Mẹ Bầu Tiêm Uốn Ván Tuần Bao Nhiêu? Cần Lưu ý Gì? - Monkey
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!
*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay XĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!
Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành XĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!
Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành xĐăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật
*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký- Trang chủ
- Ba mẹ cần biết
- Mang Thai
- Thai kỳ
21/06/20223 phút đọc
Mục lục bài viếtMẹ bầu tiêm uốn ván tuần bao nhiêu để phát huy tối đa hiệu quả vắc xin? Những lưu ý và triệu chứng có thể gặp khi tiêm là gì? Tìm hiểu những thông tin ngay sau đây.
Tìm hiểu về bệnh uốn ván
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm, do vi khuẩn Clostridium Tetani gây ra. Vi khuẩn uốn ván có hầu khắp mọi nơi, chủ yếu trong đất, bụi bẩn,,... với khả năng sinh tồn mạnh và rất khó để tiêu diệt. Chúng chứa độc tố Tetanospasmin xâm nhập vào hệ thần kinh, khiến bệnh phát tác nhanh và gây tử vong rất cao.
Trực khuẩn uốn ván đi vào cơ thể chúng ta qua vết thương hở. Người mắc bệnh có biểu hiện rõ nhất là cứng hàm, căng cơ mặt, có thể xuất hiện cơn co giật. Khi bị nặng, toàn thân co cứng như một tấm ván uốn cong dễ dẫn đến ngạt thở, liệt cơ hô hấp và tử vong.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu tuần bao nhiêu luôn cần được quan tâm đúng mức bởi mẹ bầu và trẻ sơ sinh là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván. Vi khuẩn có thể xâm nhập qua vết mổ hoặc đường âm đạo khi mẹ lâm bồn, qua vết cắt rốn của trẻ và gây tử vong cao cho cả hai nếu không may mắc phải.
Vì sao phụ nữ mang thai nên tiêm phòng uốn ván?
Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé trong và sau khi sinh, mẹ bầu không thể bỏ qua việc tiêm phòng uốn ván bởi những nguyên nhân sau:
-
Bệnh uốn ván rất nguy hiểm, tỉ lệ gây tử vong rất cao nếu không may mắc phải, nhất là khi cơ thể chưa có kháng thể uốn ván.
-
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh và uốn ván có thể phòng bằng cách tiêm vắc xin.
-
Vắc xin uốn ván cho bà bầu đã được chứng minh là an toàn cho cả mẹ và bé, không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
-
Tiêm uốn ván khi mang thai giúp cơ thể thai phụ tự tạo ra kháng thể để chống lại vi khuẩn này.
-
Bà bầu có thể truyền kháng thể uốn ván sang thai nhi, giúp trẻ hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh.
Vì vậy, phụ nữ mang thai cần nắm bắt thông tin mẹ bầu tiêm uốn ván tuần bao nhiêu để không bỏ qua thời điểm tiêm phù hợp. Ngoài ra, khi khám thai định kỳ, chị em sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ hơn về vấn đề này.
Mẹ bầu bao nhiêu tuần thì tiêm uốn ván?
Không ít thai phụ không biết nên tiêm uốn ván bà bầu tuần bao nhiêu là đúng bởi lịch tiêm phòng uốn ván có vẻ khá phức tạp và khó nắm bắt về số lượng mũi tiêm. Thực tế, việc này còn tùy thuộc vào số lần mang thai của mẹ.
Đối với phụ nữ mang thai lần đầu
Mang thai lần đầu, mẹ bầu tiêm uốn ván tuần bao nhiêu sẽ căn cứ vào số mũi tiêm trước đó của mẹ. Nếu chưa được tiêm mũi uốn ván nào hoặc không rõ đã tiêm bao nhiêu mũi thì cần tiêm đủ 2 mũi:
-
Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt khi mẹ mang thai. Nhưng 3 tháng đầu, thai nhi chưa ổn định vì vậy bác sĩ khuyến cáo chỉ nên tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ, tức là từ tuần 20 đến tuần 22 và không được trễ hơn 26 tuần.
-
Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 30 ngày và trước ngày dự sinh ít nhất 30 ngày để cơ thể có đủ thời gian tạo kháng thể.
Đối với phụ nữ mang thai lần 2
Khi có thai lần 2, mẹ bầu tiêm uốn ván ở tuần bao nhiêu còn tùy thuộc vào khoảng cách thời gian với lần mang thai thứ nhất.
-
Nếu cách chưa đến 5 năm và đã được tiêm đủ 2 mũi uốn ván trong lần mang thai trước, thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi uốn ván khi thai được 24 tuần tuổi.
-
Nếu cách hơn 5 năm, thì tiêm lại 2 mũi giống như lần đầu mang thai.
-
Nếu đã tiêm phòng đủ 5 mũi uốn ván (3 mũi cơ bản trong chương trình tiêm chủng mở rộng và 2 mũi trong lần mang thai đầu) và cách mũi tiêm cuối ở lần trước chưa tới 10 năm thì không cần phải tiêm lại do vẫn còn kháng thể để bảo vệ. Nếu trên 10 năm thì vẫn cần nhắc lại 2 mũi như lần mang thai đầu.
Sau 2 lần sinh, để tạo miễn dịch tốt nhất với vi khuẩn uốn ván, bà bầu nên tiêm nhắc 2 mũi để tạo miễn dịch uốn ván tốt nhất:
-
Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi tiêm gần nhất trước đó hoặc ở kỳ có thai lần sau.
-
Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc ở kỳ có thai lần sau.
Các loại vắc xin uốn ván dành cho bà bầu
Mẹ bầu tiêm uốn ván tuần bao nhiêu cũng phụ thuộc vào loại vắc xin mà mẹ lựa chọn. Phụ nữ đang mang thai có thể tiêm vắc xin VAT của Việt Nam, và xem xét tiêm vắc xin Boostrix của Bỉ ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Từng loại vắc xin phòng uốn ván cho bà bầu có lịch tiêm cụ thể như sau:
Vắc xin VAT (Việt Nam) | Vắc xin Boostrix (Bỉ) |
1. Lịch tiêm ở thai phụ chưa từng tiêm vắc xin: - Mũi 1: Khi phát hiện có thai, vào 3 tháng giữa thai kỳ. - Mũi 2: Trước thời điểm dự sinh ít nhất 1 tháng. 2. Lịch tiêm ở thai phụ đã từng tiêm vắc xin: - Tiêm 1 mũi lúc 24 tuần nếu mũi cuối ≤ 5 năm. - Tiêm 2 mũi nếu mũi cuối > 5 năm vào tháng thứ 3 và trước ngày dự sinh 30 ngày. | - Chỉ tiêm 1 mũi từ tuần 28 trở đi của thai kỳ - Sau 10 năm tiêm nhắc lại. |
Bên cạnh vấn đề tiêm uốn ván cho bà bầu tuần bao nhiêu, chị em có thể xem xét tiêm phòng uốn ván trước nếu có ý định sinh em bé với các loại vắc xin sau:
- Vắc xin Adacel của Pháp và Boostrix của Bỉ: Chỉ tiêm 1 mũi và tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.
- Vắc xin VAT của Việt Nam: Tiêm 5 mũi ở phụ nữ tuổi sinh đẻ từ 15 – 35 tuổi, gồm 3 mũi cơ bản trong chương trình tiêm mở rộng, mũi 4 tiêm sau mũi 3 được 1 năm và mũi 5 tiêm sau mũi 4 được 1 năm.
Vắc xin uốn ván cho bà bầu có giá bao nhiêu?
Cùng với việc bàn về mẹ bầu tiêm uốn ván tuần bao nhiêu thì giá của vắc xin mẹ cũng cần phải biết. Hiện nay, việc tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu tại Việt Nam đã được đưa vào tiêm chủng mở rộng. Thai phụ hãy đến cơ sở y tế địa phương để được tiêm miễn phí loại vắc xin này. Các mẹ sẽ được tiêm loại vắc xin VAT.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu muốn tiêm loại khác và tiêm ở các phòng dịch vụ thì giá của vắc xin uốn ván là bao nhiêu còn tùy vào hãng nào và ở dạng đơn giá (chỉ phòng bệnh uốn ván) hay dạng kết hợp (phòng nhiều bệnh khác nhau, trong đó có uốn ván).
Giá thành của vắc-xin uốn ván đơn giá loại VAT dao động từ 100.000 – 150.000 đồng, thấp hơn dạng kết hợp. Mẹ có thể tìm hiểu loại và giá của vắc xin được niêm yết tại các phòng tiêm dịch vụ để lựa chọn cho phù hợp. Tất nhiên là phải có sự tư vấn của bác sĩ dựa trên tiền sử tiêm và hiện trạng sức khỏe của mẹ.
Xem thêm: Bà bầu tháng thứ 4 tăng bao nhiêu cân? Làm sao để duy trì cân nặng hợp lý?
Những lưu ý khi tiêm uốn ván ở bà bầu
Trước khi tiêm, thai phụ cần dành thời gian tìm hiểu, lựa chọn các bệnh viện, cơ sở tiêm chủng uy tín để được tiêm phòng an toàn và chất lượng. Tại đây, chuyên gia sẽ tư vấn cho mẹ rõ về lợi ích của các loại vắc-xin, tiêm loại nào và cả việc mẹ bầu tiêm uốn ván từ tuần bao nhiêu là hợp lý….
Các biến chứng của tiêm vắc-xin là rất hiếm gặp, bà bầu nên cân nhắc giữa nguy cơ rất ít và lợi ích to lớn của việc tiêm vắc xin đối với sự an toàn của bản thân và em bé. Hãy tin tưởng và làm theo hướng dẫn của bác sĩ tại phòng tiêm, ở lại khoảng 20-30 phút để theo dõi những phản ứng sau tiêm.
Nên tiêm phòng uốn ván ở đâu?
Nhìn chung, mẹ bầu có thể dễ dàng tiếp cận và lựa chọn cho mình cơ sở tiêm phòng uốn ván. Bên cạnh các Trạm y tế địa phương, thai phụ nên tìm đến các bệnh viện công đầu ngành sau đây:
-
Khu vực miền Bắc: Tại Hà Nội có Bệnh viện Bạch Mai, Đại học Y.
-
Khu vực miền Trung: Bệnh viện Đại học Y dược Huế, Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng.
-
Khu vực miền Nam: Tại TP. Hồ Chí Minh có Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện ĐH Y dược.
Nếu lựa chọn tiêm dịch vụ tư nhân, chị em nên chọn các cơ sở uy tín đã được Nhà nước cấp phép hoạt động và cung ứng nguồn vắc-xin chất lượng tốt.
Một số phản ứng phụ có thể gặp sau tiêm
Bà bầu sau khi tiêm phòng uốn ván có thể bị sưng, nổi cục cứng, đau nhức và tê buốt tại vị trí tiêm ở bắp tay hoặc sốt nhẹ. Đây là những phản ứng phụ thường gặp khi vắc xin đi vào cơ thể. Triệu chứng này sẽ giảm dần sau 48 giờ và mất đi sau 2 đến 3 ngày.
Tốt nhất là mẹ nên nghỉ ngơi và theo dõi các biểu hiện của mình sau tiêm, đặc biệt là 24 giờ đầu. Nếu có biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ C, khó thở, mệt mỏi nhiều hãy báo ngay cho cơ sở y tế.
Đối phó với tiêm phòng uốn ván bị sưng ngứa
Nếu mẹ bầu bị sưng ngứa tại vị trí tiêm sau khi tiêm phòng có thể đối phó bằng những cách sau:
-
Ngay khi vừa tiêm xong hãy xoa nhẹ nhàng xung quanh vùng tiêm cho đều khoảng 20 – 30 phút để giúp máu lưu thông, hạn chế sưng tấy nhưng nhớ tránh xoa vào ngay điểm tiêm.
-
Nếu sưng đau nhiều, có thể cho đá lạnh vào túi khăn rồi chườm lên vùng tiêm.
-
Không được tự ý dùng các loại thuốc giảm đau, giảm ngứa.
-
Tránh tác động mạnh, gãi lên chỗ tiêm.
-
Nếu sưng ngứa không giảm sau 2-3 ngày và đau rát, hãy đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Kiêng kị sau khi tiêm phòng uốn ván
Vắc xin uốn ván cần ít nhất 2 đến 4 tuần sau tiêm mới tạo được kháng thể. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, mẹ bầu cần kiêng kị những điều sau:
-
Tránh dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,…
-
Cần nghỉ ngơi nhiều và hạn chế vận động mạnh.
-
Tránh làm tổn thương vết tiêm.
-
Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn chín uống sôi, đủ chất dinh dưỡng.
-
Tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ sau tiêm.
Những lưu ý khác mẹ chớ bỏ qua!
Ngoài việc lưu ý mẹ bầu tiêm uốn ván tuần bao nhiêu, phụ nữ mang thai còn cần tuân thủ những điều sau đây khi tiêm phòng uốn ván:
-
Tiêm đủ mũi và tiêm đúng thời điểm theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý đi tiêm.
-
Để tránh các phản ứng sau tiêm, cần khám sàng lọc đầy đủ trước tiêm.
-
Tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi tiến hành tiêm nếu có tiền sử bị dị ứng với vắc-xin hoặc bị bệnh về xương khớp, thận, mang đa thai, nguy cơ sinh non,…
-
Lựa chọn bệnh viện để đi sinh phải đảm bảo an toàn, vệ sinh sạch sẽ.
-
Có thể tiến hành tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai như một khâu chuẩn bị để tạo hệ miễn dịch bảo vệ cho bản thân và em bé.
Hy vọng bài viết này đã giúp chị em biết mẹ bầu tiêm uốn ván tuần bao nhiêu là hợp lý cũng như những thông tin hữu ích khác về tiêm phòng uốn ván. Mẹ hãy đi tiêm đúng lịch để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho cả thai kỳ và sau khi sinh.
Tài liệu tham khảoWhich vaccines during pregnancy are recommended and which ones should I avoid? - Truy cập ngày 21/06/2022
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/vaccines-during-pregnancy/faq-20057799
Vaccinations in pregnancy - Truy cập ngày 21/06/2022
https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/vaccinations/
Vaccination of Pregnant Women: Protecting Babies Even Before Birth! - Truy cập ngày 21/06/2022
https://kids.frontiersin.org/articles/10.3389/frym.2021.588591
Chia sẻ ngay Chia sẻSao chép liên kết
Thúy AnhVới kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình
Bài viết liên quan- Bà bầu đi bơi được không? Lợi ích & những lưu ý quan trọng
- Bà bầu tháng thứ 6 có nên quan hệ? Những lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh
- Top 8 bài tập thể dục cho bà bầu tháng thứ 7 tốt nhất
- 5 cách điều trị tiểu đường thai kỳ hiệu quả cao
- Bà bầu bị đau nhức xương khớp có phải là bệnh nguy hiểm?
Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi
Monkey Junior
Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey JuniorTừ khóa » Tiêm Uốn Ván Sau Bao Nhiêu Tiếng
-
Nên Tiêm Uốn Ván Bao Lâu Sau Khi Bị Thương? | Vinmec
-
Tiêm Phòng Uốn Ván Có Tác Dụng Trong Bao Lâu? | Vinmec
-
Nên Tiêm Vắc Xin Uốn Ván Bao Lâu Sau Khi Bị Thương?
-
Khi Bị Thương Tiêm Uốn Ván Sau Bao Lâu Là được?
-
Thời Gian, địa điểm, Giá Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu - VNVC
-
Đợi đến Khi Có Vết Thương Mới đi Tiêm Phòng Uốn Ván Thì đã Muộn!
-
BỆNH UỐN VÁN - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Tiêm Vắc Xin Uốn Ván Hết Bao Nhiêu Tiền, Lịch Tiêm Ra Sao? | Medlatec
-
Giá Tiêm Vắc Xin Uốn Ván Là Bao Nhiêu? | Medlatec
-
Phòng Ngừa Uốn Ván Khi Bị Thương
-
BỆNH UỐN VÁN – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
-
Những Thời điểm Quan Trọng Cần Tiêm Vắc Xin Uốn Ván
-
Tiêm Ngừa Uốn Ván Vấn đề Rất Quan Trọng Bị Bỏ Quên
-
Chích Ngừa Uốn Ván Sau 24 Tiếng Giẫm Phải đinh, Thuốc Có Còn Tác ...