Meeting Không Nhàm Chán Với 9 Trò Chơi Team Building Hấp Dẫn Này

Trong các tổ chức, team building không còn là hoạt động xa lạ vì chúng góp phần tăng sự tương tác và kết nối giữa các thành viên. Bạn có thể đã được tiếp xúc với hoạt động team building từ khi học tiểu học. Lớp bạn phải làm việc cùng nhau để giải một câu đố. Hoặc bạn được phân nhiệm vụ đoán đúng ý đồng đội để cùng các bạn khác mang về giải thưởng cao nhất.

Vâng, có lẽ bạn đã bắt đầu hình thành tư duy về đội nhóm từ chính những hoạt động tập thể đó khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau này là trong môi trường công sở. Ở những công ty không có sự gắn kết đội nhóm, bạn sẽ dễ dàng thấy được cảnh tượng mọi người uể oải đến khổ sở khi phải đi chung xe đạp. Họ miễn cưỡng đứng gần một ai đó với vẻ mặt hết sức “công nghiệp”.

Khi đó, những hoạt động team building sẽ giúp họ xích gần lại nhau hơn, phối hợp nhịp nhàng trong công việc, tăng hiệu quả. Đồng thời chúng giúp họ thẩu hiểu được những điểm mạnh của từng thành viên.

Để Meeting không nhàm chán, hãy khuấy động không khí với 9 trò chơi team building

Tại sao các hoạt động team building lại quan trọng

Bên cạnh việc cung cấp những giải pháp thay thế thú vị và sáng tạo giúp gắn kết nhân viên (Ví dụ: Trên bàn tiệc, một số người không uống được rượu sẽ cảm thấy lạc lõng), các hoạt động tập thể còn mang đến cho toàn công ty và nhân viên nhiều lợi ích khác như:

Ở cấp độ cơ sở, team building cho phép mọi người tìm hiểu lẫn nhau về những sở thích, điểm mạnh, điểm yếu và làm thế nào để họ kết nối với nhau giữa hàng hà các chủ đề khác. “Giống như bất kỳ đội thể thao chuyên nghiệp nào, làm việc và  luyện tập với nhau giúp họ hiểu nhau hơn, trong công việc cũng vậy. Bạn không thể nhảy lên sân với một đội bóng mà không ai biết mình đang chơi ở vị trí nào. Ai chuyền bóng cho ai và ai là người giỏi xử lý tình huống XYZ nhất. Bạn không thể đạt được thành tựu gì nếu các thành viên và bạn không hiểu nhau.” – Al Dea, huấn luyện viên nghề nghiệp tại The Muse chia sẻ.

Các hoạt động nhóm cũng giúp xây dựng tình bạn và sự tin tưởng – một trong những khía cạnh quan trọng nhất để làm nên thành công của cả team. “Việc xây dựng niềm tin giữa các thành viên cho phép họ toàn quyền sử dụng kỹ năng, tính cách và định hình được họ là ai cách để xử lý nhiệm vụ. Khi không có được sự tin tưởng, đôi khi sẽ làm hạn chế khả năng tốt nhất của một ai đó.”

Cuối cùng, các hoạt động team building giúp nhắc nhở mọi người rằng công việc không phải chỉ riêng mình họ. Khi bạn khuyến khích làm gì đó cùng nhau, thay vì độc tấu, nó mang đến cho cuộc sống ý nghĩa thành công của một tập thể nên được ưu tiên.

Để Meeting không nhàm chán, hãy khuấy động không khí với 9 trò chơi team building

9 trò team building giúp khuấy động không khí

Team building không phải là công việc của cả ngày. Sự thật là bạn chỉ cần dành ra 20 phút trong nửa đầu của cuộc họp là đủ để khơi dậy sự hứng thú và tinh thần đồng đội.

1. Giải câu đố

Có thể là một câu đố chữ, giống như trò chơi “500 mảnh ghép” hoặc là những hình ảnh tượng trưng mà bắt buộc các thành viên phải cùng nhau suy nghĩ, động não và phát ra âm thanh của sự thảo luận. Để tăng độ kịch tính và thúc đẩy làm việc nhóm, bạn cũng có thể giới hạn thời gian giải đáp án. Và điều quan trọng là mọi người đều có đóng góp cho thành công đó.

Khi đã hoàn thành hoặc hết thời gian của trò chơi, hãy dành chút thời gian để chiêm nghiệm lại kinh nghiệm mình vừa nhận được. Hãy hỏi các thành viên trong nhóm: “Chiến lược của họ là gì để giải quyết câu đố? Ai đóng vai trò gì? Tại sao người đó lại đưa ra quyết định người đó sẽ làm?”

Những câu hỏi trên sẽ cho phép các thành viên nhìn nhận lại một cách thấu đáo quá trình, làm nổi bật lên những triển vọng hoặc điểm mạnh của mỗi cá nhân. Hoặc ít nhất, chúng ta cũng đã có một khởi đầu thật cởi mởi trong cuộc họp.

2. Đếm số đến 20

Đây lại là một trò chơi đơn giản và tuyệt vời nếu bạn muốn có vài phút gắn kết các thành viên. Khi trong cuộc họp, mọi người ngồi thành một hình tròn, bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu đếm ngược hoặc nói một con số vào bất cứ thời điểm nào, mục tiêu là đếm từ 1 đến 20. Tuy nhiên, nếu hai người nhảy vào đếm số cùng một lúc, số đếm sẽ bắt đầu lại. Trò chơi này yêu cầu các thành viên không chỉ hiểu ý đồng đội mà còn phải năng động làm việc cùng nhau trong tình huống hạn chế giao tiếp để đạt được kết quả cuối cùng.

3. Vòng tròn khen ngợi

Có nhiều biến thể khác nhau bạn có thể thực hiện nhằm khuyến khích team của mình thể hiện sự yêu thích hoặc đánh giá cao ai đó. Bạn chỉ cần dành khoảng 5 phút để các cá nhân khen ngợi nhau về bất cứ thứ gì nảy ra trong đầu họ (nếu bạn là lãnh đạo, bạn nên bắt đầu trước và tiếp tục chỉ định một ai đó để vòng tròn hoạt động). Không khó để nói rằng bạn thích ai đó vì hành động nào đó, ví dụ như bài thuyết trình của họ chẳng hạn. Hoặc là hành động mang bánh ngọt đến của Danny khi cả nhóm đang rất uể oải vì phải chạy cho kịp deadline. Đó đều là cơ hội để mỗi người trong nhóm có thể tỏa sáng theo cách rất riêng.

Để Meeting không nhàm chán, hãy khuấy động không khí với 9 trò chơi team building

4. Tổ chức chương trình “Show & Tell”

Đây là một cách tuyệt vời để các thành viên trong nhóm tự hào một chút về những thành tích đạt được và khuyến khích cập nhật thêm những gì mà mọi người đang làm.

Bạn nên dành vài phút mỗi tuần hoặc hàng tháng để cùng nhau tuyên dương những kết quả. Sau đó, mỗi thành viên sẽ có quyền đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến đóng góp hoặc đưa ra đề xuất và những phản hồi tích cực

5. Chia sẻ tính cách

Hãy yêu cầu các thành viên điền vào phiếu kiểm tra cá nhân, sau đó ngồi lại với nhau và cùng thảo luận. Ý nghĩa của trò chơi này sẽ giúp mỗi người hiểu được đồng nghiệp của họ, các thế mạnh, điểm yếu. Qua đó, bạn cũng có thể nhóm những người có tính cách tương đồng với nhau và để họ vận dụng chúng như là một lợi thế để giải quyết các nhiệm vụ phù hợp với nhóm tính cách đó.

6. Truy tìm đồ vật “Scavenger Hunt”

Scavenger Hunt có thể là một trò chơi tuyệt vời đối với những nhân viên mới để hiểu thêm về nơi làm việc cũng như những người đồng nghiệp của mình. Trò chơi này đòi hỏi họ phải xác định những thứ xung quanh văn phòng và hỏi các nhân viên đã làm việc lâu năm ở đó những câu hỏi về tuần làm việc đầu tiên của họ như: Công ty thành lập khi nào?  Ai là khách hàng đầu tiên của chúng ta? Hoặc có bao nhiêu người trong bộ phận Marketing?

Bên cạnh đó, nếu là người chủ quản trò chơi bạn cũng có thể thiết lập thêm nhiều dữ liệu về sự kiện, đồ vật và chia nhóm thành nhiều nhóm nhỏ xem ai hoàn thành thử thách trước. Điều này chắc chắn sẽ giúp các thành viên có thêm những hoạt động cùng nhau ngoài công việc.

7. Nút thắt đồng đội “Human Knot”

Đây là trò chơi yêu thích trong các cuộc cắm trại, đồng thời cũng là cách thú vị để các thành viên cùng chung tay giải quyết vấn đề. Tất cả mọi người sẽ xếp thành vòng tròn và nắm tay chéo lẫn nhau với những người không trực tiếp đứng kế bên bạn, tay sẽ bị buộc bởi một nút thắt. Mục tiêu là mỗi người sẽ phải tự gỡ nút thắt của những cái năm tay tạo thành một vòng tròn lớn. Bạn có thể gia tăng độ khó bằng cách giới hạn thời gian hoặc không cho phép mọi người nói chuyện trong khi gỡ nút.

Để Meeting không nhàm chán, hãy khuấy động không khí với 9 trò chơi team building

8. Đưa ra chỉ dẫn mù

Ghép nối 2 thành viên thành một cặp và một trong hai người phải đeo chiếc bịt mắt. Công việc của người còn lại là đưa ra hướng dẫn để người kia thực hiện theo một cách tốt nhất, đó có thể là đưa họ sang phía bên kia văn phòng hoặc di chuyển đồ vật, vẽ một bức tranh,…Bạn biết đây, một số người thích làm việc độc lập và khá vụng về trong khoản hợp tác với người khác, vì vậy, trò chơi này sẽ giúp họ thực hành giao tiếp với nhau nhiều hơn và xây dựng lòng tin.

9. Câu lạc bộ đọc sách

Bạn có thể chọn ra một cuốn sách liên quan đến chủ đề công việc và dành thời gian vài tuần đảm bảo mọi người đều đọc qua nó. Sau đó, đến buổi họp kế tiếp cả nhóm có thể dành chút thời gian để nói chuyện về cuốn sách đó (với một chút đồ ăn nhẹ). Bạn sẽ khơi nguồn cuộc trò chuyện thú vị, khuyến khích các đồng nghiệp chia sẻ ý tưởng, câu chuyện và giúp mọi người tìm hiểu một chút về vai trò của họ trong nhóm.

Có thể bạn quan tâm:

  • 5 kiểu đồng nghiệp “cực tệ” và cách ứng xử khéo léo để tạo đà phát triển sự nghiệp
  • Những lợi ích thật sự từ việc kết thân với đồng nghiệp bạn nên biết

Bạn có thấy bài viết hữu ích?

Submit Rating

Average rating 3.9 / 5. Vote count: 8

No votes so far! Be the first to rate this post.

Từ khóa » Trò Chơi Nhóm Online