Mẹ Có Thể Dựa Vào Bảng Cân Nặng Thai Nhi 2020 được Cập Nhật Mới Nhất Dưới đây để Biết Bé Có đang Phát Triển Bình Thường Hay Không. 4. ... 3. Cân Nặng Thai Nhi Chuẩn Trong 3 Tháng Cuối.

Mục Lục 1. Cân nặng thai nhi chuẩn trong 3 tháng đầu 2. Cân nặng thai nhi chuẩn trong 3 tháng giữa 3. Cân nặng thai nhi chuẩn trong 3 tháng cuối 4. Làm gì khi cân nặng thai nhi thấp hoặc cao hơn chuẩn?

Nếu thai nhi có cân nặng thấp hoặc cao hơn chuẩn thì sẽ có một số giải pháp để kịp thời điều chỉnh. Điều này sẽ giúp chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé được tốt hơn.

1. Cân nặng thai nhi chuẩn trong 3 tháng đầu

Trong giai đoạn này, bé tăng cân rất ít. Mẹ bầu sẽ tăng khoảng 1kg trong 3 tháng đầu mang thai.

Tuần thai Cân nặng (g) Chiều dài (cm)
Tuần 8 1 1,6
Tuần 9 2 2,3
Tuần 10 4 3,1
Tuần 11 7 4,1
Tuần 12 14 5,4
Tuần 13 23 7,4

2. Cân nặng thai nhi chuẩn trong 3 tháng giữa

Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mức cân nặng của thai nhi cũng không tăng nhiều. Mẹ bầu sẽ tăng khoảng từ 4-5kg.

Tuần thai Cân nặng (g) Chiều dài (cm)
Tuần 14 43 8,7
Tuần 15 70 10,1
Tuần 16 100 11,6
Tuần 17 140 13
Tuần 18 190 14,2
Tuần 19 240 15,3
Tuần 20 300 16,4
Tuần 21 360 26,7
Tuần 22 430 27,8
Tuần 23 501 28,9
Tuần 24 600 30
Tuần 25 660 34,6
Tuần 26 760 35,6

3. Cân nặng thai nhi chuẩn trong 3 tháng cuối

Vào 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, cân nặng của thai nhi sẽ tăng nhanh nhất. Mẹ bầu cũng sẽ tăng từ khoảng 5-6kg.

Tuần thai Cân nặng (g) Chiều dài (cm)
Tuần 27 875 36,6
Tuần 28 1005 37,6
Tuần 29 1153 38,6
Tuần 30 1319 39,9
Tuần 31 1502 41,1
Tuần 32 1702 42,4
Tuần 33 1918 43,7
Tuần 34 2146 45
Tuần 35 2383 46,2
Tuần 36 2622 47,4
Tuần 37 2859 48,6
Tuần 38 3083 49,8
Tuần 39 3288 50,7
Tuần 40 3462 51,2
Tuần 41 3597 51,5
Tuần 41 3685 51,7

4. Làm gì khi cân nặng thai nhi thấp hoặc cao hơn chuẩn?

4.1 Nếu thai nhi có cân nặng thấp hơn chuẩn

Ăn đủ chất và đa dạng các loại thực phẩm

- Bà bầu cần chú ý ăn nhiều loại thực phẩm để được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết khác nhau.

- Nếu không thể ăn nhiều một lúc thì mẹ nên chia thành các bữa nhỏ (4-6 bữa/ngày) để thai nhi được hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Bảng cân nặng thai nhi 2020 theo từng tuần chính xác, cập nhật mới nhất - 1

Mẹ bầu nên chú ý ăn đa dạng các loại thực phẩm để được cung cấp nhiều dưỡng chất. (Ảnh minh họa)

Tăng cường ăn thức ăn giàu protein

Khi thai nhi có cân nặng thấp hơn chuẩn, mẹ nên ăn nhiều những thực phẩm chứa nhiều đạm để đảm bảo thai nhi tăng cân được đều đặn, cứng cáp và khỏe mạnh. Một số thực phẩm giàu protein, tốt cho mẹ bầu là:

- Bông cải xanh

- Cải bó xôi

- Quả bơ

- Quả chuối

- Cá hồi

- Thịt bò

- Lươn

Nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần

- Mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn để có trạng thái tốt nhất, phòng tránh các loại bệnh tật.

- Phụ nữ mang thai tránh làm các việc nặng nhọc cũng như suy nghĩ, lo lắng quá nhiều. Điều này sẽ có thể làm thai nhi khó phát triển.

Chế độ sinh hoạt điều độ

Việc mẹ bầu có một chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý cũng sẽ giúp thai nhi tăng cân được đúng chuẩn. Dưới đây là một số điều bà bầu cần lưu ý:

- Không thức quá khuya. Tốt nhất là nên đi ngủ vào lúc 10 giờ đêm.

- Có thể vận động, tập luyện thể dục nhẹ nhàng để cơ thể khỏe mạnh hơn.

- Thường xuyên kiểm tra cân nặng của mẹ và bé.

Bổ sung các loại vitamin, dưỡng chất cần thiết

Có rất nhiều các loại vitamin và dưỡng chất mà mẹ bầu cần phải bổ sung trong thai kỳ như: sắt, axit folic, vitamin C, B6, B12….Tuy nhiên, mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để uống bổ sung đúng cách và an toàn cho cả mẹ và bé.

Tránh xa các chất kích thích

Các chất kích thích có trong rượu, bia hay thuốc lá là nguyên nhân làm cho thai nhi chậm phát triển. Vì thế, trong thời gian mang thai, chị em nên tuyệt đối tránh các loại chất kích thích. Kể cả khi làm việc trong môi trường ô nhiễm hay phải tiếp xúc với khói thuốc cũng có thể làm thai nhi bị nhẹ cân.

4.2 Nếu thai có cân nặng cao hơn chuẩn

Điều chỉnh chế độ ăn

- Ăn những thực phẩm có hàm lượng calo thấp: mẹ bầu có thể ăn nhiều thực phẩm thuộc nhóm này để thai nhi không bị tăng cân quá nhiều lại vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Một số loại rau, củ, quả mà mẹ nên tăng cường trong chế độ ăn hàng ngày là: táo, dâu tây, bông cải xanh, cải bó xôi…

- Hạn chế các thực phẩm nhiều đường và tinh bột: khi thai nhi có cân nặng cao hơn chuẩn, mẹ không nên ăn những đồ có chứa nhiều đường và tinh bột như: bánh quy, kẹo, sandwich….

Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ

Để hệ tiêu hóa làm việc được tốt hơn và hấp thụ mọi chất dinh dưỡng, không bị dư thừa chất. Điều này cũng sẽ giúp thai nhi không bị tăng cân quá nhiều.

Thường xuyên tập thể dục

Nếu trong thai kỳ, mẹ có thể tập thể dục thường xuyên sẽ có rất nhiều ích lợi như: tâm trạng tốt, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, lượng mỡ và calo sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành năng lượng….Vì thế mà cả mẹ và thai nhi sẽ tăng cân một cách lành mạnh

Kiểm soát cân nặng

Vì cân nặng của mẹ sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi nên mẹ chú ý theo dõi cân nặng thường xuyên. Nếu mẹ kiểm soát cân nặng tốt thì sẽ tránh được việc thai nhi phát triển quá nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Mẹ mang thai có 3 dấu hiệu khó chịu này chứng tỏ thai nhi đang phát triển tốt Mẹ mang thai có 3 dấu hiệu khó chịu này chứng tỏ thai nhi đang phát triển tốt Việc theo dõi những thay đổi trong cơ thể khi mang thai là vô cùng cần thiết. Bấm xem >>

Từ khóa » Bảng Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Thai Nhi 2020