Máy Tính: Phần Cứng Và Phần Mềm - .vn

Donate to VNFoundation Project name
  • Trang chủ
  • Tra cứu tài liệu
  • Đóng góp
  • Giới thiệu
    • English
  • Đăng ký
  • Đăng nhập

Đăng nhập

  • Ghi nhớ
  • Quên mật khẩu?
Đăng nhập Bạn chưa có tài khoản? Hãy đăng ký. Tên đăng nhập hoặc mật khẩu chưa đúng GIÁO TRÌNH Máy tính Science and Technology

Phần cứng và phần mềm

Tác giả: Vien CNTT – DHQG Hanoi 0
  • Phần cứng là những thiết bị vật lý, điện tử và cơ điện vốn được xem là “máy tính”. Phần mềm là các chương trình điều khiển và phối hợp hoạt động của phần cứng máy tính để thực hiện tiến trình xử lý dữ liệu.
  • Có thể chia phần mềm máy tính thành hai nhóm lớn: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Phần mềm hệ thống phải được cài đặt trên tất cả các máy tính để liên kết và điều khiển phần cứng. Phần mềm ứng dụng có thể được nhà cung cấp máy tính bán cùng với phần cứng, được thiết kế để đáp ứng một phần nhu cầu cụ thể trong những lĩnh vực nhất định.

Hình 3.2 Các bộ phận phần cứng cơ bản của một hệ thống máy tính.

  • Hình 3.2 trình bày dưới dạng sơ đồ các bộ phận phần cứng cơ bản của một hệ thống máy tính. Phần thiết bị lưu trữ được phân thành trong và ngoài. Thiết bị lưu trữ bên trong máy tính là bộ nhớ trong gồm : ROM và RAM.
  • ROM - viết tắt của từ READ ONLY MEMORY - là bộ nhớ chỉ đọc. Nơi lưu trữ các chương trình hệ thống có chức năng kiểm tra, quản lý và điều khiển máy tính ngay sau khi bật nguồn điện máy tính. Các dữ liệu trong ROM được các nhà sản xuất ghi bằng các dụng cụ chuyên dụng và đảm bảo dữ liệu trên ROM không thể bị ghi lại lần thứ 2, không thể mất đi vì máy tính không được cấp nguồn điện.
  • RAM - viết tắt của từ RANDOM ACCESS MEMORY - là bộ nhớ có thể đọc/ghi, truy xuất ngẫu nhiên. Bộ nhớ RAM lưu trữ các dữ liệu cần thiết cho CPU trong quá trình làm việc. Điều căn bản mà người sử dụng phải biết đến đó là RAM bị mất hoàn toàn dữ liệu nếu cắt nguồn điện của máy tính. Điều đó cũng rất hợp lý bởi vì RAM là bộ nhớ được thiết kế theo mục đích đạt tốc độ cao khi trao đổi dữ liệu với CPU chứ không phải là nơi lưu trữ dữ liệu kết quả với số lượng lớn. Nếu chúng ta đang soạn thảo một văn bản mà chưa kịp ghi vào thiết bị lưu trữ ngoài khi nguồn điện của máy tính bị mất thì chúng ta đừng mong có thể thấy lại văn bản trên màn hình.

Thiết bị lưu trữ ngoài đảm nhận chức năng lưu trữ dữ liệu đã được xử lý với dung lượng rất lớn hiển nhiên là phải mất thế mạnh về tốc độ trao đổi dữ liệu với CPU. Thế nhưng thế mạnh của chúng được tăng thêm bởi vì các thiết bị lưu trữ ngoài chọn phương pháp lưu trữ dữ liệu không phụ thuộc nguồn điện như băng từ, đĩa từ, đĩa quang,... Nếu xem xét về phương diện trao đổi dữ liệu thì thiết bị lưu trữ ngoài có thể xem là thiết bị nhập/xuất dữ liệu.

0 TẢI VỀ TÁI SỬ DỤNG
  • Tài liệu PDF
  • Tài liệu EPUB
 Vien CNTT – DHQG Hanoi
  • Vien CNTT – DHQG Hanoi
  • 19 GIÁO TRÌNH | 166 TÀI LIỆU
MỤC LỤC
  • Máy tính
    • Máy tính là gì ?
    • Lịch sử máy tính
    • Đặc tính kỹ thuật
    • Các khả năng và hạn chế của máy tính
    • Phần cứng và phần mềm
    • Số học máy tính
    • Máy tính lớn (mainframe) và máy tính mini và máy vi tính
    • Các thiết bị nhập, xuất và lưu trữ bên ngoài
    • Chương trình và ngôn ngữ lập trình chương trình và ngôn ngữ lập trình
    • Hệ điều hành và quá trình khởi động máy tính pc
    • Virus máy tính
    • Các mạng máy tính
    • Máy tính trong cuộc sống chúng ta
NỘI DUNG CÙNG TÁC GIẢ
  • Lọc khí độc trong khí thải
  • Người dùng và quản lý người dùng
  • Các lệnh và các mệnh đề cơ bản trong SQL
  • Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn
  • Địa chỉ IP
  • Lời nói đầu
  • Các tiện ích lưu trữ
  • Từ điển thuật ngữ Tin học Anh-Việt
  • Văn bản và đồ hoạ trong MS-PowerPoint 2000
  • Notes database
×

VOER message

×

VOER message

Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) được tài trợ bởi Vietnam Foundation và vận hành trên nền tảng Hanoi Spring. Các tài liệu đều tuân thủ giấy phép Creative Commons Attribution 3.0 trừ khi ghi chú rõ ngoại lệ.

  • VOER on Facebook

Từ khóa » Phần Cứng Và Phần Mềm Của Máy Tính Là Gì