Mẹ Bầu 6 Tuần: 5 Lưu ý Quan Trọng Không được Bỏ Qua! - Monkey
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!
*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay XĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!
Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành XĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!
Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành xĐăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật
*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký- Trang chủ
- Ba mẹ cần biết
- Mang Thai
- Thai kỳ
03/01/20233 phút đọc
Mục lục bài viếtMẹ bầu 6 tuần rất nhạy cảm trong tam cá nguyệt này. Do đó, thai phụ cần biết được những thay đổi của bản thân và thai nhi, cũng như những lời khuyên của các chuyên gia để bước qua giai đoạn nhạy cảm này.
Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi
Trong tuần thứ 6 của thai kỳ, em bé của mẹ phát triển rất nhanh.
-
Kích thước bào thai chỉ bằng một hạt đậu, trung bình dài khoảng khoảng 0,6cm và sẽ tăng gấp đôi vào tuần kế tiếp.
-
Các nếp gấp trên khuôn mặt ngày càng rõ nét hơn, có thể thấy được màu mắt, mũi và tĩnh mạch nhỏ dưới lớp da mỏng manh qua siêu âm.
-
Mắt như hai đốm đen nhỏ chiếm khoảng 25% diện tích khuôn mặt và đôi mắt vẫn còn ở khá xa nhau, có chiều hướng gần với hai bên thái dương.
-
Dần hình thành hệ thần kinh và tất cả các cơ quan chính như thận, gan và phổi.
-
Hai bán cầu não phát triển mạnh mẽ, ruột thừa cũng xuất hiện đi kèm với tuyến tụy.
-
Một đoạn ngắn của ruột phát triển thành dây rốn để trao đổi chất dinh dưỡng và oxy giữa mẹ và thai.
-
Bàn tay và bàn chân đang nhô ra giống như hình mái chèo.
-
Hình dáng của trái tim vẫn chưa được hình thành nhưng tim thai đã bắt đầu đập do các hoạt động co bóp và có chức năng như một quả tim thực thụ, nhịp tim khoảng 120-160 lần/phút; Cũng có trường hợp tim thai đến tuần thứ 8 hoặc 10 mới xuất hiện.
Những thay đổi trên cơ thể mẹ bầu 6 tuần
Phụ nữ mang thai tuần thứ 6 sẽ có những thay đổi rất rõ về thể trạng và cảm xúc. Dưới đây là một số triệu chứng mẹ bầu 6 tuần có thể gặp phải.
Bị ốm nghén
Mẹ bầu 6 tuần có thể gặp các triệu chứng ốm nghén như: chán ăn, buồn nôn, nôn và khứu giác rất nhạy cảm với những mùi lạ. Nguyên nhân là do nồng độ hormone thai kỳ tăng cao, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Tình trạng này sẽ xuất hiện trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ và hết khi thai phụ bước vào tuần thai 14.
Đi tiểu nhiều
Phụ nữ mang thai 6 tuần sẽ đi tiểu với tần suất nhiều hơn trước đây do khối lượng máu và lượng chất lỏng thận cần xử lý tăng lên. Lúc này, lượng máu của mẹ đã tăng khoảng 10% so với trước khi mang thai. Bên cạnh đó, sự phát triển kích thước của tử cung gây áp lực lên bàng quang khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn. Tuy nhiên, bà bầu 6 tuần không được nhịn tiểu để tránh gây ra các bệnh lý về thận.
Tâm lý thay đổi
Tâm trạng của mẹ bầu 6 tuần thay đổi rất thất thường. Mẹ có thể thay đổi cảm xúc từ vui sang tức giận hay buồn một cách rất nhanh chóng. Biểu hiện này là hết sức bình thường khi phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân là do sự thay đổi lên xuống không đều của các hormone khi chị em có bầu. Mặt khác, nhiều mẹ dù đã có bầu 6 tuần nhưng vẫn còn cảm thấy chưa quen với việc mang thai, cộng thêm việc ốm nghén cũng sẽ làm thay đổi đôi chút cảm xúc và tâm lý của thai phụ.
Ngực bị đau và căng tức
Phụ nữ mang thai tuần thứ 6 sẽ cảm thấy đau và căng ở vùng ngực do các mô xung quanh bầu ngực trở nên dày đặc và sần hơn. Mặt khác, sự mất cân bằng giữa các hormone trong cơ thể mẹ bầu khiến lượng máu lên ngực cũng bị ảnh hưởng, làm thai phụ có cảm giác căng tức ngực.
Có cảm giác đau lưng
Phụ nữ có bầu 6 tuần trở đi có thể phải chịu những cơn đau dưới thắt lưng chưa từng xuất hiện trước đấy. Nguyên nhân có thể là vì tử cung đang lớn lên, gây áp lực lên cột sống của mẹ bầu và do sự thay đổi hormone thai kỳ. Đây là triệu chứng bình thường nên thai phụ đừng lo lắng gì cả.
Đau và căng tức vùng bụng
Người mang thai 6 tuần bị đau và căng tức vùng bụng không nên chủ quan, bởi ngoài nguyên nhân do sự tăng trưởng của tử cung gây sức ép lên vùng bụng và các bệnh lý thông thường như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm ruột thừa… còn có thể do những vấn đề bất thường khác ở thai nhi như đe dọa sảy thai, thai ngoài tử cung.
Ra máu hoặc chảy máu âm đạo
Mẹ bầu 6 tuần có thể ra dịch màu nâu, màu đen hoặc ra máu âm đạo. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng nhìn chung, khả năng cao là mẹ đang bị dọa sẩy thai. Việc thai phụ cần làm ngay lúc này là tìm đến bác sĩ để siêu âm, chẩn đoán rõ ràng.
Xem thêm:
- Mẹ bầu 40 tuần chưa chuyển dạ phải làm sao?
- Mẹ bầu 38 tuần đau bụng dưới là do đâu? Xử lý bằng cách nào?
- Bà bầu tháng thứ 8 không tăng cân có sao không? Cách duy trì cân nặng đúng tiêu chuẩn
Các xét nghiệm bà bầu 6 tuần nên biết
Trong suốt thai kỳ mẹ nên khám thai và làm các xét nghiệm cần thiết theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Mẹ bầu ở tuần thai thứ 6 cần làm các xét nghiệm sau đây:
-
Xét nghiệm máu để xác định nhóm máu của mẹ và yếu tố Rh, phát hiện mẹ có bị nhiễm virus, HIV, viêm gan siêu vi B, C hay không.
-
Xét nghiệm protein nước tiểu giúp chẩn đoán phần nào tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đái tháo đường, huyết áp thai kỳ…
-
Siêu âm thai giúp chẩn đoán tim thai, sự phát triển của em bé, tính toàn tuổi thai và ngày dự sinh…
Tùy vào nhu cầu và dấu hiệu cảnh báo của cơ thể mình mà mẹ bầu 6 tuần lựa chọn làm các xét nghiệm cho phù hợp. Điều này sẽ giúp mẹ theo dõi chặt chẽ sức khỏe bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi.
Các bài viết không thể bỏ lỡ
Tại sao phải dành thời gian cho gia đình của chính mình?
Bà bầu tháng thứ 7 bị nôn tuyệt đối không được chủ quan vì những lý do này!
Bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 9 có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Phụ nữ mang thai 6 tuần nên và không nên làm gì?
Phụ nữ mang thai cần biết rằng 3 tháng đầu tiên là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Vậy nên, mẹ bầu 6 tuần cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Những việc nên làm
Một chế độ dinh dưỡng khoa học và vận động phù hợp là lời khuyên mà bác sĩ gửi tới các mẹ bầu 6 tuần. Cụ thể như sau:
Chế độ dinh dưỡng
-
Mẹ bầu 6 tuần cần ăn uống đầy đủ chất để đảm bảo bổ sung đủ 2000 calo mỗi ngày và nên chia nhỏ các bữa ăn thay vì ăn ba bữa chính để hạn chế tình trạng nghén.
-
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là chất sắt, vitamin D và canxi như: Trái cây như táo, lê, nho, bưởi,… Thịt bò, gan động vật, lòng đỏ trứng gà, các loại đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu trắng, đậu nành,… Các loại rau có màu xanh đậm, sữa chua và thực phẩm từ sữa.
-
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày bao gồm nước ép hoa quả và nước canh rau để đảm bảo cơ thể đủ nước, đặc biệt nếu mẹ bị nôn ói nhiều.
-
Uống vitamin tổng hợp cho bà bầu và khoáng chất cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
-
Không ăn thực phẩm cay, nóng, chưa nấu chín, sữa chưa tiệt trùng…
-
Hạn chế hoặc tránh ăn các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, gia vị hoặc chiên xào để giúp giảm triệu chứng nghén.
Chế độ vận động
Mặc dù vận động rất tốt cho người mang thai trong suốt thai kỳ nhưng để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu 6 tuần cần lưu ý:
-
Chỉ nên vận động nhẹ nhàng với các bài tập yoga hay tập thiền có sự tư vấn của chuyên gia.
-
Hạn chế hoặc tránh quan hệ tình dục để không ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển chưa ổn định.
-
Không làm việc nặng, quá sức.
Những việc nên tránh
Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ có thai ở tuần thứ 6 cần tránh làm những điều sau đây để em bé và mẹ được khỏe mạnh.
Tự ý sử dụng thuốc
Mẹ bầu 6 tuần cần bổ sung rất nhiều vitamin và khoáng chất để đủ cung cấp cho bản thân và con yêu. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của phôi thai. Vì vậy, mẹ bầu 6 tuần cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào, kể cả đó là thực phẩm chức năng.
Sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích
Nếu mẹ sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi như bị hội chứng rối loạn do ngộ độc rượu, dị tật tim, thai nhi kém phát triển, dị tật trên khuôn mặt, tổn thương hệ thần kinh trung ương; Ngoài ra mẹ bầu 6 tuần uống rượu bia còn làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu khi mẹ dùng thường xuyên.
Hy vọng những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp cho mẹ bầu 6 tuần vượt qua những khó khăn ban đầu của quá trình mang thai. Ba mẹ hãy thường xuyên truy cập website Monkey.edu.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.
Tại đây, Monkey thường cập nhật các bài chia sẻ kiến thức chăm sóc sức khỏe, nuôi dạy con cái và dạy trẻ học. Bên cạnh đó, Monkey còn cung cấp các ứng dụng giáo dục dạy tiếng Anh, tiếng Việt và Toán cho trẻ gồm: Monkey Junior, Monkey Stories, VMonkey và Monkey Math.
Các ứng dụng này đều áp dụng rất nhiều phương pháp giáo dục sớm hiện đại, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và tư duy hiệu quả ngay từ nhỏ. Chất lượng dạy học của cả 4 ứng dụng Monkey đã được chứng minh qua việc các chuyên gia hàng đầu thế giới trao tặng rất nhiều giải thưởng danh giá, cùng với đó là hàng chục triệu phụ huynh trên toàn cầu tin tưởng lựa chọn.
Với những ai đã, đang và sắp làm mẹ thì chắc chắn đều mong muốn con mình ngoài khỏe mạnh còn học giỏi. Vì vậy, để giúp các con giỏi cả tư duy lẫn ngoại ngữ, ba mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn ứng dụng Monkey ngay từ bây giờ.
Trọn bộ ứng dụng giáo dục Monkey - Giải pháp số 1 giúp con GIỎI TƯ DUY VÀ NGÔN NGỮ. |
6 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 4/06/2022
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-6.aspx
You and your baby at 6 weeks pregnant - Truy cập ngày 4/06/2022
https://www.nhs.uk/pregnancy/week-by-week/1-to-12/6-weeks/
6 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 4/06/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-symptoms-week-6
Chia sẻ ngay Chia sẻSao chép liên kết
Thúy AnhVới kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình
Bài viết liên quan- Mang thai 26 tuần bị ra máu có phải dấu hiệu sảy thai? Mẹ bầu nên làm gì?
- Điều gì sẽ xảy ra khi mẹ bầu 39 tuần ra dịch màu trắng?
- Thai 29 tuần là mấy tháng? Bé phát triển thế nào là bình thường?
- Ốm nghén khi mang thai và 6 lưu ý nhất định phải biết
- Những thay đổi trên cơ thể mẹ bầu 16 tuần
Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi
Monkey Junior
Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey JuniorTừ khóa » Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu 6 Tuần Tuổi
-
Mang Thai Tuần Thứ 6 Mẹ Bầu Cần Lưu ý Những Gì để Thai Nhi Phát ...
-
Thai Nhi 6 Tuần Tuổi Mẹ Bầu Nên ăn Gì? - Eva
-
Có Thai 6 Tuần Nên ăn Gì? – 6 Thực Phẩm "vàng" Tốt Cho Trí Não Của ...
-
Thai Nhi 6 Tuần Tuổi: Sự Phát Triển Của Bé Và Thay đổi ở Mẹ - Huggies
-
Chế độ Dinh Dưỡng 3 Tháng đầu Thai Kỳ - Vinmec
-
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 6 - Vinmec
-
Mang Thai Tuần Thứ 6: Sự Phát Triển Của Thai Nhi Và Mẹ Bầu Nên ăn Gì
-
Chế độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong 9 Tháng Mang Thai
-
6 Tuần Chưa Có Tim Thai Nên ăn Gì để Dưỡng Thai Hiệu Quả? - Mamamy
-
Thai 6 Tuần: Sự Phát Triển Mẹ Cần Biết để Dưỡng Thai Tốt Hơn
-
Phụ Nữ Mới Mang Thai Nên ăn Gì để Con Khỏe Mạnh? - PM Procare
-
Top 10 Thực Phẩm Tốt Cho Phụ Nữ Mang Thai - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Dinh Dưỡng Thai Kỳ: Trọn Vẹn Sức Khỏe Cho Thai Nhi
-
Chế độ Dinh Dưỡng Theo Các Giai đoạn Phát Triển Của Thai Nhi