Mẹ F0 Có được Cho Con Bú?
Có thể bạn quan tâm
Có một câu hỏi được nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ băn khoăn, đó là khi mình bị nhiễm bệnh thì có nên cho con bú hay không và ngược lại khi con dương tính, mẹ có nên cho con bú không? Nếu cho con bú thì làm thế nào để an toàn cho mẹ, cho con khi 1 trong 2 người bị mắc COVID -19?
BS. Nguyễn Thanh Sang, BV Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong quá trình khám bệnh và tư vấn qua online bác sĩ gặp rất nhiều câu hỏi như vậy. Theo BS Sang qua tìm hiểu và tham khảo các nguồn thông tin chính thống của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và nguồn CDC Hoa Kỳ đều ghi nhận các bà mẹ vẫn NÊN TIẾP TỤC cho con bú mẹ nếu mẹ dương tính với SARS – CoV – 2. Thậm chí ngay cả khi con dương tính nhưng mẹ âm tính thì mẹ vẫn tiếp tục cho con bú. Bởi theo lý giải của các tổ chức uy tín này, họ đã tiến hành quan sát trên nhiều bà mẹ dương tính tiếp tục cho con bú thì ghi nhận lợi ích của sữa mẹ vẫn LỚN HƠN nguy cơ mẹ lây bệnh cho con.
Theo khuyến cáo của WHO, hiện không có bằng chứng cho thấy COVID-19 truyền qua sữa mẹ, do đó sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quý giá giúp trẻ tránh khỏi ốm đau, bệnh tật và tử vong. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi, trong mẹ có đầy đủ nguồn kháng thể tự nhiên dồi dào như: IgG, IgA, IgM, IgD và IgE… Các kháng thể giúp cung cấp sức đề kháng cho trẻ giúp trẻ chống lại những vi khuẩn, vi trùng, siêu vi…
Cũng theo bác sĩ Sang, có 2 vấn đề mà bác sĩ mong muốn các bố mẹ hiểu rõ:
- Thứ nhất, khi mẹ dương tính thì nghĩa là mẹ đã lây cho con trong giai đoạn mẹ ủ bệnh trước đó rồi. Nên khi mẹ bắt đầu sốt nghĩa là mẹ đã "lây" cho con từ 5-7 ngày trước đó. Còn con có dương tính hay không là tuỳ vào miễn dịch của con.
- Thứ hai, sữa mẹ chứa hàm lượng kháng thể rất cao và là nguồn miễn dịch chính của con trong 6 tháng đầu nên việc ngưng cho bú mẹ sẽ rất thiệt thòi cho con và việc cũng không giúp con không bị nhiễm.
Do đó, nếu chẳng may mẹ nhiễm COVID-19 thì vẫn tiếp tục cho con bú và thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh đã được khuyến cáo như:
- Mẹ cần đeo khẩu trang khi cho trẻ bú.
- Khử khuẩn sạch các vật dụng và bề mặt mà trẻ thường xuyên tiếp xúc quanh mình.
- Rửa tay 6 bước bằng xà phòng trước và sau khi cho con bú mẹ.
Từ khóa » Bú Bị Bệnh
-
Mẹ Bị ốm, Có Nên Cho Con Bú? | Vinmec
-
Mẹ Bị Cảm Cúm, Có Nên Cho Con Bú? | Vinmec
-
Mẹ Bị Cảm Có Nên Cho Con Bú? 7 Thuốc Trị Cảm Cúm An Toàn Cho Mẹ ...
-
Mẹ Cho Con Bú Bị Cảm Thì Cần Phải Làm Gì?
-
Mẹ Bị Cúm Có Nên Cho Con Bú? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Đang Cho Con Bú Bị Cảm Cúm Có Sao Không? - Dược Phẩm Vinh Gia
-
Triệu Chứng Nhận Biết Sớm Và điều Trị Nấm đầu Vú ở Phụ Nữ Cho Con ...
-
Mẹ Bị Cảm Cúm Có Cho Bé Bú được Không?
-
Mẹ Bị Cúm Có Nên Cho Con Bú? | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Hướng Dẫn Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Mùa COVID-19
-
Bú Sữa Mẹ Nhiều, Trẻ Sẽ ít Bị Bệnh?
-
Mẹ Cho Con Bú Bị Cảm: Không Cần Quá Lo - MarryBaby
-
Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh, Trẻ Dưới 6 Tuổi Mắc COVID-19 Tại Nhà
-
Mẹ Nhiễm COVID-19 Vẫn Có Thể Cho Con Bú - Bộ Y Tế