Mẹo Cho Chiếc Xe Của Bạn Lội Nước Không Bị Chết Máy

Nhiều người nghĩ cứ phóng thật nhanh khi lái xe qua chỗ ngập nước khỏi là có thể giúp cho xe không chết máy. Thậm chí nó còn khiến xe chết máy nặng hơn...Trung tâm chăm sóc xe Tài Lộc Nguyễn xin nêu ra một số nguyên nhân gây chết máy và cách lội nước không chết máy cho mọi người.

Nguyên nhân thứ nhất

Khi xe đi vào nơi nước ngập vượt qua cổ ống xả. Lúc này, nếu ga ở tốc độ quá thấp hoặc không nhấn ga, khí đẩy ra chậm, thì nước sẽ chui vào ống xả làm tắc đường thoát dẫn đến khả năng chết máy.

Những trận mưa lớn đã khiến nhiều xe

Nguyên nhân thứ hai

Nước cao hơn miệng hút gió. Nước sẽ tràn vào đường hút gió, cùng với không khí đi vào buồng đốt. Hỗn hợp nhiên liệu, khí và nước sẽ không cháy được dẫn đến chết máy.

Miệng hút gió được bố trí trong hốc khuất của xe. Vì thế, dù mưa to thì nước cũng không thể chảy vào, nhưng nếu xe đi vào chỗ ngập cao quá miệng hút gió thì nước sẽ chảy vào. Nhiều khi mực nước ngập ở đường thấp hơn miệng hút gió nhưng do xe đi tạo thành sóng nên nước bắn vào miệng hút gió thì xe vẫn bị chết máy.

Một vài lời khuyên đối với các tay lái chẳng may lái xe trong những tình huống đường sá bị ngập nước để xe không chết máy:

- Khi thấy đường bị ngập nước, sâu hơn khoảng ba mươi phân thì không nên đi vào. Nếu muốn đi thì ít nhất phải chắc chắn rằng đoạn ngập đó nước không cao vượt quá miệng hút gió của xe mình. Hơn nữa phải luôn giữ ga đều tay để đảm bảo nước không tràn vào ống xả.

- Đặc biệt, một số người cho rằng đi qua chỗ ngập phải phóng thật nhanh là hết sức sai lầm. Cho dù đoạn đường ngập, nước chưa cao bằng miệng hút gió nhưng khi xe đi, cùng với những xe khác tạo nên sóng nước cao lên nước vẫn có thể bắn vào. Cho nên khi đi qua chỗ ngập, vừa phải nhấn ga đủ lớn nhưng cũng không nên quá nhanh.

- Trong trường hợp lỡ bị nước vào ống xả, không nên quá hoảng bởi thực chất nước vào ống xả làm tắc, gây chết máy nhưng không vào máy được. Cho nên, nếu người điều khiển xe bình tĩnh, lội xuống, có đủ người giúp đẩy xe qua chỗ ngập, rồi nổ máy thì động cơ vẫn có thể vẫn vận hành đi tiếp được như thường.

Chạy xe lội nước là cả một kỹ thuật

Trong những ngày mưa ngập, đa số khách dắt xe vào cửa hàng của anh là vì Bugi.

Bugi là bộ phận đánh lửa của động cơ. Nếu sử dụng lâu ngày, Bugi sẽ bị ám muội đen khiến lửa đánh yếu đi dần. Bọc ngoài và trên Bugi là "tẩu". Tẩu làm nhiệm vụ che chắn cho Bugi khỏi bị nước bùn hay chất bẩn vào. Nhưng nếu sử dụng lâu ngày, tẩu che chắn không tốt, gặp đường ngập hoặc mưa lớn, nước sẽ đễ dàng vào Bugi, càng khiến Bugi đánh lửa yếu không đủ làm nổ động cơ.

Vì vậy, lời khuyên dành cho chủ xe là vào mùa mưa, nên kiểm tra Bugi và "tẩu". Nếu thấy quá cũ thì nên thay mới, không đáng mấy tiền, nhưng tránh được việc Bugi "mất điện".

Một trong những mẹo vặt dành cho người đi đường gặp trường hợp xe không nổ được, nghi Bugi bị nước vào, một cách khá đơn giản. Hãy tìm vị trí Bugi, rút tẩu ra (rút được bằng tay không), lau hoặc thổi cho khô rồi lắp lại và khởi động máy. Việc này nhằm giảm bớt nước trong tẩu và Bugi để lửa không còn bị đánh ra ngoài.

Làm khô lại bugi rất đơn giản

Trường hợp phức tạp hơn là nước vào ống hút gió. Khi đó, nước sẽ xuống chế hòa với xăng rồi vào máy làm xe không thể nổ được. Người đi đường hãy dùng tua vít 2 cạnh mang sẵn trong cốp xe, vặn mở hẳn vít xăng ở chế. Vị trí vít này tùy từng loại xe không giống nhau nên mỗi người cần tự tìm hiểu để xác định trước.

Lúc này xăng có hòa nước mưa sẽ theo đó chảy ra ngoài. Hãy cho chảy một tý thì vặn chặt vít lại. Như vậy sẽ giảm bớt lượng nước vào trong máy và có thể giúp việc khởi động máy dễ dàng hơn.

Khi đã dùng cả hai phương pháp mà xe vẫn không nổ, lúc này chủ xe mới cần nghĩ đến việc dắt xe vào hiệu sửa xe nơi gần nhất.

Lưu ý hết sức quan trọng: khi bạn điều khiển xe đến đoạn đường ngập nước cao hơn ống xả nhưng có đông người đi lại. Đối với xe số, không nên để số lái tiếp dù số cao hay thấp. Bởi lẽ do đường đông người, chúng ta sẽ phải lái rất chậm, nguy cơ nước vào ống xả rất cao. Hơn nữa, các xe rất dễ cản trở nhau khiến người ngồi trên xe có thể đôi lúc phải trả ga và phanh lại, nước cũng sẽ tràn vào gây chết máy. Phương pháp tối ưu nhất trong trường hợp này là hãy cho xe về số "0" (lúc này ga lớn bao nhiêu cũng chẳng sợ xe chạy), giữ đều tay ga, xuống xe hoặc chống chân, từ từ dắt qua.

Nếu là xe tay ga thì tốt nhất là không nên đi vào đoạn đường ngập nước cao hơn ống xả. Trường hợp bất khả kháng, buộc phải lội thì hãy nhắm thời điểm ít xe lội nhất và đảm bảo có thể phóng một mạch qua mà không phải giảm ga lần nào.

Tweet Xem thêm
  • Những mẹo vặt mà tài xế lái oto ít biết
  • Mẹo chăm sóc ôtô vô cùng đơn giản
  • Đi du lịch ngày tết với 8 bước chăm sóc xe ôtô toàn diện
  • Chăm sóc xe hơi như thế nào để tiết kiệm nhất
  • Làm thế nào để sử dụng xe máy được lâu bền nhất?
  • Thay nhớt nên chú ý gì ?
  • 4 mẹo giúp lớp sơn xe máy của bạn luôn như mới
  • Mua xe máy như thế nào là hợp lý cho bạn?
  • Mẹo nhỏ nhưng hiệu quả trong việc chống cháy nổ xe
  • 3 mẹo giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí cho xe máy
Bạn đã xem chưa?
  • xử lý xe tay ga chết máydo ngập nước nước bị chết máy như thế nào
  • 7 thói quen là cho xe máy của bạn nhanh hết xăng hơn
  • Mẹo hay tiết kiệm nhiên liệu cho xe hơi
  • BMW cho ra đời công nghệ siêu an toàn cho môtô mới nhất
  • Cách sử dụng điều hòa trên oto tốt nhất
  • Những lỗi hư vặt thường thấy trên xe Honda Airblade
  • 3 bước giúp xe máy bền đẹp, an toàn
  • Làm sao để giảm nhiệt cho xe máy ?
  • Top 10 siêu xe có tốc độ đáng sợ nhất thế giới
  • Mẹo vặt sửa xe máy nhanh trên đường

Từ khóa » Moto Lội Nước