Mẹ Suy Buồng Trứng Tìm được Con Nhờ Phác đồ Kích Thích Nhẹ Buồng ...

Những ca mổ kéo dài hàng giờ đồng hồ, những lần gồng mình kích trứng, những chỉ số là nỗi ám ảnh dai dẳng đối với chị Quế – người phụ nữ 6 năm ròng chạy đua với thời gian để một lần nữa được làm mẹ. Dự trữ buồng trứng gần cạn kiệt dường như là “bản án tử” cho ước mơ của chị…

Những ngày mòn mỏi ngóng con

Nhớ lại những ngày tháng kinh hoàng ấy, giọng chị Trần Thị Quế (sinh năm 1985, ở Hải Phòng) nghẹn ngào: “6 năm đó là những ngày dài nhất trong cuộc đời tôi, có những ngày hy vọng vừa mới chợt lóe lên lại vụt tắt…”

mẹ tìm được con nhờ phác đồ điều trị buồng trứng
Chị Quế và chồng bên hai cậu con trai kháu khỉnh sau hành trình vất vả kéo dài 6 năm

Yêu nhau, kết hôn, sinh con là điều mà người phụ nữ nào cũng mong muốn trong hôn nhân, và chị Trần Thị Quế cũng không ngoại lệ. Ngày về chung một nhà, những ước mơ về ngôi nhà nhỏ rộn tiếng cười của bố mẹ và em bé thắp lên trong lòng hai vợ chồng. Nghĩ mình còn trẻ, sức khỏe tốt, lúc đó lòng chị tràn đầy hy vọng về một tương lai tươi đẹp.

Hạnh phúc vỡ òa khi anh chị đón chào cô con gái đầu lòng ra đời, ngôi nhà nhỏ có tiếng cười đùa của con trẻ. Nhìn cô công chúa nhỏ lớn lên từng ngày, bi bô tập nói rồi ríu rít bên bố mẹ. Có một ngày chị thấy cô gái nhỏ cứ ngồi một góc nhà, nhìn về phía nhà hàng xóm, lúc trông thấy chị liền chạy lại ôm chân chị hỏi “Mẹ ơi bao giờ con mới có em? Con cũng muốn có em như nhà bạn, con sẽ chăm sóc và chơi với em…”

Lời của cô con gái nhỏ cứ quanh quẩn trong đầu chị, cả hai vợ chồng đều yêu trẻ con, đều tâm niệm con cái là tài sản vô giá nhất. Hy vọng gia đình có chị có em để không khí lúc nào cũng sung túc, ấm áp. Vậy mà câu hỏi ngây ngô của cô con gái nhỏ cũng là trăn trở của vợ chồng chị Quế suốt một quãng thời gian dài. Anh chị đã từng thử, thử rất nhiều lần để hy vọng có thêm thiên thần nhỏ về nhà, tuy nhiên liên tiếp những sóng gió ập đến như muốn cản trở ước mơ được làm mẹ lần nữa của chị.

Năm 2013, sau khi thử que báo hai vạch đỏ, chị vui mừng thông báo với chồng, tuy nhiên hạnh phúc chẳng tày gang. Ngày đi khám thai chị được bác sĩ chẩn đoán thai ngoài tử cung, phải phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho người mẹ. Sau cú sốc đó, anh chị cùng an ủi nhau “cố lên, mình còn trẻ, còn nhiều cơ hội”.

Nhưng ông trời dường như muốn thử thách cả hai vợ chồng, liên tiếp trong hai năm 2015 đến 2016, chị đã 2 lần phải nạo hút thai ở tuần thứ 4. Cùng trong năm 2016, chị được bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật mổ cắt vòi tử cung trái. Tưởng những khó khăn đã qua, ai ngờ bao biến cố lớn cứ liên tiếp ập đến với cặp vợ chồng trẻ.

Khoảng thời gian ấy, chị Quế sút cân trầm trọng. Chị than trời: “3 lần thấy que báo hai vạch, 3 lần tôi mang thai, vậy mà cả 3 lần tôi đều mất con”. Nỗi đau giày vò người phụ nữ khao khát được thêm một lần làm mẹ suốt nhiều năm liền.

“Sau khi rời phòng phẫu thuật, tôi cứ mê man rồi không muốn tỉnh, vì tỉnh dậy sợ không chịu nổi sự mất mát quá lớn này, trong khoảnh khắc đó chỉ kịp nghe chồng động viên và hứa cùng nhau cố gắng. Anh nắm tay tôi thật chặt, sợ tôi gục ngã”, chị kể lại.

hành trình không bao giờ quên
Hành trình mà anh và chị đã trải qua sẽ là những hồi ức không thể nào quên trong cuộc đời

Tâm niệm “có bệnh vái tứ phương”, biết mình khó để có thể có thêm con, vợ chồng chị Quế xốc lại tinh thần, gom góp tiền của tìm đến các bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị. Sau khi thăm khám, chị được kết luận vô sinh thứ phát. Năm 2016, chị quyết định làm thụ tinh ống nghiệm tại một bệnh viện phụ sản. Lần đầu tiếp xúc với những liệu trình, những phác đồ kích trứng, những mũi kim cứ thế quen thuộc hơn với cơ thể. Hy vọng với phương pháp thụ tinh ống nghiệm hiện đại này sẽ giúp chị mang thiên thần nhỏ về nhà nhưng thêm một lần nữa gia đình chị đối mặt với hai chữ “thất bại”.

Ngày nhận được kết quả xét nghiệm beta, người chị như bị rút hết sức lực, chỉ số 0,1 in đậm trên giấy báo. Nghĩ đến chồng, đến cô con gái nhỏ lúc nào cũng mong ngóng có thêm em, chị đau đớn, hết nhìn chồng rồi lại nhìn kết quả xét nghiệm, rồi cứ thế khóc òa.

6 năm được đền đáp, mẹ có con nhờ phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng

Hơn nửa thập kỷ tìm con, đến khi gần 40 tuổi, chị điếng người khi bác sĩ thông báo chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) của chị tụt xuống còn 0.9. Chỉ số AMH gần như cạn kiệt, tiên lượng khả năng mang thai bằng trứng của mình gần như vô vọng. Nếu tiếp tục thụ tinh ống nghiệm IVF, nguy cơ thất bại rất cao. Vì thế, bác sĩ khuyên chị nên xin noãn. Chị đau đớn tuyệt vọng, nhưng chồng chị vẫn kiên nhẫn động viên: “Không được lần 1 thì mình làm lần 2, chỉ cần mình kiên trì, con sẽ về thôi”.

Nghe lời chồng, chị dành thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe, xốc lại tinh thần để chuẩn bị cho hành trình mới. Sau những thất bại trước đó, chị cũng ý thức được con đường gian nan phía trước mà hai vợ chồng sẽ gặp phải.

Năm 2018, hai vợ chồng lại lần nữa tìm nơi chữa trị, lần này anh chị đặt niềm tin ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội – một bệnh viện có tiếng trong điều trị vô sinh hiếm muộn, sau một lần theo dõi chương trình tư vấn về vô sinh hiếm muộn của PGS.TS.BS Lê Hoàng – Giám đốc trung tâm hỗ trợ sinh sản của bệnh viện.

Từ những lời tư vấn chi tiết, những ca khó trong thụ tinh ống nghiệm IVF mà vẫn thành công, chị Quế lại có thêm động lực để tiếp tục hành trình. Đặt niềm tin vào vị bác sĩ nổi tiếng “mát tay” trong điều trị vô sinh hiếm muộn, chị và chồng chuẩn bị đầy đủ hành trang, từ Hải Phòng vượt hơn trăm cây số để lên Hà Nội điều trị mang theo hy vọng không chỉ của hai vợ chồng, mà còn để thực hiện ước mơ của cô con gái nhỏ ngày ngày ngóng có thêm em.

phác đồ kích thích buồng trứng
Phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng an toàn hơn cho mẹ, giúp đạt hiệu quả và giảm gánh nặng chi phí cho gia đình

PGS.TS.BS Lê Hoàng nhận định đây là một trường hợp khó, bệnh nhân bị vô sinh thứ phát thêm vào đó có tiền sử thai lưu và đã cắt vòi tử cung cùng chỉ số dự trữ buồng trứng chỉ còn 0.9. Vì thế, việc điều trị không thể chậm trễ hơn được nữa.

Sau khi thăm khám và tiến hành các xét nghiệm cần thiết, PGS.TS.BS Lê Hoàng cùng các cộng sự đã xây dựng phác đồ điều trị tối ưu nhất cho chị Quế. Tại đây, chị được các bác sĩ áp dụng phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng (Mild Stimulation) phù hợp với thể trạng riêng của mình. PGS.TS.BS Lê Hoàng chia sẻ: “Phác đồ này hạn chế quá kích buồng trứng, giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân ổn định cả về tài chính, sức khỏe lẫn tinh thần.”

Xem thêm: Ưu điểm của phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng

Thông thường đối với những bệnh nhân có chỉ số dự trữ buồng trứng dưới ngưỡng 1.0 thì đa số các bệnh viện hoặc trung tâm hỗ trợ sinh sản sẽ từ chối tiếp nhận hoặc khuyên bệnh nhân đi xin noãn. Một số bệnh viện khác sẽ dùng những phác đồ kích thích buồng trứng liều cao để điều trị, điều này làm tăng nguy cơ quá kích buồng trứng cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người mẹ sau này.

Trăn trở trước nhiều trường hợp bệnh nhân AMH thấp mong muốn có con bằng trứng của mình, PGS.TS.BS Lê Hoàng cùng các cộng sự tại IVF Tâm Anh đã không ngừng nghiên cứu các phác đồ điều trị hiệu quả, giảm gánh nặng chi phí và an toàn cho bệnh nhân. Nhờ phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng, hàng trăm em bé đã được sinh ra từ những người mẹ vốn được coi là “ít trứng, hết trứng”.

“Chị Quế không chỉ có AMH thấp mà còn kèm theo đáp ứng buồng trứng kém. Thông thường, những nơi khác sẽ dùng phác đồ truyền thống kích trứng liều cao, nhưng phác đồ này nhiều chuyên gia thế giới đã chứng minh không hiệu quả mà lại tác động xấu đến sức khỏe người phụ nữ. Chính vì thế, chúng tôi áp dụng phác đồ đặc biệt với liều khởi phát rất nhẹ, hạn chế quá kích buồng trứng và giảm được chi phí điều trị cho người bệnh. Sau kích trứng, chúng tôi chọn được 7 noãn, tạo được 4 phôi, nuôi phôi đến ngày 5”, PGS.TS.BS Lê Hoàng nhớ lại.

nhìn con hạnh phúc
Nhìn con lớn lên khỏe mạnh là niềm hạnh phúc vô bờ đối với vợ chồng chị Quế

Việc tạo và nuôi được 4 phôi ngày 5 là một con số mơ ước đối với những bệnh nhân có AMH thấp như chị Quế. Mặc dù được bác sĩ tư vấn cặn kẽ về tỷ lệ thành công cao khi chuyển phôi ngày 5 và nguy cơ đa thai nhưng khát khao làm cha mẹ quá lớn khiến gia đình quyết định chuyển cả 4 phôi. Và như một phép màu, ngày đi thử Beta, hai vợ chồng chị và cả dòng họ nội ngoại hai bên vỡ òa sung sướng khi hay tin chị mang song thai. Ngỡ rằng sẽ phải xin noãn nhưng nhờ thụ tinh ống nghiệm tại IVFTA mà gia đình chị đã nhận được món quà tuyệt vời nhất sau 6 năm mong con.

6 năm đi tìm con là một hành trình “không tưởng” của gia đình chị Quế. Nghĩ về 6 năm khó khăn chồng chất ấy, về những mất mát trong quá khứ đã được đền đáp, chị lại xúc động không kể xiết. “Nhìn chồng âu yếm bế hai con trên tay, nhìn chị em chơi đùa với nhau, chị lớn ra dáng lắm, rất biết chăm em phụ mẹ, chỉ thế thôi là đủ hạnh phúc và những gì mà vợ chồng tôi đã trải qua đều thật xứng đáng” – chị Quế chia sẻ.

Chồng chị Quế cũng phấn khởi, nụ cười rực sáng trên gương mặt: “Thời gian đó, nhìn bụng vợ cứ lớn lên từng ngày là niềm hạnh phúc vô bờ mà không từ nào có thể diễn tả được. Cảm ơn bác sĩ Lê Hoàng, bác sĩ Tuấn Anh cùng các bác sĩ của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hà Nội đã trao cho vợ chồng tôi “lộc trời”, giúp bổ sung mảnh ghép còn thiếu mà chúng tôi đã tìm kiếm suốt 6 năm qua cho bức tranh gia đình được hoàn thiện.”

sự góp mặt của 2 thiên thần nhỏ
Sự góp mặt của hai thiên thần nhỏ không chỉ mang đến niềm vui sướng cho vợ chồng chị Quế mà còn cho cả dòng họ

Những năm tháng khó khăn đã qua, ngôi nhà nhỏ giờ đây lại rộn ràng với sự xuất hiện của hai thiên thần nhỏ. Câu chuyện của chị Quế cũng tiếp tục truyền cảm hứng cho các gia đình vô sinh hiếm muộn đang trên hành trình tìm con. “Cứ đi rồi sẽ đến”, kiên trì và lựa chọn đúng nơi điều trị thì cũng đến ngày kết trái.

Quỳnh Châu

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
    • Hotline: 0287 102 6789 – 093 180 6858
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Từ khóa » Da Dáng Chị Cả