Mẹ Có Thể Phát Hiện Bé 0 - 6 Tháng Thông Minh Bằng Những Dấu Hiệu ...

“0 – 6 tháng, bé còn nhỏ quá thì làm sao biết bé có thông minh hay không?”Ít ai biết rằng, chỉ 8 tiếng sau khi chào đời, trẻ đã có khả năng phân biệt các loại âm thanh và nhận ra chính xác giọng nói của mẹ. Chính vì thế, trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng đã có những phản xạ nhất định biểu hiện sự thông minh và lanh lợi. Nếu bé yêu của mẹ có những biểu hiện dưới đây thì chắc chắn là một em bé thông minh rồi đấy! 1. Bé hay cười Từ 0- 6 tháng tuổi, dù chưa thể cất tiếng đáp lại nhưng một em bé thông minh sẽ rất hay cười và thích thú với việc được trò chuyện với mọi người xung quanh. Nếu bé biết cười sớm, điều đó còn cho mẹ thấy rằng hoạt động tinh thần của bé vô cùng minh mẫn. Đây cũng là dấu hiệu của một em bé giàu cảm xúc và sở hữu trí thông minh nội tâm phong phú. Mẹ có thể giúp bé phát huy những yếu tố trí tuệ cảm xúc thông qua việc đọc cho bé nghe nhiều bài thơ thiếu nhi hoặc hát cho bé nghe. Điều này sẽ khiến bé của mẹ thêm hích thú và cười nhiều trong ngày đấy. 2. Chạm các “cột mốc” sớm hơnÔng bà xưa có câu “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Tuy nhiên với những em bé thông minh, chu kì này đến sớm hơn thường lệ. Nhiều bé đã có thể lẫy trước khi bước vào tháng thứ 3 và biết bò ở tháng thứ 5. Đây cũng là một biểu hiện của sự thông minh, lanh lợi và phát triển ở khả năng vận động. Mẹ đừng quên thường xuyên nắn chân tay và bế trẻ ra ngoài tắm nắng sớm để bổ sung Vitamin D giúp chắc xương, tăng cường khả năng vận động của bé nhé. 3. Đôi mắt sáng và linh hoạtNgay từ khi mới chào đời, nhiều em bé đã thể hiện sự nhanh nhạy khi có thể hướng ánh mắt về nơi có âm thanh hay dõi theo hình dáng quen thuộc của mẹ. Sở hữu một đôi mắt sáng và linh hoạt cũng là một biểu hiện của trẻ thông minh. Mẹ hãy thường xuyên chơi đùa cùng bé, thử phản xạ đôi mắt bé thông qua các hoạt động vui đùa với đồ chơi nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau. Việc thường xuyên quan sát thế giới quan xung quanh có thể giúp làm gia tăng trí thông minh về không gian của bé. Điều này sẽ rất tốt cho sự sáng tạo và khả năng quan sát tinh tế của bé về sau. 4. Bé thích thức hơn ngủMẹ thường cảm thấy lo lắng khi bé ngủ ít, thế nhưng việc bé thích ở trạng thái tỉnh và liên tục đảo mắt xung quanh nhìn ngắm mọi thứ cho thấy bé rất linh hoạt và đây cũng là một biểu hiện của sự thông minh. Thực tế, trẻ sơ sinh thường ngủ từ 10 – 18 tiếng mỗi ngày. Càng lớn, thời gian ngủ của bé trong ngày càng ngắn hơn. Khoa học đã chỉ ra rằng, những em bé sơ sinh thông minh thường ngủ ít mà vẫn khỏe mạnh. Dù vậy, việc ngủ ít dễ khiến bé khó chìm vào giấc ngủ hơn bình thường, hay quấy khóc về đêm. Các mẹ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách vỗ về trẻ, thủ thỉ vào tai trẻ những lời ngọt ngào hay hát cho trẻ nghe một vài ca khúc thiếu nhi. Trong trường hợp những cách trên không hiệu quả, mẹ có thể cho bé ngắm nghía một số đồ chơi, bé sẽ tự động nín khóc và chìm vào giấc ngủ. 5. Khứu giác nhạy bén Bé thông minh sẽ sớm có khả năng nhận biết mùi hương quen thuộc của mẹ so với những mùi lạ khác. Bé có khứu giác nhạy bén thường phản ứng khá gay gắt trước người lạ như la khóc hay giãy giụa. Có một cách để mẹ có thể kiểm tra độ nhạy bén khứu giác của bé bằng việc thay đổi áo lót thường ngày có dính sữa bằng một chiếc áo lót mới. Chắc chắn trẻ thông minh sẽ nhận ra và không thích chiếc áo mới tinh của mẹ chút nào. Mùi hương quen thuộc của mẹ luôn khiến trẻ cảm thấy gần gũi và an tâm, đặc biệt là khi trẻ ngủ. 6. “Hóng” chuyện Thích “hóng” chuyện và dõi theo mọi cử động của những người xung quanh cũng là một dấu hiệu của bé thông minh. Ở tháng thứ 3 trở đi, bé có thể đáp lại những tiếng gọi bằng việc khua chân tay phấn khích khi nhìn thấy hình ảnh quen thuộc của mẹ, của bà v.v. Việc thích trò chuyện cũng chỉ ra bên cạnh khả năng giao tiếp sớm, bé có thể sẽ trở thành một người hướng ngoại, yêu thích các hoạt động kết nối khi trưởng thành và có khả năng tương tác tốt. Mẹ nhớ dành nhiều thời gian để trò chuyện cùng bé mỗi ngày nhé. Tuy chưa thể đáp lại mẹ, nhưng chắc chắn trẻ sẽ rất thích thú khi có mẹ giao lưu và bầu bạn đấy. 7. Thích thú với âm nhạc và các loại âm thanh khácTrẻ sơ sinh phải mất vài tuần từ khi sinh ra mới có thể nhận biết sự khác biệt giữa các âm thanh. Âm nhạc đặc biệt thu hút sự chú ý của bé so với các âm thanh khác, dù đó là âm nhạc phát ra từ máy đồ chơi hay máy nghe nhạc. Nhiều bé đã được làm quen với âm nhạc từ khi ở trong bụng mẹ nên biểu hiện sự thích thú, phấn khích khi được tiếp xúc với các giai điệu. Khoa học đã chứng minh rằng, việc nghe nhạc có ảnh hưởng rất tốt cho sự phát triển trí não và xúc cảm của bé, đặc biệt trong giai đoạn sơ sinh. Nó cũng là dấu hiệu nhận biết bé sớm sở hữu trí thông minh về âm nhạc. Hãy tiếp tục bồi đắp thêm cho bé khả năng cảm thụ âm nhạc và nghệ thuật bằng cách cho bé nghe nhạc thường xuyên hoặc hát cho bé nghe trước khi bé chìm vào giấc ngủ. 8. Nhạy cảm với xung quanhMột em bé sơ sinh thông minh thường khá nhạy cảm và có những biểu hiện thích ứng nhanh với môi trường xung quanh. Chẳng hạn, nếu như bé của mẹ thường nằm nghiêng đầu về nơi có ánh sáng hay ngóc đầu về phía có âm thanh nghe ngóng, điều này chứng tỏ em bé có độ phản xạ tự nhiên rất tốt. Sự nhạy cảm của bé còn được biểu hiện khi bé phản hồi trước những thay đổi của khí hậu hay nhiệt độ quanh mình. Nếu như nhiệt độ trong phòng quá nóng khiến bé khó chịu hay quá lạnh mà mẹ lại quên sưởi ấm cho bé, bé sẽ òa khóc và cựa quậy liên tục cho đến khi mọi thứ được điều chỉnh phù hợp với thân nhiệt của bé. Vì vậy, mẹ hãy để ý nhiều hơn tới những phản ứng của bé thường ngày, đừng khiến bé khó chịu và quấy khóc quá lâu, điều này sẽ khiến cả mẹ và bé đều mệt mỏi đấy. Trong giai đoạn 0-6 tháng, bé của mẹ có những dấu hiệu nào trong số 8 dấu hiệu kể trên? Cùng chia sẻ với các mẹ khác nhé! Nguồn: http://f3y.com/9-early-signs-that-your-child-is-gifted/ http://www.newkidscenter.com/How-To-Tell-If-Your-Baby-Is-Gifted.html

Từ khóa » Khi Nào Trẻ Biết Lạ Quen