MBO Là Gì? Quản Trị Mục Tiêu Với MBO Hiệu Quả - Nef Digital

MBO là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong quản lý nhưng ít người hiểu rõ bản chất MBO là gì.

Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cần có chiến lược quản lý tối ưu, phù hợp giúp vận hành hệ thống. Nhiều giải pháp được áp dụng, mang lại hiệu quả khác nhau. Trong đó, MBO là giải pháp quản trị được ứng dụng nhiều nhất hiện nay.

Cách quản trị mục tiêu với MBO như thế nào? Chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu và áp dụng MBO hiệu quả.

Tóm tắt nội dung

Toggle
  • Tìm hiểu về quản trị với MBO
    • MBO là gì?
    • Đặc điểm của quản trị với MBO
      • Ưu điểm của MBO:
      • Nhược điểm của mô hình MBO mang lại:
    • Vai trò của MBO là gì đối với doanh nghiệp?
  • Quy trình thực hiện quản trị với MBO trong doanh nghiệp
    • Bước 1: Thiết lập mục tiêu
    • Bước 2: Truyền tải
    • Bước 3: Khuyến thích tham gia
    • Bước 4: Theo dõi
    • Bước 5: Đánh giá
    • Bước 6: Lặp lại chu trình
  • Ứng dụng thực tế của các doanh nghiệp với MBO là gì?
  • Nef Digital Jsc.,

Tìm hiểu về quản trị với MBO

Các phương pháp quản trị doanh nghiệp được áp dụng, mang đến hiệu quả trong vận hành hệ thống. MBO là cách quản trị được dùng phổ biến, với tính ưu việt cao, giúp phát triển hệ thống. TUy nhiên khá ít người hiểu rõ để ứng dụng quản trị với MBO một cách hiệu quả.

MBO là gì?

Trước tiên, bạn đọc cần hiểu định nghĩa về MBO là gì để nắm rõ bản chất và ứng dụng của thuật ngữ.

MBO trong tiếng anh là management by objectives có nghĩa là mô hình quản lý theo mục tiêu. Việc quản lý bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu ở cấp cao nhất. Sau đó xác định mục tiêu ở các cấp thấp hơn, khung thời gian ngắn hơn để đạt được mục tiêu.

Có thể hiểu đơn giản; việc thực hiện quản trị với MBO là cách đo lường và thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Mô hình quản trị MBO được sử dụng từ năm 1954, là cách để các quản trị mới tiếp cận giải pháp hoạch định quản lý mô hình kinh doanh hiệu quả.

quản trị mục tiêu
MBO là cách đo lường và thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu đã đặt ra

MBO còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như:

  • Quản trị theo kết quả (Management of results)
  • Quản trị mục tiêu (Goals management)
  • hoạch định và kiểm soát công việc (Work planning and review)
  • Mục tiêu và kiểm soát (Goals and control)…

Đặc điểm của quản trị với MBO

Quản trị MBO là giải pháp mang đến hiệu quả cao trong vận hành doanh nghiệp; đội nhóm, hệ thống lớn nhỏ. MBO áp dụng nhiều kỹ thuật mang đến hiệu suất hoạt động cao.

Trong đó, mọi nỗ lực cá nhân, bộ phận đều liên quan đến mục đích và nhiệm vụ của tổ chức. Những ưu – nhược điểm của phương pháp quản trị với MBO có thể kể đến với nhiều yếu tố.

Ưu điểm của MBO:

  • Phương pháp quản lý cho phép cấp dưới; bộ phận nhỏ hơn có thể chủ động sáng tạo để đạt được mục tiêu ở mức cao nhất.
  • Doanh nghiệp có thể chủ động, không bị phụ thuộc vào từng chi tiết, bộ phận. Giảm tác động của các tình huống phát sinh ảnh hưởng đến hệ thống vận hành.
  • Việc lãnh đạo theo hướng công bằng, minh bạch; đánh giá đúng năng lực của từng bộ phận và nhân viên trong công ty.
  • Tạo ra nhiều thời gian rảnh rỗi hơn cho lãnh đạo công ty với sự chủ động của nhân viên để đạt được mục tiêu cá nhân.

Nhược điểm của mô hình MBO mang lại:

  • Quản lý theo mục tiêu có thể dẫn đến sai phạm; sai lầm do không có quy chuẩn đánh giá riêng mà đánh giá dựa trên kết quả, mục tiêu.
  • Tính tập trung của nhân viên không được đảm bảo thường xuyên.
  • Mô hình khó xây dựng, quản lý một cách chuẩn nhất. Khó khăn trong việc quản trị mô hình cụ thể của doanh nghiệp.
  • Việc quản lý các chi phí nhân viên không đồng nhất, gây khó khăn có người quản lý.
  • Hệ thống quản lý MBO yêu cầu năng lực chuyên môn cao. Người quản lý hệ thống cần có năng lực và trách nhiệm.

Một số bài viết liên quan & hữu ích:

  • Customer insight
  • Swot
  • Pest
  • Marketing
  • Mô hình canvas
  • Mô hình kinh doanh
  • Phân khúc thị trường
  • Digital Marketing

Vai trò của MBO là gì đối với doanh nghiệp?

Những ưu nhược điểm cho thấy phần nào khả năng ứng dụng rộng rãi của MBO cho hệ thống, doanh nghiệp. Ứng dụng quản trị với MBO trong doanh nghiệp, mang lại nhiều lợi ích, thúc đẩy hệ thống phát triển.

Lợi ích nổi bật của quản trị với MBO có thể kể đến như:

  • MBO yêu cầu người lãnh đạo suy nghĩ đến kết quả và giải pháp để đạt được mục tiêu mong muốn. Yêu cầu người quản lý không ngừng lập kế hoạch, điều chỉnh để phù hợp, mang lại kết quả tốt nhất.
  • MBO nâng cao năng lực công tác, điều hành, vận hành của toàn bộ hệ thống từ lãnh đạo đến nhân viên. Yêu cầu mỗi cá nhân hiểu rõ được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình trong toàn bộ hệ thống, để tìm ra phương pháp giải quyết phù hợp.
  • Tạo sự đoàn kết, kết nối của toàn bộ các thành viên trong công ty. Thông qua mục tiêu hướng đến, cam kết để đạt được kết quả riêng, hướng đến mục tiêu chung.
  • Việc đánh giá năng lực của các nhân viên, bộ phận trong doanh nghiệp được thực hiện công bằng, minh bạch. Dựa trên việc đánh giá kết quả của từng bộ phận.
  • MBO là quá trình quản lý mục tiêu, với mục tiêu đề ra, yêu cầu đội nhóm, nhân viên cần sáng tạo linh hoạt. Thúc đẩy nâng cao năng lực nhân sự, khả năng quản lý độ ngũ.
Lập kế hoạch
Với MBO, người quản lý không ngừng lập kế hoạch và điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu

Quy trình thực hiện quản trị với MBO trong doanh nghiệp

MBO được nhiều doanh nghiệp áp dụng, mang lại hiệu quả cao trong quản lý, đạt kết quả tốt trong kinh doanh. Đặc điểm mô hình MBO quản trị theo mục tiêu, nhưng nên bắt đầu từ đâu để đạt kết quả tốt nhất. Quy trình MBO được thực hiện với 6 bước cơ bản sau:

Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Bước đầu quan trọng, như kim chỉ nam cho toàn bộ hệ thống vận hành làm việc. Với các doanh nghiệp, mục tiêu ở đây sẽ là tầm nhìn, sứ mệnh của công ty.

Bước 2: Truyền tải

Truyền tải mục tiêu và thông điệp một cách chính xác nhất đến nhân viên và cấp dưới. Thiết lập dựa trên công thức SMART tạo ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng để cập nhật cho toàn bộ nhân viên trong công ty.

Bước 3: Khuyến thích tham gia

Khuyến khích tham gia và thiết lập mục tiêu cá nhân cho từng bộ phận, phòng ban và nhân viên trong công ty. Mỗi người trong một tổ chức cần có mục tiêu riêng cho bản thân, góp phần vào tiêu chí chung cho toàn bộ doanh nghiệp.

Mục tiêu riêng
Mỗi phòng ban, cá nhân đều thiết lập mục tiêu riêng

Bước 4: Theo dõi

Sau khi xây dựng mục tiêu đồng thời lên kế hoạch để thực hiện. Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch.

Bước 5: Đánh giá

Đánh giá và theo dõi hiệu suất, khen thưởng cho những đối tượng đạt được mục tiêu. Việc đánh giá hiệu suất sẽ giúp doanh nghiệp và nhân viên nhìn lại quá trình, điều chỉnh sai phạm để đạt được kết quả mong muốn. Đồng thời khen thưởng kịp thời để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên trong công ty.

Bước 6: Lặp lại chu trình

Yêu cầu việc lập kế hoạch và mục tiêu mới cần được thực hiện liên tục, đánh giá và khen thưởng và lập mục tiêu mới cao hơn. Điều này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Ứng dụng thực tế của các doanh nghiệp với MBO là gì?

MBO được ứng dụng nhiều trong quản lý mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng để bạn đọc có cái nhìn tổng quan về phương pháp, những ví dụ cụ thể sau sẽ làm rõ vấn đề này.

  • Ban quản lý của công ty máy tính HP đã áp dụng phương pháp MBO. Xác định sứ mệnh của doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu và chiến lược cụ thể, từ đó đặt ra mục tiêu cá nhân cho từng bộ phận, phòng ban để nâng cao hiệu suất hoạt động.
  • Nhiều doanh nghiệp Nhật bản cũng áp dụng MBO trong quản lý: xác định mục tiêu cụ thể, đo lường kết quả, các khoản khuyến khích bằng tiền thưởng để kích thích người lao động làm việc.

MBO là cách quản trị doanh nghiệp với mục tiêu đề ra rõ ràng. Giải pháp khuyến khích sáng tạo, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển một cách toàn diện, hiệu quả, nâng cao năng lực quản lý…

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về MBO là gì? Cách ứng dụng và quy trình thực hiện MBO hiệu quả, phù hợp cho doanh nghiệp.

Nef Digital Jsc.,

  • VPGD: Số 11, Hà Kế Tấn, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 0246655 2266
  • Email: Sales@nef.vn
  • Website: https://nef.vn

Từ khóa » Mục Tiêu Mbo Là Gì