Mẹ Phá Thai, Bé 22 Tuần Vẫn Sống Sót Nhưng Không được Ai Chào đón
Có thể bạn quan tâm
Phá thai được thực hiện dù cố ý hay vô tình đều khiến chúng ta có cảm giác buồn. Quy trình của phá thai có thể ai cũng hiểu sơ qua là dùng thuốc hoặc phẫu thuật để đưa em bé ra khỏi cơ thể người mẹ nhưng chắc chắn không ai tưởng tượng được rằng những em bé sau khi phá thai nếu sống sót sẽ như thế nào?
Những câu chuyện đau lòng về những thai nhi sống sót nhưng không được ai chào đón được kể lại bởi những nữ ý tá khiến ai cũng xót xa.
Chắc chắn không ai tưởng tượng được rằng những em bé sau khi phá thai nếu sống sót sẽ như thế nào. (ảnh minh họa)
Nữ y tá Kathleen Malloy, làm việc tại một bệnh viện ở Jacksonville, Florida chia sẻ câu chuyện mà cô đã từng chứng kiến. Vào một ngày, một thai nhi bị phá thai nhưng vẫn sống sót được đưa tới bệnh viện nơi cô làm việc.
Người mẹ của em bé này đã sử dụng phương pháp phá thai bằng muối (saline abortion). Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp phá thai muộn. Bác sĩ sẽ rót vào tử cung của thai phụ một lượng nước muối nồng độ cao, làm cho thai nhi ngâm trong nước muối và dẫn đến tử vong trong vòng 24 giờ.
Nữ y tá kể lại: “Hôm đó, tôi làm việc ca đêm từ 23h đến 07h sáng. Vì không có nhiều việc nên tôi định sang các phòng chăm sóc bé sơ sinh. Nhưng tôi đã bất ngờ nhìn thấy bên ngoài phòng có một chiếc nôi và trong đó là một em bé đã hình thành như một trẻ sơ sinh, khóc rất to. Tuy nhiên, điều đáng nói là toàn thân em bé bị bỏng nặng bởi bé vừa trải qua một ca phá thai bằng nước muối.
Nhìn qua, bé gái này giống như vừa bị bỏng do nước nóng nhưng xung quanh em bé lúc đó không có ai cả, không có bác sĩ, không có y tá, cũng không có người thân tới chăm sóc bé. Họ thậm chí còn không đắp cho em bé một mảnh chăn và để giữa trời vắng, không được một ai để tâm và đau đớn nằm chờ chết.
Tôi thực sự xấu hổ với nghề nghiệp của mình. Thật khó tin trong xã hội hiện đại vẫn tồn tại sự việc này, nhưng đây là sự thật.
Nhiều nữ y tá ám ảnh về những vụ việc em bé sống sót sau khi phá thai. (ảnh minh họa)
Một nữ y tá khác làm việc tại Trung tâm First Choice Center ở Morristown, New Jersey chia sẻ lại những ký ức khủng khiếp của mình về những em bé sống sót sau phá thai:
“Tôi đã chứng kiến một y tá khoa phụ sản mang bé trai vừa bị phá thai nhưng tim còn đập khoảng 23 tuần tuổi. Không cần dùng ống nghe tôi cũng biết rõ tim bé đang đập rất mạnh, bởi vì tôi nhìn thấy lồng ngực của bé phập phồng lên xuống. Bé trai nặng khoảng 900 gram, nặng gấp đôi so với thai nhi trước đây chúng tôi cứu chữa. Sau khi bác sĩ đến, bé trai bắt đầu thiếu oxy, thở hổn hển, tay chân không ngừng vung vẩy, cố gắng muốn thở.
Thời khắc này khiến mỗi người chúng ta đều cảm thấy trong lòng đau xót, tôi thật sự hy vọng có thể nghe được bác sĩ nói: Em bé này còn có thể cứu được, nhìn xem kích thước của bé, chắn hẳn đã 23 tuần tuổi. Và ngay sau đó tôi đã thử thuyết phục bác sĩ cứu sinh linh bé bỏng nhưng bác sĩ chỉ nói một câu: Đây là em bé phá thai, chúng ta không có quyền can thiệp.
Sau đó, tôi dùng tấm khăn đắp cho bé trai rồi ôm vào lòng, hy vọng có thể cho em một chút ấm áp. Nhìn xem bé dốc sức thở, cố gắng sống sót, tôi không cầm được nước mắt. Tôi cảm nhận được bé đang dần dần rời xa thế giới và đúng vậy sau đó bé trai đã không ngừng thở dốc, tim đập càng ngày càng chậm đến cuối cùng dừng lại.
Thực tế có nhiều em bé vẫn sống sót khi sinh ra ở tuần 22-23 thai kỳ. (ảnh minh họa)
Một y tá khoa sản khác là Joan S. Smith cũng kể lại câu chuyện đau lòng trong sự nghiệp điều dưỡng của mình: “Tôi sẽ không bao giờ quên đêm đó, khoảng 23 giờ, một y tá phẫu thuật mặc chiếc áo choàng vội vã đến đơn vị của chúng tôi, cô đã đặt một bọc phủ kín khăn rồi vội bước đi. Tôi mở khăn ra xem thấy rõ ràng là một đứa trẻ trải qua phá thai 22 tuần tuổi vẫn còn thở.
Tôi vuốt bàn tay nhỏ bé của bé trai, trong lòng đầy tuyệt vọng và đau đớn. Bốn giờ sau, trái tim của bé trai hoàn toàn ngừng đập. Tôi đưa bé trai đến nhà xác, nhưng em bé vĩnh viễn không biết được cảm giác ấm áp trong lòng mẹ, vĩnh viễn không có tên, bởi vì trên thế giới này không có người chào đón bé…”
Trên thực tế, không phải là không có những em bé sinh ra ở tuần 22-23 thai kỳ nhưng vẫn sống sót. Một trường hợp cụ thể là bé Amillia Taylor (sinh ra ở Miami, Florida, Mỹ) chào đời khi được 21 tuần 6 ngày với cân nặng 280 gram nhưng vẫn sống sót khỏe mạnh đến ngày hôm nay. Tại thời điểm đó, mẹ bé Amillia đã phải nói dối số tuần thai của em bé để được các bác sĩ điều trị kịp thời do chính sách không ưu tiên chữa trị với những em bé dưới 23 tuần.
Đấu năm vừa qua, một em bé khác là Emilia Grabarczyk (thành phố Witten, miền tây nước Đức) sinh ra ở tuần 25 thai kỳ với cân nặng chỉ hơn 2 lạng cũng sống sót kỳ diệu đến nay. Một em bé khác người Canada sinh ra ở tuần 22 thai kỳ cũng là một trường hợp sống sót khi sinh sớm.
Có thể nói, những trường hợp thai nhi sống sót sau khi phá thai không phải hiếm. Những đứa trẻ này hoàn toàn có thể lớn lên khỏe mạnh, quan trọng là phụ thuộc vào người thân và thế giới này có muốn chúng tiếp tục cuộc sống hay không.
Từ khóa » Bỏ Thai 22 Tuần
-
Phá Thai An Toàn Với Thai Dưới Từ 13-22 Tuần - Vinmec
-
Cảnh Báo: Đừng đình Chỉ Thai 22 Tuần Tuổi Nếu Bạn Chưa Biết điều Này
-
PHÁ THAI NỘI KHOA CHO THAI 13 - 22 TUẦN - Health Việt Nam
-
Tự Phá Thai 22 Tuần Tại Nhà, Người Phụ Nữ Nguy Kịch Vì Vỡ Sẹo Tử Cung
-
Thai 22 Tuần Có Bỏ Được Không?
-
Phá Thai Bằng Thuốc Từ 13 đến Hết 22 Tuần
-
Thai 22 Tuần Tuổi Có Phá được Không ?
-
Phá Thai To Từ 13 Tuần đến 22 Tuần Bằng Phương Pháp đặt Túi Nước
-
Bỏ Thai Là Gì? Có Một Số Giải Pháp Nào ít Tai Biến Nhất
-
Bạn Bị Cấm Phá Thai Khi Nào?
-
[PDF] Bỏ Thai Là Gì? Có Những Phương Pháp Nào ít Hậu Quả Nhất
-
Tự Phá Thai 22 Tuần, Người Phụ Nữ Băng Huyết Nguy Kịch - Báo Công Lý
-
Phá Thai 22 Tuần Tuổi - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Nỗi ám ảnh Của Người Mẹ Phá Thai Khi Con 22 Tuần Tuổi - Dân Việt