có mộng trượt để trượt nhẹ nhàng trên thân máy. Đối với máy phay đứng công-xôn thì không có nắp trên.

-Dầm công-xôn: là chi tiết có dạng hộp được đúc bằng gang, có rãnh trượt thẳng đứng để ghép với sống trượt của thân máy phía trên có sống trượt dọc trượt nhẹ nhàng trên đó. Bên trong dầm công-xôn chứa hộp chạy dao, hệ thống vít đai ốc để tạo chuyển động dọc và đứng cùng với các tay quay, cần gạt.

-Bàn chạy dao dọc: có dạng hộp mỏng đúc bằng gang, phía dưới có rãnh trượt để ghép với mộng trượt dọc của dầm công-xôn, phía trên có mộng trượt để cho bàn máy có thể chuyển động nhẹ nhàng trên đó. Bên trong có chứa hệ thống ly hộp đảo chiều chạy dao ngang.

-Bàn máy: là chi tiết dùng để gá chi tiết khi gia công, nó có dạng chữ nhật đúc bằng gang, bên dưới có rãnh trượt để ghép với mộng trượt của bàn dao dọc và hệ thống vít đai ốc để tạo chuyển động chạy dao ngang, phía trên có các rãnh chữ T dùng để giữ đầu vít hoặc đai ốc T khi kẹp chi tiết hay đồ gá.

-Đầu dao phụ: là dụng cụ dùng để chuyển đổi hướng của trục dao nhằm mở rộng khả năng công nghệ của máy phay(thường dùng cho máy phay nằm ngang). Nó cho phép ta có thể quay trục dao với một góc bất kỳ so với bàn máy.

3.2 Máy phay chuyên dùng: là loại máy dùng để gia công một dạng bề mặt nào đó, như máy phay răng và then hoa, máy phay lăn răng, máy phay chép hình, …

Hệ thống chép hình bằng cơ khí .

Ngoài ra còn có máy phay CNC, các trung tâm gia công, ...Ở loại máy này điều khiển tự động bằng kỷ thuật số, người ta thường nói đến số hướng chuyển động chạy dao được gọi là số trục.

Phương ngang là trục X.

Phương dọc là trục Y.

Phương đứng là trục Z.

Máy phay đứng điều khiển theo chương trình số.

Ngoài 3 trục X,Y,Z các máy trung tâm gia công còn có trục thứ 4 được kí hiệu là B.

Các loại máy CNC : a-Máy phay CNC 3 trục.

b,c-Máy phay CNC 4 trục.

Trong trường hợp chi tiết gia công có kích thước lớn người ta dùng máy phay giường.

1.Đế máy 4.Hộp tốc độ

2.Bàn máy gá chi tiết 5.Băng trượt ngang

3.Băng trượt đứng

1.Đế máy 4.Băng trượt ngang

2.Bàn máy 5.Băng trượt đứng

3.Hộp điều chỉnh tốc độ 6.Nắp trên

Từ khóa » Sơ đồ Máy Phay đứng