Mẹ Bầu Bị Hắt Xì Hơi Khi Mang Thai Cần Biết Những điều Này

4:04 | 30/11

Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Hạt Gấc Có Thật Sự Hiệu Quả Không?

3:43 | 30/11

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao (xương cá) có tốt như lời đồn?

4:11 | 30/11

Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Cây Hoa Ngũ Sắc (Hoa Cức Lợn, Cỏ Hôi)

4:08 | 30/11

Dùng Máy Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Có Tốt Không? Giải Đáp Chi Tiết

3:51 | 30/11

Bài Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Trầu Không

3:48 | 30/11

7 cách trị viêm xoang sàng tại nhà đơn giản, hiệu quả

2:08 | 30/11

Top 7+ thuốc xịt mũi trị viêm xoang tốt nhất và cách sử dụng

2:25 | 30/11

Địa chỉ bác sĩ chữa viêm xoang giỏi ở HÀ NỘI & TP.HCM

4:18 | 30/11

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong vô cùng đơn giản không phải ai cũng biết

4:01 | 30/11

Bài Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Ngải Cứu Của Ông Bà Xưa

Mẹ bầu bị hắt xì hơi khi mang thai cần biết những điều này Nguyễn Thị Ngọc Sen 9:59 - 17/03/2023

Đánh giá bài viết

3.5/5 - (2 bình chọn)

Mẹ bầu bị hắt xì hơi khi mang thai

Mẹ bầu bị hắt xì hơi khi mang thai cần biết những điều này

Mẹ bầu bị hắt xì hơi khi mang thai cần biết những điều này

Đặt lịch

Đa số mẹ bầu bị hắt xì hơi khi mang thai đều rất lo lắng. Các chuyên gia đầu ngành khẳng định rằng, việc hắt xì hơi này hoàn toàn vô hại và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như em bé. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên trang bị một số kiến thức về nguyên nhân gây ra hắt xì hơi khi mang thai để có hướng giải quyết kịp thời hơn.

Mẹ bầu bị hắt xì hơi khi mang thai
Hắt xì hơi khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến

Chứng hắt xì hơi khi mang thai và những điều mẹ nên biết

Hắt xì hơi khi mang thai thường khiến cho mẹ bầu lo lắng hơn so với bình thường. Điều này có thể hoàn toàn vô hại đối với sức khỏe mẹ và bé, tuy nhiên có cũng là biểu hiện của một số tác động dưới đây.

1. Nguyên nhân gây hắt xì hơi ở mẹ bầu

Hắt xì hơi thường xuyên, sổ mũi là phản ứng của niêm mạc mũi nói riêng và cơ thể nói chung trước những tác động như khói bụi, khí hậu, hóa chất độc hại và nhiều nguyên nhân khác. Nhìn chung, nguyên nhân gây hắt xì hơi khi mang thai cũng khá đa dạng, nhưng không dễ để nhận biết.

– Viêm mũi thai kỳ:

Mang thai là thời kỳ gây ra nhiều biến đổi cho cơ thể, bên cạnh đó giai đoạn đầu thai kỳ hệ miễn dịch của bà bầu rất yếu. Đây là thời điểm tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây viêm mũi, kèm theo triệu chứng sổ mũi, hắt hơi. Các thống kê mới đây đã chỉ ra, viêm mũi thai kỳ, hắt hơi có ảnh hưởng đến 39% phụ nữ tại các giai đoạn thai kỳ.

Chứng viêm mũi khi mang thai thường kéo theo triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi liên tục và kéo dài hơn 6 tuần hoặc lâu hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do lưu lượng máu đến màng nhầy tăng, các vi khuẩn trong màng nhầy và mảng bụi bẩn bắt đầu tạo phản ứng với nhau, gây viêm sưng mũi.

Xem chi tiết: Viêm mũi khi mang thai và những điều mẹ bầu nên biết

– Cảm cúm, cảm lạnh:

Hệ miễn dịch của phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ thường rất kém nên nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh thường rất cao. Một trong số những phản ứng của cơ thể khi bị cảm lạnh đó là hắt xì, nhưng sau đó là một số biểu hiện khác kèm theo.

Cảm lạnh thường vô hại với phụ nữ mang thai nhưng cảm cúm hoặc bất kỳ bệnh lý nào khác cũng có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu phụ nữ mang thai xuất hiện dấu hiệu cảm cúm thì đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ ngay, tránh gây ra một số biến chứng nguy hiểm khi tự ý dùng thuốc điều trị.

– Dị ứng:

Dấu hiệu thường gặp khi bị dị ứng đó là hắt xì hơi liên tục, ngứa mũi và kèm theo một số biểu hiện đặc trưng. Phụ nữ mang thai có nguy cơ dị ứng trong thời gian mang thai, điều này đã bao gồm dị ứng theo mùa và dị ứng trong nhà.

Một cuộc khảo sát quốc gia về tăng trưởng gia đình mới đây đã nghiên cứu và đánh giá rằng, dị ứng khi mang thai không làm tăng nguy cơ dẫn đến ảnh hưởng nào nguy hại đến em bé, kể cả việc nhẹ cân hoặc sinh non.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu hắt xì khi mang thai
Dị ứng là nguyên nhân khiến mẹ bầu hắt xì khi mang thai

Tìm hiểu thêm: Dị ứng khi mang thai – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

2. Mẹ bầu hắt xì hơi nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi?

Cấu trúc cơ thể được xây dựng để nuôi dưỡng và bảo vệ em bé một cách an toàn. Mặc dù các triệu chứng hắt hơi không gây ra bất cứ rủi ro nào nhưng nếu mẹ bầu thường xuyên hắt hơi thì vẫn có thể làm tổn thương đến em bé của bạn ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.

Có một số phụ nữ khi mang thai thường có biểu hiện đau nhói, đau lan tỏa xung quanh bụng khi hắt xì hơi thường xuyên. Nhưng theo các bác sĩ, trường hợp này không gây nguy hiểm, bởi vì lúc này tử cung phát triển đã làm cho các dây chằng chèn ép, tạo áp lực lên nên có biểu hiện đau. Bác sĩ cho rằng đây là hiện tượng dây chằng tròn bị chèn ép khi hắt xì hơi.

Nếu mẹ bầu bị hắt hơi nhưng không kèm theo triệu chứng khác như sốt, hắt xì hơi, nôn ói thì có thể mẹ chỉ bị dị ứng thời tiết, cảm lạnh thông thường. Những vấn đề này không làm ảnh hưởng đến thai nhi nhưng nó làm cho mẹ bầu mệt mỏi. Vì vậy, mẹ bầu hãy chủ động giữ ấm cho cơ thể và phòng tránh các triệu chứng này ngay từ sớm.

Còn đối với trường hợp mẹ bầu bị cúm, kèm theo triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, sốt cao, nôn ói, đau họng, cơ thể mệt mỏi thì em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có khả năng dẫn đến các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng Down, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sảy thai, thai bị lưu. Hãy nói chuyện với bác sĩ khi thai phụ bị cúm hoặc có tiền sử hen suyễn.

3. Hắt xì hơi khi mang thai có nên dùng thuốc không?

Việc sử dụng thuốc điều trị hắt xì hơi trong giai đoạn thai kỳ không được khuyến khích sử dụng, nếu bắt buộc sử dụng bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm khá nhạy cảm và rất nguy hiểm nếu bạn sử dụng thuốc bởi nó có nguy cơ gây dị tật thai nhi rất cao.

Thay vào đó, khi bị hắt xì hơi thường xuyên, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện đơn giản như:

  • Rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý để xì hết chất nhầy bên trong mũi.
  • Nên dùng giấy mềm để lau dịch nhầy, tránh chà xát vào mũi. Không hỉ mũi quá mạnh để tránh làm tổn thương đến màng nhĩ.
  • Sử dụng thuốc xịt mũi dành cho bà bầu để làm sạch các xoang.
  • Vệ sinh máy lọc không khí trong phòng. Bên cạnh đó, dùng máy tạo độ ẩm cho phòng vào ban đêm để hạn chế mũi bị khô, dễ gây kích ứng.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, quần áo, tránh tình trạng ẩm mốc.
  • Nuôi thú cưng ở một không gian tách biệt.
  • Tiêm phòng cúm trước tháng 11 để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé trước mùa cúm diễn ra.
  • Sử dụng nước ép tỏi hoặc ăn tỏi sống để cải thiện triệu chứng.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi,…
  • Nếu bạn có cảm giác đau bụng khi hắt hơi thì hãy thử ôm bụng nằm nghiêng theo tư thế của thai nhi.
  • Điều trị hen suyễn theo phác đồ của bác sĩ.
  • Bà bầu cũng cần vận động với một số bài tập nhẹ nhàng để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ khi có biểu hiện sốt, nhiễm khuẩn, người mỏi mệt,…

Bất cứ những thay đổi trong thời kỳ mang thai của bạn đều ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Vì vậy, các mẹ cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng bất cứ những gì đưa vào cơ thể, đặc biệt là thuốc.

4. Khi nào mẹ bầu nên khám bác sĩ?

Tuy không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng chứng hắt xì ở phụ nữ mang thai đôi khi cũng khiến mẹ bầu vô cùng lo lắng. Khi có những biểu hiện sau, mẹ bầu nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ.

  • Hắt xì liên tục, có biểu hiện khó thở
  • Sốt trên 38 độ
  • Người bị mất nước
  • Ăn không ngon, mất ngủ
  • Ngực đau, hơi thở khò khè.
  • Ho ra chất nhầy có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, quánh đặc như mủ.
Khám bác sĩ khi mẹ bầu hắt xì khi mang thai
Hãy trao đổi với bác sĩ nếu mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh suyễn, cảm cúm

Trên đây là một số thông tin về chứng hắt xì hơi khi mang thai mà bạn đọc có thể tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán nào thay thế chỉ định của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

  • 9 cách chữa hắt hơi sổ mũi cho bà bầu an toàn, hiệu quả
  • Bị viêm mũi dị ứng hắt xì ra máu có nguy hiểm không?

Đánh giá bài viết

3.5/5 - (2 bình chọn)

Cập nhật lúc: 9:34 AM , 17/06/2024

Chia sẻ

Tin liên quan

chứng hắt xì hơi

Tổng quan về chứng hắt xì hơi và cách điều trị

Hắt hơi là triệu chứng thường thấy khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm hoặc các dị nguyên kích ứng. Đây là một phản ứng...

Trẻ sơ sinh bị hắt xì hơi do đâu? có đáng lo ngại không?

Ung thư hạ họng: Tổng quan về bệnh và cách điều trị

Tìm hiểu về tình trạng khô họng và cách điều trị

Những thông tin cần biết về chứng khô họng và cách điều trị

7 bài tập yoga chữa viêm xoang giúp làm giảm triệu chứng

Thực hiện những động tác yoga chữa viêm xoang có tác dụng thông đường thở, cải thiện chức năng hô...

Tìm hiểu cách chữa ho cho bé bằng cỏ nhọ nồi đơn giản, hiệu quả

Chữa ho cho bé bằng cỏ nhọ nồi có hiệu quả không?

Chữa ho bằng cỏ nhọ nồi là phương pháp đã được dân gian áp dụng từ lâu. Nó cũng mang...

Viêm Amidan quá phát nên uống thuốc gì?

Sử dụng thuốc điều trị viêm amidan quá phát được xem là lựa chọn giúp kiểm soát và đẩy lùi...

Hiện tượng amidan có đốm trắng và hướng điều trị

Bạn có thể cảm thấy lo ngại nếu đột nhiên nhìn thấy những đốm trắng trên amidan. Tuy nhiên, trong...

Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi?

Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề các bậc phụ huynh có con nhỏ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Hủy trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Δ

  • 0
  • Liên hệ nhanh
  • 0 Hỏi đáp
  • Chia sẻ
Ẩn
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Zalo
[ads_sidebar]

Chuyên gia tư vấn

Bạn đang gặp vấn đề gì??? Nam khoa Mề đay Viêm da Bệnh trĩ Dạ dày Tai – Mũi – Họng Xương khớp Mất ngủ Phụ khoa Mỡ máu Đại tràng Gửi câu hỏi Gọi điện HN (024) 7109 6699 HCM (028) 7109 6699 Đặt lịch khám

Tổng đài tư vấn bệnh học

Kết nối với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc của bạn, để lại số điện thoại để được tư vấn Gọi lại cho tôi

Hotline tư vấn

Hà Nội (024) 7109 6699 Gọi Hồ Chí Minh 028 7109 6699 Gọi

Từ khóa » Chứng Xì Hơi ở Bà Bầu