Mẹ Có Nên Nhuộm Tóc, Uốn, ép…khi Mang Thai - Sắt Bà Bầu

Có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề ép/nhuộm tóc khi mang thai. Tuy nhiên một câu hỏi được đặt ra là bạn có chấp nhận mạo hiểm giữa làm đẹp với sự an toàn của thai nhi hay không?

5 (100%) 1 vote

Nhiều chị em chia sẻ rằng họ đã từng nhuộm tóc, ép tóc hoặc sử dụng hóa chất làm đẹp tóc trong thời gian mang thai nhưng thai nhi vẫn phát triển bình thường và sau này ra đời vẫn khỏe mạnh. Vì vậy họ cho rằng thuốc nhuộm tóc là hoàn toàn vô hại.

Nhưng vấn đề ở đây là mỗi loại thuốc nhuộm tóc có thành phần hóa chất khác nhau và quan trọng là chưa xác định được loại hóa chất nào gây hại cho bà bầu, loại chất nào an toàn. Trong khi một lượng chất hóa phẩm nhỏ cũng có thể qua da và ảnh hưởng tới hệ thống cơ thể của bà bầu. Tuy nhiên, khối lượng nhỏ cũng có thể không quá nguy hiểm đối với thai nhi. Khi bạn nhuộm tóc hoặc làm tóc, bạn có thể thấy có mùi rất ghê và nếu bạn thở thì nó có thể theo đường thở ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Nhuộm tóc vĩnh viễn chứa amoniac có mùi nặng. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên sử dụng thuốc nhuộm có chứa amoniac. Nếu hít quá nhiều chất này vào cơ thể còn có thể gây co thắt tử cung, dễ dẫn tới sảy thai, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, thuốc nhuộm tóc còn có khả năng gây dị ứng đối với cơ thể người mẹ như gây phù mặt, ngứa ngáy, dị ứng, nổi mụn đỏ.

Bác sĩ Lê Lan

Tuyệt đối bạn không nên ép tóc, nhuộm tóc trong 3 tháng đầu mang thai vì đây là thời điểm quan trọng nhất để thai nhi hình thành và phát triển. Mà trong thành phần của các loại thuốc nhuộm, ép tóc thường chứa các chất hóa học độc hại không tốt cho sức khỏe như chất phenylenediamine, aminophenol… Để an toàn bạn không nên nhuộm tóc hoặc tiếp xúc với các hóa chất uốn, nhuộm, hấp, ép tóc.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định làm đẹp với mái tóc. Nếu bạn thực sự muốn nhuộm tóc thì có thể cân nhắc việc nhuộm vào quý thứ 2 của thai kỳ, khi em bé đã phát triển và ít bị tổn thương hơn. Nên chọn các loại sản phẩm được làm từ thảo dược sẽ có ít tác dụng phụ hơn các loại thuốc nhuộm từ hóa chất. Chọn các sản phẩm của hãng có uy tín nhằm đảm bảo chất lượng và chứa thành phần được chấp nhận. Bạn nên thử phản ứng với thuốc trước khi sử dụng bằng cách thoa lên vùng da ở mặt trong cánh tay gần cùi chỏ, theo dõi trong 48 tiếng. Nếu có phản ứng bất thường (ngứa, nổi mẩn…) thì tuyệt đối không dùng.

Điều quan trọng nhất là bà bầu thấy thoải mái khi mang thai. Cho dù mái tóc làm bạn cảm thấy thiếu tự tin, hay làm cho bạn lo lắng thì những điều này không quan trọng bằng sự an toàn của em bé trong suốt 9 tháng trong bụng mẹ. Chín tháng sẽ qua nhanh và tình yêu với con sẽ đem lại cho bạn sự tự tin mà không phải thay đổi màu tóc, nhuộm, ép tóc.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Quang – Trung tâm hoá công nghiệp Việt Nam cho biết: Các chất nhuộm màu khi thấm sâu vào chân tóc mang theo hoạt chất paraphenylendiamine có khả năng gây ung thư. Chưa kể loại thuốc nhuộm như Begen có chứa hóa chất Benzenne có thể gây ngộ độc chì, có khi thấm qua da nếu nhuộm quá nhiều lần trong một tháng.

Vì lý do đó, với những người thợ làm tóc tiếp xúc với những loại thuốc không rõ nguồn gốc, không am hiểu tính chất lý hoá học của thuốc sẽ rất nguy hiểm cho bản thân. Những người này khi bị nhiễm hoá chất sẽ có nguy cơ sảy thai khi mang bầu, hoặc sinh con quái thai.

Bác sỹ Hoàng Thành Sơn (Viện Da liễu quốc gia) cho biết: Thuốc nhuộm, ép tóc không đảm bảo sẽ dễ gây kích ứng cho da đầu. Thông thường các vùng da tiếp xúc với chất nhuộm bị viêm đỏ, phù nề, có mụn nước, chảy nước và ngứa. Nặng hơn thì các vùng da lân cận và mặt cũng có biểu hiện tương tự, cả vùng mặt sưng to và đỏ rực.

Nhiều người chỉ tiếp xúc với một lượng rất nhỏ thuốc nhuộm cũng bị phản ứng mạnh. Điều trị viêm da do tiếp xúc với thuốc nhuộm cần phải do bác sĩ chuyên khoa da liễu chỉ định và thường phải hàng tuần lễ mới có thể khỏi được. Đôi khi để lại di chứng viêm da mãn tính.

Cũng theo bác sỹ Sơn, những trường hợp chuẩn bị mang thai, đang mang thai, những người mới ốm dậy, bệnh nhân bị bệnh gan, thận thì không nên nhuộm, ép tóc để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Khoảng cách giữa 2 lần nhuộm tóc không nên quá gần nhau, ít nhất là 6 tháng và khi nhuộm, ép tóc phải sử dụng loại thuốc có nhãn mác của các thương hiệu có uy tín, tránh việc sử dụng thuốc làm tóc trôi nổi trên thị trường hiểm hoạ sẽ khôn lường.

thai nhi 13 den 27 tuan tuoi

Đặc biệt sẽ rất nguy hiểm với thai nhi nếu thai phụ nhuộm tóc hoặc sơn móng tay.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Tổng hợp London, những bà bầu thường xuyên làm việc cùng các đồng nghiệp thích sử dụng những sản phầm làm đẹp tóc sẽ làm tăng nguy cơ thai nhi mắc chứng dị tật bẩm sinh ở dương vật, làm cho quy đầu hoặc da quy đầu phát triển không hoàn toàn. Dị tật này sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của trẻ khi trưởng thành.

Ngoài ra một số loại sơn móng, một số mùi bay hơi khác như nước hoa… hoặc một số sản phẩm trang điểm cũng có chứa chất phthatale cũng gây hại cho sức khỏe thai phụ. Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ sử dụng nhiều các loại thuốc xịt tóc trong thời gian mang thai, tăng gấp đôi nguy cơ con sinh ra mắc các khiếm khuyết về bộ máy tiết liệu.

Tại châu Âu, người ta đã kêu gọi một hệ thống dán nhãn đồ mỹ phẩm mới, hệ thống này cần đánh dấu một vài sản phẩm dùng hạn chế đối với những người chuẩn bị làm mẹ. Chính phủ Pháp đã tuyên bố sẽ cân nhắc đến hệ thống dãn nhãn này đối với các sản phẩm mỹ phẩm. “Người phụ nữ nào đang chuẩn bị mang thai, hoặc những ai đã có thai hai ba tháng nên quan tâm đến những thứ mà họ đang sử dụng hàng ngày”.

Các loại phụ gia như aceton có trong các hoá chất làm tóc, móng tay là những loại hóa chất đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến thai nhi, nhất là trong giai đoạn đầu thai kỳ. Chúng có khả năng bốc hơi cực mạnh, dễ dàng ấm qua đường hô hấp với nồng độ lớn, tăng nguy cơ gây hại cho thai nhi.

Những điều cần lưu ý nếu bà bầu nhuộm tóc:

  • Không nhuộm tóc ở 3 tháng đầu của thai kỳ· Tránh dùng loại thuốc nhuộm có chứa Amoniac hoặc Peroxide
  • Bạn có thể chọn kiểu nhuộm highlight để giảm thiểu sự tiếp xúc của da đầu với thuốc nhuộm.
  • Nhuộm tóc ở nơi thoáng khí để tránh mùi thuốc nhuộm
  • Sử dụng bao tay và thực hiện theo đúng qui trình ghi trên bao bì của sản phẩm
  • Không trộn lẫn các loại thuốc nhuộm.
  • Gội kỹ da đầu sau khi nhuộm tóc
  • Nhuộm tóc trong thai kỳ, màu tóc nhuộm có thể không được như ý, sự thay đổi nội tiết trong cơ thể làm cho tình trạng và kết cấu của mái tóc bạn có sự thay đổi nên màu tóc có thể không đều, đổi màu hoặc không lên màu.

Từ khóa » ép Tóc Bà Bầu