Mẹ Tôi | Giác Ngộ Online
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Thời sự
- Tin tức
- Văn hóa
- Phật giáo
- Du lịch
- Video
- Tin tức
- Văn hóa
- Đạo Phật & đời sống
- Tài liệu
- Pháp thoại
- Nghi lễ
- Ẩm thực chay
- Âm nhạc
- Sân khấu
- Phim
- Điểm nhìn
- Sự kiện - vấn đề
- Diễn đàn xây dựng
- Phật học
- Thiền tông
- Tịnh độ tông
- Mật tông
- Phật học lược khảo
- Triết học
- Tư vấn
- Tâm linh mầu nhiệm
- Tư vấn
- Sống đạo
- Tuổi trẻ
- Chuyện Thiên thần quét lá
- Đời sống quanh ta
- Đồng hành
- Tự viện
- Chùa Việt Nam trong nước
- Chùa Việt Nam ở nước ngoài
- Chùa nước ngoài
- Nguyệt san Giác Ngộ
- Chuyên đề
- Triết học
- Phật học ứng dụng
- Văn hóa
- Phật giáo và xã hội
- Tư liệu
- Lịch sử
- Đức Phật
- Phật giáo Việt Nam
- Nhân vật
- Từ thiện
- Xã hội
- Từ thiện
-
- Phật giáo nước ngoài
- Văn học - nghệ thuật
- Ẩm thực - Sức khỏe
- Bạn đọc - tòa soạn
- Thư viện
- Cần biết
- Chia sẻ
Tôi còn nhớ những lần ngồi tô màu vẽ ở bàn ăn trong nhà bếp. “Mẹ, xong rồi. Hãy nhìn tranh của con này”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm. Tôi níu kéo: “Không, mẹ phải nhìn bằng tay kìa”. Lúc mẹ đến gần, tôi cầm tay mẹ rà khắp bức tranh. Tôi rất thích nhìn vẻ hào hứng trên mặt mẹ khi mẹ nói bức tranh đẹp quá.Tôi không coi việc mẹ cảm nhận mọi thứ bằng đôi bàn tay là lạ. Như khi mẹ nâng niu mặt tôi, hay rờ rẫm những thứ tôi đưa cho mẹ. Dầu tôi biết là ba tôi, bà tôi cùng mọi người khách đến nhà đều nhìn tôi và mọi thứ bằng mắt, nhưng tôi không cho là lạ khi mẹ không dùng mắt để nhìn.Tôi vẫn nhớ cách mẹ chải tóc cho tôi. Mẹ đặt ngón tay cái của bàn tay trái vào giữa hai chân mày tôi, mấy ngón còn lại vịn đầu tôi, rồi tay phải cầm lược, mẹ lần theo các ngón tay, chải xuống trán tôi, để rẽ đường ngôi. Và đường ngôi mẹ rẽ cho tôi bao giờ cũng chính xác.Nhiều lần bị ngã đau vì chạy nhảy, tôi lại chạy vào khóc, mách mẹ rằng đầu gối tôi chảy máu, thì đôi bàn tay dịu dàng đó lại nhẹ nhàng, khéo léo rửa, và băng bó vết thương cho tôi.Nhưng tôi khám phá ra rằng có những thứ mẹ không bao giờ muốn mó tay đến. Lần đó, tôi tìm thấy một chú chim nhỏ, chết trước cổng sân nhà, tôi mang vào khoe mẹ. “Mẹ, nhìn coi con tìm được cái gì đây”, tôi nói, vừa cầm tay mẹ đặt lên xác chim. Mẹ chạm nhẹ vào xác con vật nhỏ bé đó, giựt tay lại, và thét lên sợ hãi. “Cái gì vậy?”. “Một con chim chết”, tôi trả lời. Mẹ co tay lại, bảo tôi mang xác chim đi chôn và dặn rằng không bao giờ được đê mẹ sờ vào những thứ như thế nữa.
Tôi cũng không thể hiểu được những sự nhạy bén khác thường của các giác quan khác của mẹ. Có lần, tôi thấy một đĩa bánh nhỏ mẹ để trên bàn, tôi nhón tay lấy một cái, và nhìn xem mẹ co nói gì không. Mẹ không nói một lời, dĩ nhiên là tôi nghĩ nếu mẹ không thể sờ, mẹ không thể biết được việc tôi vừa làm. Nhưng khi tôi đi ngang qua, mẹ nắm tay tôi lại và nói: “Lần sau, con phải xin phép mẹ, chứ không được tự ý lấy bánh ăn nghe không”.Còn mũi của mẹ nữa. Sao nó biết nhiều thế. Lần đó, tôi và bạn chơi búp bê trong nhà. Tôi lẻn vào phòng mẹ, xịt dầu thơm lên búp bê. Tai hại là sau đó tôi quên, lại chạy xuống bếp, hỏi mẹ điều gì đó. Mẹ nói ngay là mẹ biết tôi đã vào phòng mẹ, phá dầu thơm của mẹ.Và đôi tai ấy. Làm sao chúng biết những việc chúng tôi làm. Tôi ngồi một mình trong phòng khách vừa làm bài tập, vừa vặn TV nho nhỏ. Mẹ đi vào phòng, gọi tên tôi và nói: “Con đang làm bài hay đang xem TV?”. Ngạc nhiên tôi hỏi sao mẹ biết là tôi mà không phải là anh hay chị tôi. Mẹ cười, vỗ đầu tôi bảo: “Dầu giờ đây con không còn ho hen, nhưng tánh hay thở qua miệng vẫn còn. Me biết ngay là con”.Chỉ có một điều làm chúng tôi thường áy náy là mẹ không thực sự biết chúng tôi nhìn ra sao. Lúc tôi khoảng 17 tuổi, một ngày kia đứng trước tấm gương chải đầu, tôi hỏi mẹ: “Mẹ ơi, chắc mẹ đâu có biết tui con ngó ra làm sao phải không mẹ?”. Mẹ vuốt mái tóc dài của tôi, trả lời: “Dĩ nhiên là mẹ biết chứ”.“Mẹ biết con ra làm sao ngày mà họ đặt vào tay mẹ, lần đầu tiên, thân thể bé nhỏ của con. Mẹ biết từng phần trên thân thể con, cảm được sự ấm mềm của chiếc đầu nhỏ. Mẹ biết tóc con màu bạch kim vì cha đã nói cho mẹ như thế. Mẹ biết mắt con màu xanh, biết con mẹ đẹp vì mọi người đều nói như thế. Nhưng mẹ biết con là gì - con là gì tự bên trong kia”. Tôi cảm thấy mắt mình ướt đẫm.
“Mẹ biết con dịu dàng nhưng cứng rắn, vì con thích các trò chơi thể thao. Mẹ biết con có lòng tốt vì mẹ nghe con trò chuyện với chú mèo và các em bé nhỏ hơn con. Biết trái tim con nhân hậu vô cùng. Mẹ biết con yếu đuối vì con hay phản ứng mạnh mẽ trước những lời nói của người khác. Mẹ biết con có cá tính khi con can đảm đứng lên, bảo vệ cho những gì mình thấy là đúng. Biết con có lòng thương người qua cách con cư xử với mẹ. Biết con có trí tuệ vì con là một cô gái khôn ngoan so với tuổi mình. Biết con có tình cảm gia đình khi con bảo vệ anh chị em con. Mẹ biết con tràn đầy tình thương qua tình thương con biểu lộ với mẹ cha. Con chẳng bao giờ than phiền vì có một người mẹ mù. Vì thế con yêu, mẹ kéo tôi lại gần “mẹ vẫn nhìn thấy con, và biết rất rõ con mẹ như thế nào, và đối với mẹ, con mẹ đẹp vô cùng”.Đó là 10 năm về trước, còn bây giờ tôi vừa làm mẹ. Khi người ta đặt đứa con đầu lòng nhỏ bé thân thương vào tay tôi, thì cũng như mẹ, tôi có thể thấy và biết con tôi đẹp đến thế nào. Chỉ có cái khác biệt là tôi nhìn con bằng đôi mắt của mình. Dầu vậy, tôi vẫn thường thích vặn tắt đèn để ngồi ôm con trong bóng tối, rờ rẫm nó, để xem tôi có thể cảm thấy được những điều mẹ tôi đã cảm nhận chăng.
DIỆU LIÊN LÝ THU LINH dịch Quảng cáo Quảng cáo Quảng cáoBạn đọc, báo chí quan tâm tới Đại hội VII
Tham luận của Ban Trị sự THPG TP.Hồ Chí Minh
Bế mạc Đại hội VII Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Nét son từ những tham luận
Chùm ảnh: Chư tôn đức trình bày tham luận tại Hội trường
Bản tin nhanh Đại hội được đánh giá cao
Quảng cáoPhật giáo Việt Nam và Dân tộc Việt Nam
GNO - "Các ngôi chùa làng là đại diện cho linh hồn của văn hóa thôn, bản sắc dân tộc Việt Nam… Phật giáo và Dân tộc Việt Nam đã có mối liên cùng chung sinh mệnh…” - Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài nghiên cứu của Hòa thượng Thích Chơn Thiện về sứ mạng gắn kết của đạo Phật và LS phát triển của dân tộc Việt.Mẫu hình Phật tử Việt Nam trong tư tưởng của Trần Nhân Tông
GNO - Mẫu người Phật tử Việt Nam thời Trần là một mẫu người Bồ-tát trang nghiêm, là một mẫu người trượng phu trung hiếu.Hình ảnh con người giác ngộ giải thoát trong tác phẩm Khóa hư lục của Trần Thái Tông
NSGN - Khóa hư lục là tác phẩm nổi bật của Phật giáo đời Trần, từ một tác phẩm văn học được nhân dân ta tôn vinh thành cuốn kinh nhật tụng, vì thế còn được gọi là Khóa hư kinh. Khóa hư là tập hợp nhiều bài viết về chủ đề Phật giáo của Trần Thái Tông, được giới Phật học sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật.Long An: Lễ tưởng niệm Hòa thượng Thích Thiện Phúc - nguyên Trưởng ban Trị sự H.Đức Hòa
GNO - Sáng 29-11 (29-10-Giáp Thìn), Ban Trị sự GHPGVN H.Đức Hòa cùng môn đồ pháp quyến chùa Linh Nguyên (xã Đức Hòa Hạ, H.Đức Hòa Hạ) tổ chức lễ húy kỵ lần thứ nhất Hòa thượng Thích Thiện Phúc, nguyên Trưởng ban Trị sự H.Đức Hòa.Lễ tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Hành Trụ - bậc thầy của nhiều thế hệ Tăng Ni tại miền Nam
GNO - Sáng nay, 29-11 (29-10-Giáp Thìn), tại tổ đình Đông Hưng (TP.Thủ Đức) và chùa Viên Giác (Q.Tân Bình, TP.HCM), chư Tăng bổn tự trang nghiêm tưởng niệm húy nhật lần thứ 40 ngày Trưởng lão Hòa thượng Thích Hành Trụ, Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN viên tịch. Quảng cáo Quảng cáo Quảng cáo Quảng cáo[Video] Về Phật học viện Huệ Nghiêm và đạo hạnh của Trưởng lão Hoà thượng Thích Bửu Huệ
[Video] Tiểu sử Hòa thượng Thích Bửu Huệ (1914-1991)
[Video] Phân ban Ni giới T.Ư bế mạc Khóa bồi dưỡng Hoằng pháp và trao giải Hội thi thuyết giảng
[TRỰC TUYẾN] Đại lão Hoà thượng Thích Trí Quảng nói về Bổn môn Pháp hoa
[TRỰC TUYẾN] Hòa thượng Thích Lệ Trang thuyết giảng về ý nghĩa của đàn tràng
[Video] Lễ tang Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh trà-tỳ
Trúng tên độc
Thông bạch của Giáo hội về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông
GHPGVN ban hành Thông bạch Đại lễ Vu lan - Báo hiếu Phật lịch 2568
Quảng cáo Quảng cáoVai trò của Ni giới Việt Nam trong xã hội hiện nay
Đảo Hoàng Sa trên báo chí Phật giáo Việt Nam xưa
Họ Thích những vấn đề lịch sử
Dấu ấn thành tựu của Phật học viện Huệ Nghiêm và Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Huệ
Sơ lược truyền thừa phái Ni dòng Lâm Tế miền Bắc
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Bế mạc, trao Giấy chứng nhận đến các học viên Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024
[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025
Previous NextTừ khóa » đôi Bàn Tay Nhỏ Bé Biết Níu Kéo Sao đây
-
ƯNG HOÀNG PHÚC | VÀ NHƯ THẾ EM ĐI. | Trong Cuộc Sống điều ...
-
Lời Bài Hát Và Như Thế Em Đi - TimMaSoKaraoke.Com
-
Lời Bài Hát Và Như Thế Em Đi - Ưng Hoàng Phúc
-
VÀ NHƯ THẾ EM ĐI REMIX - YouTube
-
Và Như Thế Em Đi - Trương Đan Huy - Zing MP3
-
Và Như Thế Em Đi - Ưng Hoàng Phúc
-
Trôi Qua (Lương Bằng Quang) - Lời Bài Hát Việt
-
Và Như Thế Em Đi (Remix) - Trương Khải Minh
-
Lời Bài Hát Và Như Thế Em Đi - Trương Đan Huy - Thời Sự
-
Lời Bài Hát Và Như Thế Em đi- Nguyễn Hoài Anh- Lyric - Cài Nhạc Chờ
-
Những Bài Thơ Buồn Nhất Về Tình Yêu Và Cuộc Sống
-
Nên Quay Lại Với Người Yêu Cũ Hay Bỏ đi? - BBC News Tiếng Việt
-
Hợp âm Và Như Thế Em đi - Ưng Hoàng Phúc
-
Lời Bài Hát Và Như Thế Em đi – Ưng Hoàng Phúc | Trang Lời Nhạc #1 ...