Mẹ Cẩn Thận Khi Trẻ Có Lòng Bàn Tay Nhợt Nhạt | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh trẻ em
Mẹ cẩn thận khi trẻ có lòng bàn tay nhợt nhạt 24/12/2020 - 14:28 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Bác sĩ CKIINguyễn Thị Mai Hoa
Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI1900 55 88 92Đặt lịch khámTrẻ có lòng bàn tay nhợt nhạt mẹ nên cẩn thận có thể bé đang bị thiếu máu thiếu sắt. Bài viết sau giúp mẹ có thêm thông tin về hiện tượng này.1. Một ngày uống gần chục hộp sữa bé trai 5 tuổi bị thiếu máu
Chị M. (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, bé trai 5 tuổi nhà chị từ bé đã có thể trạng yếu, con bị bệnh hen phế quản, gần đây bệnh hay tái phát và trở nặng. Chị cho con đi khám với bác sĩ chuyên khoa nhi, trong lúc kiểm tra bác sĩ có xem lòng bàn tay của con thì thấy lòng bàn tay của bé có màu nhợt nhạt, sau đó bác sĩ chỉ định cho bé làm xét nghiệm máu thì được cho biết con bị thiếu máu. Chị M. bất ngờ khi nghe bác sĩ kết luận điều trên. Chị chỉ nghĩ rằng bé có nước da trắng, lại hay bị bệnh nên bé có vẻ xanh xao chứ chưa bao giờ nghĩ con bị thiếu máu.
Chị M. còn chia sẻ, bé trai nhà chị còn uống rất nhiều sữa. Thậm chí mỗi ngày bé có thể uống 5-6 hộp sữa, nhiều khi con uống sữa còn chẳng cần ăn. Chị còn sợ bé uống nhiều sữa quá thừa chất chứ không hề nghĩ con lại bị thiếu máu.
2. Chuyên gia lý giải trẻ vì sao trẻ có lòng bàn tay nhợt nhạt
Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Bánh – Bác sĩ chuyên khoa Nhi tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cho biết:
Thiếu máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trẻ bị thiếu máu kéo dài gây biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, giảm trí thông minh, giảm sức đề kháng,… Chính vì vậy trẻ bị thiếu máu thường dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hơn với trẻ bình thường.
Thông thường, khi xét nghiệm máu sẽ cho kết quả chính xác về tình trạng thiếu máu ở trẻ em. Tuy nhiên, phụ huynh có thể nhận biết sớm các biểu hiện của trẻ bị thiếu máu như niêm mạc nhợt nhạt, da xanh xao, lòng bàn tay nhợt nhạt, người mệt mỏi, … trong đó dễ nhận biết nhất là lòng bàn tay nhợt nhạt.
Việc uống sữa là tốt cho trẻ nhưng nên sử dụng với lượng vừa phải (khoảng 500ml mỗi ngày). Việc bé uống quá nhiều sữa một ngày khoảng 1000-1200 ml sữa mỗi ngày có thể làm hạn chế hấp thụ sắt dễ gây thiếu máu ở trẻ.
Thiếu máu ở trẻ em và người lớn chủ yếu là do thiếu sắt. Sắt được bổ sung trong các loại thực phẩm mà trẻ ăn uống hàng ngày, qua sữa, có thể bổ sung sắt bằng dạng uống. Vì vậy thay vì việc mỗi ngày cho bé uống quá nhiều sữa, mẹ hãy cho bé ăn uống cân đối hơn. Nếu cần thì bổ sung thuốc bổ máu theo chỉ định của bác sĩ nhi khoa.
3. Các nguyên nhân gây tình trạng thiếu máu ở trẻ em
– Trẻ bị thiếu sắt: chế độ ăn không đáp ứng đủ nhu cầu sắt của cơ thể trẻ.
– Do bị mất sắt: xuất huyết tiêu hóa, chảy máu cấp tính, hoặc chảy máu mãn tính (các bệnh liên quan đến ký sinh trùng như nhiễm giun sán) có thể gây mất máu.
– Do hấp thu sắt kém: rối loạn hấp thu như tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày, rối loạn chuyển hóa và hay mắc các bệnh nhiễm trùng khác như viêm phổi tái phát, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tai mũi họng…
Trong ba nguyên nhân kể trên thì nguyên nhân hay gặp nhất là chế độ ăn của trẻ thiếu chất sắt.
4. Bổ sung sắt cho trẻ bằng cách nào?
Theo Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhu cầu sắt của trẻ từ 1-5 tuổi là 10 mg một ngày. Cách bổ sung hiệu quả và an toàn nhất là thông qua chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Việc bổ sung sắt qua đường uống bằng việc sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt cho bé, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp để tránh gây nguy hiểm cho con.
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm từ các bệnh viện lớn ra làm việc như: Bệnh viện E, Xanh-Pôn, Thanh Nhàn, Nhi Trung ương … Với tiêu chí: Khám tận tình – Hạn chế kháng sinh. Hệ thống máy móc, xét nghiệm, nội soi, chẩn đoán hình ảnh tân tiến. Phục vụ mẹ và bé tận tình và chu đáo. Có khu vui chơi rành riêng cho bé. Phòng khám Nhi sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi. Ngoài ra, Hệ thống Y tế Thu Cúc còn áp dụng thanh toán BHYT và bảo hiểm bảo lãnh – Là địa chỉ uy tín được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: bệnh thiếu máuthiếu chất Đăng ký nhận tư vấnVui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn Đăng ký ngay Bài viết liên quanThiếu máu mạc treo có nguy hiểm không?
Thiếu máu sinh lý ở trẻ em: nguyên nhân và cách khắc phục
Khám trẻ sơ sinh thiếu máu
Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em
Bệnh thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em
Những điều cần biết về bệnh thiếu máu huyết tán ở trẻ em
Dấu hiệu và cách điều trị trẻ bị dính thắng lưỡi
Trẻ bị đau bụng nên ăn gì và không nên ăn những thực phẩm nào?
Có nên nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày cho trẻ?
Chữa bệnh viêm mũi ở trẻ em khó chịu vùng mũi
Chữa viêm tai giữa trẻ em như thế nào?
Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 11 món đơn giản
Suy dinh dưỡng và thấp còi là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của…Tư vấn: Trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 5 nguy hiểm không
Trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 5 chưa khỏi khiến phụ huynh rất lo lắng. Không ít người…Phương pháp để chẩn đoán suy dinh dưỡng trẻ em hiện nay
Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển…Gợi ý về thực đơn cho trẻ 3 tuổi bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng ở trẻ em, là một vấn đề đáng lo ngại của nhiều phụ huynh. Tình trạng…Cảnh báo: Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, hiếm nhưng cực nguy hiểm
Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh được cho là hiếm gặp, tuy nhiên vẫn có tỉ lệ…Giải đáp vấn đề trẻ suy dinh dưỡng là thiếu chất gì
Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Da Xanh Xao ở Trẻ Em
-
Trẻ Sơ Sinh Thiếu Máu Do Thiếu Sắt - Vinmec
-
Bé 8 Tuổi Da Hơi Xanh Xao - Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh
-
Trẻ Bị Thiếu Máu: Những điều Bố Mẹ Cần Biết
-
NHỮNG DẤU HIỆU THIẾU SẮT Ở TRẺ NHỎ VÀ CÁCH PHÒNG ...
-
5 Nguyên Nhân Hàng đầu Khiến Da Xanh Xao Nhợt Nhạt - Hello Bacsi
-
Dấu Hiệu để Phát Hiện Sớm Bệnh Ung Thư Máu ở Trẻ Em
-
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Khi Trẻ Biếng ăn Da Xanh ...
-
Thiếu Máu Do Thiếu Sắt ở Trẻ Em- Một Vấn đề Vẫn Cần được Quan Tâm ...
-
8 Dấu Hiệu Cảnh Báo Trẻ Bị Thiếu Máu Cha Mẹ Nên Biết
-
Nhận Biết Thiếu Sắt, Thiếu Máu ở Trẻ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bé Xanh Xao Có Phải Do Thiếu Máu - VnExpress Sức Khỏe
-
Cảnh Báo 12 Dấu Hiệu Trẻ Thiếu Sắt Mẹ Chớ Xem Thường - Fitobimbi
-
Thấy Con Xanh Xao, Lao Vào Nhồi Sắt | Báo Dân Trí
-
Da Xanh Xao Nhợt Nhạt, Nguyên Nhân Do Dâu? - Ferrovit
-
Trẻ 3 Tuổi Bị Vàng Da, Xanh Xao: Chưa Chắc Là Thiếu Sắt! - Mẹ Bé AZ
-
4 Nguyên Nhân Sức Khỏe Khiến Da Trẻ Luôn Xanh Xao - Yêu Trẻ
-
3 Nguyên Nhân Làm Cho Da Bé Xanh Xao | Giáo Dục Việt Nam