Mechanical Keyboard Guide/Tips ~ | Facebook

Lưu ý : Đây toàn là kinh nghiệm cá nhân sau khi đổi qua 4 đời phím cơ + port bên vietnammechkey.com nên mới viêt cái này mong mọi người ném gạch nhẹ nhẹ ạ ...

 

Một số thắc mắc cơ bản về bàn phím cơ .

 

1. Bàn phím cơ là gì ?

Trả lời: Bàn phím cơ là công nghệ bàn phím cao cấp sử dụng công tắc riêng biệt (switch) cho từng phím, với giá thành cao ít nhất gấp 5 lần so với các bàn phím thông thường. Đổi lại, bàn phím cơ sẽ cho ta sự chính xác, êm ái, và bền bỉ tuyệt đối. Tuổi thọ của bàn phím cơ là khoản 30-50 triệu lần nhấn mỗi phím so với 1-5 triệu lần của các bàn phím thông thường.

Với bàn phím thông thường, cảm giác gõ phím không có sự khác biệt quá lớn giữa các loại bàn phím.Với bàn phím cơ, các loại switch khác nhau sẽ mang lại cho bạn một trải nghiệm khác biệt …

Một trong những đặc điểm nổi bật của bàn phím cơ là khả năng nhấn phím xuống một nửa thay vì phải gõ chạm đáy. Điều này giúp loại bỏ lực phản hồi khi gõ chạm đáy và mang lại một cảm giác êm ái, dễ chịu khi sử dụng bàn phím cũng như giúp tốc độ gõ bàn phím được nhanh hơn.

 

2. Vì sao bàn phím cơ tốt hơn các loại bàn phím khác ?

Tuổi thọ cao

Bàn phím thông thường sử dụng miếng cao su (rubber dome) đặt dưới mỗi phím. Khi người dùng gõ một phím nào đó, miếng cao su này sẽ lún xuống và chạm vào bảng mạch bên dưới. Nhược điểm lớn nhất là phím bấm cần phải chạm đáy thì phím đó mới được ghi nhận. Điều này gây ra phiền toái rất lớn khi cần phải gõ nhanh và chính xác. Ngoài ra thì tuổi thọ của miếng cao su này cũng không cao. Điều này khiến cho các nút nhấn bị chai và bạn cần phải dùng lực ngày càng mạnh hơn để kích hoạt các phím này.

Bàn phím cơ sử dụng các switch cơ học bền hơn miếng cao su thường thấy trong các bàn phím cơ học rất nhiều. Tuổi thọ trung bình của switch là 30-50 triệu lần nhấn còn rubber dome thông thường là 1-5 triệu lần nhấn.

Anti-ghosting và NKRO

Hầu hết các bàn phím thông thường chỉ nhận được 2-3 phím nhấn cùng lúc. Điều này gây khó khăn rất lớn khi bạn cần phải nhấn nhiều phím cùng lúc. Với bàn phím cơ, bạn có thể tận hưởng công nghệ NKRO – bạn có thể nhấn TẤT CẢ – 104 phím cùng lúc và mỗi phím đều được nhận ra.

 

Độ nẩy của phím

Với cơ cấu switch sử dụng lò xo của bàn phím cơ, độ nẩy của phím được cải thiện rõ rệt so với các nút cao su.

 

Lực nhấn

Khác với các bàn phím thông thường, lực nhấn của bàn phím cơ sẽ không gia tăng theo thời gian sử dụng. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại bàn phím có lực nhấn phù hợp với nhu cầu của mình.

 

Tăng tốc độ gõ bàn phím

Độ nẩy cao, chỉ cần gõ 1/2 phím, cảm giác thoải mái khi sử dụng. Tất cả những điều này sẽ giúp gia tăng tốc độ gõ phím của bạn.

 

Cảm giác nhấn phím

Mỗi một loại switch đều có cảm giác nhấn khác nhau nhưng đều có một đặc điểm chung là tốt hơn các bàn phím thông thường rất nhiều.

(*) Sự khác nhau của bàn phím Membrance với Mechanical là gì ?

+ Bàn phím thông thường sử dụng lớp màng cao su (rubber dome/membrane) đặt dưới các phím. Khi người dùng nhấn một phím nào đó, lớp cao su lún xuống chạm vào bảng mạch mẹ, hoàn tất một thao tác gõ phím. Nhược điểm lớn nhất của membrane keyboard là chúng ta phải đi hết một hành trình phím (Phím bấm phải “chạm đáy” (bottoming out)), thì bảng mạch mới ghi nhận tín hiệu. Thật khó để “chạm đáy” tất cả các phím bấm trong những trường hợp như gõ nhanh một đoạn văn bản hoặc combo nhanh khi chơi game phải không nào. Và đó là lý do khiến Mech key ngày càng được ưa chuộng.

+ Bàn phím cơ ( mechanical keyboard ) sử dụng một cơ cấu chuyển mạch (switch) riêng cho mỗi phím, bền hơn membrane keyboard từ 5-10 lần, tùy vào loại switch được sử dụng mà sẽ có hay không có “điểm chạm/điểm phản hồi” (tactile), hay tiếng click (clicky). Với đa số các loại switch có trên thị trường, thường thì bạn chỉ cần đi hết 1/2 hành trình phím để phím đó được ghi nhận. Cảm giác có thể lướt tay trên bàn phím (float), chính là một lợi thế áp đảo của bàn phím cơ so với bàn phím thông thường.

Giảm chấn thương ngón tay

Với những ai bị RSI (Repetitive strain injury) thì sẽ hiểu được lợi ích mà bàn phím cơ có thể mang lại.

(*) Sự khác nhau của bàn phím Membrance với Mechanical là gì ?

3. NKRO ( n-key ) là gì? Làm thế nào để biết được bàn phím của tôi có hỗ trợ NKRO hay không ?

Key rollover (KRO): Khả năng ghi nhận nhiều phím bấm cùng lúc. VD: nếu bàn phím của bạn là 2-KRO thì nghĩa là bàn phím của bạn không thể thực hiện được tổ hợp phím thông dụng như WDE (đi xéo và mở cửa trong các game FPS). Với N-key rollover, bạn có thể nhấn bao nhiêu thì bàn phím sẽ nhận ra bấy nhiêu, loại bỏ hoàn toàn giới hạn phần cứng.

Tính năng này không cần thiết lắm khi đánh máy nhưng với các công việc đòi hỏi nhiều phím nhấn cùng lúc (VD: chơi game) thì N-KRO là một tính năng rất hữu ích.

Bạn có thể sử dụng công cụ test dưới đây để dễ hiểu:

http://www.microsoft.com/appliedsciences/content/projects/MultiKeyDisplay.aspx

Một số các test thông dụng:

1/ Giữ 2 phím Shift và gõ câu sau:

A QUICK BROWN FOX JUMPS OVER THE LAZY DOG

2/ Các tổ hợp phím dành cho các game FPS:

ASX (diagonal move and comms)

WDE (diagonal move and open door)

SDC (diagonal move and try to crouch)

WAQ (diagonal move and toss grenade)

CTRL-AQ (crawling and toss grenade)

ESDF variations with other keys (for ESDF players)

ARROW KEY cluster and a bunch of other keys (dành cho thuận tay trái)

5. Các loại layout phổ biến

Hiện nay trên thị trường có một số loại Layout bàn phím khác nhau. Có thể kể tới 3 dạng cơ bản là Full Keyboard ( 104 phím ), Tenkeyless Keyboard ( 87 phím ), Mini Keyboard ( 60 phím ).

1, Bàn phím Layout 60% .Còn được gọi là bàn phím mini ( layout 60% ) sẽ được lược bớt đi một số phím như hàng F (Esc,F1 -> F12, PrtSc,Scroll Lock, Pause Break, … )Hàng F từ ESC => F12 sẽ được tích hợp vào hàng số ( dưới hàng F với bàn phím thường ) . Các phím còn lại sẽ được gán chung vào các phím chức năng khác như Shift,Alt,Win, … Cái này phụ thuộc vào nhà sản xuất . Và sẽ có một nút FN để bạn kích hoạt các phím bị ẩn ) .

Một số loại bàn phím dùng Mini Layout có thể nói đến như:- Filco Minila- KBC Poker- KBC Pure- HHKB ( Happy Hacking Keyboard )

Vậy ưu điểm, nhược điểm của Mini Layout là gì ?Trả lời: Layout mini tiện lợi, gọn, dễ dàng mang đi mang lại mà không sợ nặng. Dây cable kết nối có thể tháo ra tiện lợi tránh được việc gẫy đầu cable kết nối. Hiện nay có một số bàn phím mini còn có chức năng kết nối qua Bluetooth (VD : Filco Minila Air ) .

Nhược điểm: Sẽ khó khăn nếu bạn phải dùng bàn phím để thao tác các tổ hợp phím liên quan tới hàng F, Arrow, Insert, Home, …. Sẽ rất khó chịu. Nếu như phải dùng nhiều tổ hợp phím một lúc bạn có thể xem tới việc mua cho mình một em bàn phím layout tenkeyless ( 87 ) hoặc full size ( 104 ) .

2, Ngoài ra còn một số layout bàn phím như ( ANSI, ISO, JIS ) . Vậy nó là gì ?

ANSI: Là một loại layout bàn phím được sử dụng rộng rãi tại rất nhiều nước trên thế giới như Mỹ,Hà Lan, … và trong đó có cả Việt Nam chúng ta. ( Tìm tên một loại phím cơ bất kì trên google là sẽ ra - Trừ các dòng phím 6G, 6GV2, 7G của steelseries )

 

ISO: Là một loại layout bàn phím được sử dụng bởi một số nước trong Euro. Nó gồm 102 nút, 105 nút và 88 nút .

( Mít su mi thàn thánh )

 

JIS: Là một loại layout được sử dụng thông dụng tại đất nước mặt trời mọc Nhật Bản ( Japan), do được  tích hợp thêm một số ký tự để phục vụ cho tiếng Nhật. Nên khi tới đây bạn sẽ thấy bàn phím này được sử dụng rất là phổ biến .

6. Các loại switch ( Cái này hay lém ;) )

Giới thiệu: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại switch khác nhau như ( Cherry, Torpe, Alps, Kailh, … ). Nhưng độ phổ biến hơn hết có lẽ là Cherry Switch. Chính vì thế chúng tôi sẽ gửi tới bạn danh sách các loại switch hiện có của hãng sản xuất Cherry. Và giới thiệu một số loại phổ biến mà bạn có thể tìm thấy ở bất cứ bàn phím cơ nào đang bán trên thị trường.

Ngoài lề: Cherry nghe như tên một loại quả tình yêu ý nhỉ. Nếu như bạn được 01 cô gái tặng quả này. Có nghĩa là cô ấy đang thầm đánh tiếng cho bạn đấy. Tới đi ^^ .

1, Có bao nhiêu loại Cherry switch ?Câu trả lời là : Rất nhiều nhé ( nguồn wiki http://deskthority.net/ )

  • Cherry MX Brown ( * )
  • Cherry MX Clear ( * )
  • Cherry MX Blue ( * )
  • Cherry MX Black ( * )
  • Cherry MX Clear (Hirose)
  • Cherry MX clone
  • Cherry MX Ergo Clear
  • Cherry MX Ghetto Green
  • Cherry MX Green
  • Cherry MX Linear Grey
  • Cherry MX Lock
  • Cherry MX Orange
  • Cherry MX Panda Clear
  • Cherry MX Red ( * )
  • Cherry MX RGB Black
  • Cherry MX RGB Blue
  • Cherry MX RGB Brown
  • Cherry MX RGB Red
  • Cherry MX Super Black
  • Cherry MX Tactile Grey
  • Cherry MX White
  • Cherry MY
  • Cherry ML cho laptop keyboard ( Cái này bổ sung thêm, các dòng phím cơ ML rời đều rất hiếm, dao động từ 200k đến 1tr đồng )

( * ): Các loại switch thông dụng trên thị trường và chúng tôi sẽ nói kỹ hơn về nó . Mời bạn xem câu dưới .

2, Sự khác nhau cơ bản giữa 5 loại Cherry switch là gì ?

Tản mạn:Có rất nhiều bạn mới bước chân vào con đường bàn phím cơ đều hỏi một câu: Mình có từng này tiền mình nên mua switch gì ?Trả lời: Bạn nên tự mình trải nghiệm xem mình hợp với loại switch nào. Nó giống như việc bạn làm đầu bếp vậy. Có người khen ngon, người kia khen dở. Nhưng có thể nói như này ( Blue switch là cái mê hoặc bạn ngay từ cái bấm đầu tiên, dùng chuyên để gõ văn bản thì tuyệt nhưng nên có phòng riêng vì bạn sẽ làm người khác khó chịu – Brown switch là sự dung hòa – Red là sự êm ái và Black dành cho người thích bạo lực ^^ ). Sự trải nghiệm của bạn luôn là 51% và tư vấn chỉ là 49% .

Trước khi đi vào phân tích sự cơ bản của 5 loại Cherry switch. Chúng ta nên thống nhất một số khái niệm nhé:Tactile : ( khi bạn ấn phím sẽ có cảm giác vượt qua một cái khấc ) .Clicky : ( khi bạn nhấn phím xuống sẽ phát ra một tiếng click )Non-Clicky : ( khi bạn nhấn phím xuống sẽ không phát ra tiếng – Đại khái là không khấc không tiếng và … Trơn tuột )

Cherry MX Brown

  • Tactile – Non-clicky
  • Lực nhấn : 45g
  • Ở một số nước châu á người ta gọi switch brown là ” Tea axis ” or “brown” or “Tea color” or “茶色”
  • 轴 (axis) ~ switch

 

Cherry MX Clear

  • Tactile – Non-clicky
  • Lực nhấn : 55g

 

Cherry MX Red

  • Non-tactile and non-clicky
  • Lực nhấn : 45g
  • Ở một số nước châu á người ta gọi switch red là ( 红 )

 

Cherry MX Blue

  • Tactile and clicky
  • Lực nhấn : 50g
  • Ở một số nước châu á người ta gọi switch blue là ( 青 )

 

Cherry MX Black

  • Non-tactile and non-clicky
  • Lực nhấn : 60g
  • Ở một số nước châu á người ta gọi switch black là ( 黑 )

 

Hỏi: Bạn đang dùng switch gì ?

Trả lời: Mình đang dùng Brown nhé ^^ .

7. Xong đống kia rồi, đến phần phải typing :'( giờ là phần quan trọng nhất CHỌN MUA PHÍM CƠ DÙNG PHỤC VỤ CHO TRAIN OSU !!

 

1, Xác định nhu cầu 

 

Bạn chơi thiên về stream hay jump ? Tay bạn có khỏe như WB69 không ? Nhanh như Kuro hay ộp lai như hiepsi ? Với mỗi nhu cầu khác nhau thì luôn có một loại switch phù hợp ( TUYỆT ĐỐI KHÔNG PHẢI KAILH SWITCH vì lực ấn của nó có độ lệch CỰC LỚN LÊN ĐẾN xấp xỉ 15g ) và tất nhiên đây chỉ là ý kiến khách quan, còn thực tế phải trải nghiệm mới biết được.

 

_ Với dân thiên stream : Vì cần gõ một lượng lớn các note chồng chéo lên nhau nên khuyên mua các dòng có lực ấn nhẹ nhàng và có non-tactile

_ Với dân thiên jump : Vì cần phải single tap nhiều nên khuyên mua các dòng co lực ấn nhẹ, tactile

_ Với tay trâu kiểu WB : Black switch hoặc green switch luôn là lựa chọn sáng giá. Còn nếu vẫn chưa đủ có thể đi mod lò xo black switch

_ Với dân cày accủacy : Vote dùng các switch nặng lấy độ đầm khi bấm

_ ( Bổ sung thêm, nhưng cuối cùng thấy balance nhất vẫn là brown switch )

 

2, Nhấc mông lên và đi mua

 

Ai có địa chỉ nào uy tín ở HCM thì tự update nhé :v

 

HN : 

1. Playzone.vn

2. hanoicomputer.vn

3. Linky Gear Shop

4. Hydro Gear Shop

5. Myboss ( Chỗ này bán đắt lòi kèn nhưng uy tín, đắt ngang hanoicomputer )

Và đứng đầu về uy tín + tin cậy : H2Shop - huuhoang.com ( Chỗ này cho thử switch nên thoải mái lựa chọn )

 

HCM :

1. Tân Doanh

2. APShop

3. PCX

 

Buôn Ma Thuột :3

1. CSShop

2. FB : Hương Sen Lê Nhị

 

NGOÀI LỀ DÀNH CHO DÂN THỪA TIỀN KHI MUỐN CÓ MỘT CHIẾC BÀN PHÍM ĐỘC VỚI GIÁ >10TR VNĐ

 

Một số kiến thức cơ bản về Custom Keyboard

 

A. Một số lý thuyết.

1. Bàn phím custom là gì ?Trả lời: Custom Keyboard là một chiếc bàn phím được custom từ a => z.

2. Có bao nhiêu loại custom keyboard ?Trả lời: Có nhiều loại. Mình có thể liệt kê ra một số như: Kmac, LZ, GH60, Duck poker, the cheat, …

3. Tôi có nhất thiết phải biết về custom keyboard không ?Trả lời: Bạn không cần phải biết. Nhưng biết một chút cũng tốt không sao cả.

4. Custom keyboard có gây nghiện không ?Trả lời: Nặng nhẹ là do bạn nhé.

5. Tôi có tiền và tôi có thể mua ở đâu ?Trả lời: Có nhiều chỗ cực. Chút nữa đọc ở cuối bài bạn nhé.

6. Các thành phần cơ bản để có một chiếc Custom Keyboard hoàn chỉnh ?Trả lời: Một số thành phần thiết yếu như ( Vỏ, Mạch, Switch, Keycap ) . Sau đây mình sẽ giới thiệu qua một số thành phần quan trọng và ít quan trọng để bạn có thể tạo nên một chiếc custom keyboard. Để hiểu rõ hơn về các loại switch bạn vui lòng click vào đây.

  • Vỏ ( bạn có thể dùng vỏ gỗ, mica, nhôm, … )
  • PCB ( bảng mạch để bạn gắn switch và led lên đó )
  • Switch ( các bạn có thể dùng switch nguyên bản của cherry như Brown,Black,Red,Clear. Hoặc biến tấu thay đổi một chút về lò xo để switch của mình có hơi lạ hơn chút )
  • Plate ( là một miếng kim loại dùng để cố định các switch. Tránh xô lệch trong quá hình hàn switch vào PCB. Không có plate cũng không sao cả )
  • Led ( Để trang điểm cho bàn phím của bạn. Có PCB hỗ trợ full led nhưng có PCB chỉ hỗ trợ Caplocks và Scroll lock )
  • Lube & Sticker ( dầu mỡ và miếng dán giúp switch kín hơn, chắc chắn hơn. Nhưng nếu bạn dùng switch nguyên bản thì bỏ qua )
  • Sau khi có đủ các điều trên rồi. Bạn mới chỉ đi tới 80% con đường thôi. 10% còn lại là bạn ghép chúng lại với nhau để chúng hoạt động một cách hoàn hảo. Lúc này bạn cần hàn các linh kiện lại với nhau để giúp chúng làm việc được. Công việc này cần phải có máy hàn và tay nghề hàn nữa, cũng mất khá nhiều thời gian. Nếu như bạn không tự tin vào tay hàn của mình. Bạn có thể nhờ các cao thủ hí hoáy dùm.
  • Vậy 10% còn lại nằm ở đâu ? 10% còn lại là dành cho 01 bộ keycap để gắn vào bàn phím và 01 chiếc cable mini usb để bạn có thể kết nối nó với máy tính .

7. Một chiếc custom keyboard có gì khác hơn những chiếc bàn phím cơ hiện đang có mặt ngoài thị trường ?Trả lời: Về cơ bản nó đều là bàn phím cả. Nhưng điểm khác nhau là bạn đi một chiếc Kia Morning còn họ đi một chiếc Audi A4 ^^ .

8. Tôi mới chơi bàn phím cơ, tôi có nên mua ngay cho mình một chiếc custom keyboard không ?Trả lời: Theo tôi là KHÔNG. Bạn nên tập chơi dần từ những em tầm thấp trước. Khi bạn thật sự (hiểu) và (yêu) đến lúc đó bạn mua vẫn chưa muộn. Cái gì nhanh quá rồi bạn cũng nhanh chán thôi. Bản thân người viết bài bước chân vào con đường bàn phím cơ lâu lắm rồi. Nhưng hiện tại tôi vẫn chung thủy với một em Filco TKL Brown Switch và đó là hàng xách tay. Và tới tận bây giờ, tôi vẫn chưa có lý do gì để với tới Custom keyboard cả .

9. Vậy đọc tới đây rồi. Có thể cho tôi biết giá của một chiếc Custom keyboard nó bao nhiêu được không ?Trả lời: Giá của một chiếc custom keyboard hoàn chỉnh gồm (vỏ nhôm, plate, mạch, keycap, cable usb, lube, sticker,… ) nó sẽ rơi vào khoảng 500USD hoặc 10.000.000 VNĐ (+) . Và hiện nay việc mua một chiếc bàn phím custom đã khá dễ rồi. Còn nơi mua bạn xem ở dưới nhé .

 

B. Nơi mua

 

1 http://kbdmod.com/ Kmac series, Accessories, Pre-order --- Hàn Quốc *Korea*

2 http://geekhack.org Chợ của forum Geekhack nơi tập hợp của dân bàn phím cơ Mỹ, Anh, ... Việt Nam nữa --- Mỹ Tùy người bán nhưng cẩn thận không bị lừa

3 http://www.originativeco.com/collections/keyboards Kmac 2 --- Mỹ

4 http://deskthority.net/marketplace-f11/ Chợ của forum Deskthority nơi tập hợp của dân bàn phím cơ EU, ... Việt Nam nữa --- EU Tùy người bán nhưng cẩn thận không bị lừa

5 http://fb.vietnammechkey.com Cộng đồng bàn phím cơ Việt Nam trên Facebook 

 

 ******Và về keycap thì bộ nào đẹp thì mua, không thì thôi vì đa số mọi người đều gần như không cảm nhận được sự khác biệt giữa keycap PBT và ABS ( Với mình thìthick PBT bấm nó đầm hơn, không in vân tay, không bị bám, nhám hơn, đẹp hơn và tất nhiên cái giá >1tr rất chát cho vài chục cục nhựa )

 

 

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Bàn Phím Cơ Custom