Máy Sục điện: Tiện Thì Có Tiện, Nhưng… - EVN

Cần sử dụng sục điện đúng cách để đảm bảo an toàn

Nguy cơ mất an toàn khi sử dụng sục:

  •  Sục điện không có rơ le tự ngắt, nên khi quá tải hoặc rò rỉ điện, thì người dùng rất khó kiểm tra.
  •  Cấu tạo phần đầu nối giữa dây dẫn điện và dây may so của sục không chắc chắn dẫn đến rạn, nứt sau một thời gian sử dụng. Nước ngấm theo khe nứt và tiếp xúc với nguồn điện gây nhiễm điện ra ngoài.
  •  Chất lượng sục không tốt, khi sử dụng lớp nhôm dẫn nhiệt bị biến dạng khiến dây may so chạm vào vỏ và truyền điện ra ngoài.
  • Khi sử dụng sục trong thời gian dài, nhiệt độ dây may so tăng cao, sẽ làm nóng chảy lớp kim loại bảo vệ và làm mất tác dụng của lớp bột cách điện.
  • Dùng sục với mục đích không phù hợp: Đun nước bẩn, nấu ăn… Muối khoáng trong nước bẩn và đồ ăn sẽ gây ô xi hóa và làm hỏng lớp vỏ kim loại dẫn nhiệt.
  • Sử dụng các loại sục tự chế không có lớp cách điện và phần bảo vệ dây dẫn.

Cách sử dụng sục điện an toàn:

Nên:

  • Sử dụng những loại sục điện đã được kiểm định, có uy tín, chất lượng.
  • Thường xuyên kiểm tra chất lượng sục.
  • Dùng sục đun nước trong các thiết bị cấu tạo bằng vật liệu cách điện: Nhựa, sứ, thủy tinh.. 
  • Để sục vào bình nước rồi mới cắm điện.
  • Để sục điện ở vị trí bằng phẳng, dễ quan sát, kiểm tra khi đun nước.
  • Bỏ sục ra ngoài sau khi nước sôi, tránh ngâm thiết bị trong môi trường nước nóng với thời gian dài.
  • Bảo quản sục tại những vị trí không chịu nhiều va đập, tránh khu vực có sự thay đổi nhiệt độ thường xuyên.
  • Thay thiết bị khác nếu sục điện có dấu hiệu lớp vỏ bị biến dạng, bong tróc, mài mòn.

 

Không nên:

  • Tiếp xúc với nước đang đung trong bình khi sử dụng sục điện để đun nước
  • Sử dụng, sửa chữa, chế tạo điện thủ công vì không đảmbảo yêu cầu an toàn
  • Sử dụng sục điện tại những chỗ có người già và trẻ nhỏ

 

Từ khóa » Dụng Cụ đun Nước Nóng