Mẹo Chữa Bệnh Quai Bị Tại Nhà Không Dùng Thuốc

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • Quai bị có tự khỏi không? Cách chữa bệnh quai bị tại nhà nhanh và hiệu quả nhất
Quai bị có tự khỏi không? Cách chữa bệnh quai bị tại nhà nhanh và hiệu quả nhất Cập nhật: 31/05/2024 Lượt xem: 4354 Thẩm định nội dung bởi

ThS Bác sĩ Trần Hoàng Hiệp

Chuyên khoa: Ung bướu

ThS Bác sĩ Trần Hoàng Hiệp, chuyên khoa Ung bướu tại bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện là bác sĩ kiểm duyệt bài viết của Nhà thuốc An Khang.

Quai bị là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, do virus gây ra. Bệnh nên được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm với người bệnh. Cùng tìm hiểu cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất qua bài viết dưới đây!

Tổng quan về quai bị

Bệnh quai bị được gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus), chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến nước bọt. Người bệnh khi nhiễm virus này có thể xuất hiện tình trạng sưng đau tuyến nước bọt ở một hoặc hai bên má.

1Nguyên nhân bị quai bị

Virus quai bị có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành bằng những phương thức như:

  • Lây truyền đường hô hấp thông qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi.
  • Chạm vào bề mặt có giọt bắn.
  • Dùng chung chai nước, bàn chải đánh răng.[1]

Quai bị chủ yếu lây qua đường hô hấp

Quai bị chủ yếu lây qua đường hô hấp

2Triệu chứng của quai bị

Sau khoảng 2 - 3 tuần tiếp xúc với virus quai bị, người bệnh sẽ bắt đầu cảm nhận các triệu chứng đầu tiên. Ở giai đoạn này, triệu chứng thường tương tự như cảm cúm, bao gồm:

  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Đau cơ.
  • Chán ăn.
  • Mệt mỏi.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát (vài ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên), các triệu chứng liên quan đến sưng đau tuyến nước bọt sẽ xuất hiện. Đây được coi là triệu chứng hay gặp và đặc trưng của bệnh quai bị. Cụ thể là:

  • Sưng một hoặc hai bên má.
  • Đau quanh chỗ sưng.
  • Sưng các tuyến dưới sàn miệng.

Sốt cao là triệu chứng hay gặp của bệnh quai bị

Sốt cao là triệu chứng hay gặp của bệnh quai bị

3Bị quai bị bao lâu thì khỏi?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở bất kỳ ai, vào bất kỳ giai đoạn nào. Thông thường, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn trong vòng hai tuần mà không gặp phải biến chứng.

Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc y tế đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm tinh hoàn, viêm não hoặc sảy thai ở phụ nữ mang thai.[2]

Quai bị có thể gây sưng đau tinh hoàn

Quai bị có thể gây sưng đau tinh hoàn

4Cách chữa quai bị tại nhà

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu quai bị. Các biện pháp điều trị thường xoay quanh giảm nhẹ triệu chứng trong thời kỳ mắc bệnh. Cụ thể là:

  • Uống nhiều nước.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Ăn thức ăn mềm.
  • Tránh thực phẩm có tính axit.
  • Chườm khăn bọc đá lên má bị sưng.
  • Sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen để hạ sốt và giảm đau.[3]

Người bệnh quai bị nên uống nhiều nước

Người bệnh quai bị nên uống nhiều nước

5Mẹo chữa quai bị tại nhà không dùng thuốc

Gừng

Gừng có chứa chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và kháng virus. Nhờ tác dụng này mà gừng có thể giảm những cơn đau do quai bị hoặc đơn giản là tăng cường lượng gừng trong chế độ ăn hàng ngày.

Người bệnh có thể nghiền rễ gừng thành bột rồi bôi lên các bộ phận bị ảnh hưởng để giảm viêm.[4]

Gừng giúp chống viêm hiệu quả

Gừng giúp chống viêm hiệu quả

Nha đam

Nha đam là thực vật có tác dụng chống viêm hiệu quả. Người bệnh chỉ cần tước sạch phần vỏ, lấy gel nha đam bôi lên vùng bị sưng. Điều này sẽ giúp làm dịu vùng da bị ảnh hưởng một cách hiệu quả.

Nha đam có thể dùng để giảm sưng tuyến nước bọt

Nha đam có thể dùng để giảm sưng tuyến nước bọt

Mật ong

Mật ong chứa nhiều vitamin và khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa giúp giảm tình trạng viêm cũng như ngăn ngừa sự phát triển của virus quai bị. Một số chất có thể kết hợp với mật ong bao gồm:

  • Mật ong và vôi: trộn vôi trắng và mật ong thành hỗn hợp đặc sệt và bôi lên chỗ bị sưng 2 lần/ngày.
  • Mật ong và nghệ: trộn mật ong và bột nghệ đến khi thu được hỗn hợp sền sệt, rồi bôi lên chỗ bị sưng 30 phút, sau đó rửa sạch với nước.
  • Mật ong và chanh: pha mật ong, chanh và nước để uống hằng ngày là cách giúp hỗ trợ hệ miễn dịch hiệu quả.
  • Mật ong và gừng: uống 1 cốc nước gừng và mật ong mỗi ngày để thu được hiệu quả chống viêm với vùng tuyến nước bọt bị sưng.
Tham khảo ý kiến bác sĩ khi trước khi áp dụng các phương pháp dân gian để chữa quai bị cho trẻ em để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Mật ong giúp điều trị quai bị hiệu quả

Mật ong giúp điều trị quai bị hiệu quả

6Các biện pháp phòng ngừa quai bị

Quai bị là một bệnh mà chúng ta có thể phòng ngừa hiệu quả thông qua việc tiêm chủng. Vaccine phòng quai bị thường được kết hợp với vaccine sởi và rubella trong một loại vaccine kết hợp gọi là vaccine MMR.

Để đạt được hiệu quả bảo vệ cao nhất, phụ huynh nên theo dõi lịch tiêm chủng cho con em mình, bao gồm hai liều cơ bản: liều đầu tiên khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và liều thứ hai khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi.Đối với người lớn, chỉ cần một liều vaccine MMR là có thể phòng ngừa bệnh quai bị hiệu quả.

Tiêm vaccine là biện pháp phòng ngừa quai bị hiệu quả

Tiêm vaccine là biện pháp phòng ngừa quai bị hiệu quả

7Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Quai bị có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, khi gặp những dấu hiệu dưới đây, phụ huynh nên đưa con mình đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời:

  • Sốt cao trên 39 độ C.
  • Co giật.
  • Chán ăn.
  • Nôn mửa.
  • Rối loạn phương hướng.
  • Đau bụng.
  • Sưng đau tinh hoàn.

Khi mắc quai bị kèm đau bụng thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám

Khi mắc quai bị kèm đau bụng thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám

Địa chỉ khám chữa quai bị

Nếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, các bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng, Nội. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: bệnh viện Nhi đồng I, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM...
  • Tại Hà Nội: bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện E, Bệnh viện Bạch Mai...
Xem thêm

  • Quai bị kiêng gì? Các thực phẩm không nên ăn khi bị quai bị
  • Bệnh truyền nhiễm là gì? Danh sách các bệnh truyền nhiễm thường gặp
  • Sưng lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân gây và biến chứng của sưng lưỡi

Hy vọng bài viết đã cấp cho bạn các kiến thức về khắc phục tình trạng quai bị tại nhà. Mặc dù đây là bệnh lý có thể tự khỏi nhưng đừng vì vậy mà bỏ qua các dấu hiệu cần đi khám bạn nhé!

Nguồn tham khảo
  1. Mumps

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mumps/symptoms-causes/syc-20375361

    Ngày tham khảo:

    17/02/2024

  2. Mumps

    https://www.cdc.gov/mumps/outbreaks/outbreak-patient-qa.html

    Ngày tham khảo:

    17/02/2024

Xem thêm

Từ khoá: cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất chữa bệnh quai bị nhanh nhất cách chữa bệnh quai bị chữa bệnh quai bị quai bị Banner Promote 02Banner đầu bài tin - Orihiro T12Banner đầu bài tin - BLACKMORES T11

Các bài tin liên quan

  • Quai bị có lây không? 4 nguy cơ lây nhiễm và biện pháp phòng ngừa

    Sức khoẻ & Bệnh

    Quai bị có lây không? 4 nguy cơ lây nhiễm và biện pháp phòng ngừa

    Bác sĩ CKI Lê Thị Mỹ Châu

    4 tháng trước
  • Người bị quai bị kiêng gì và nên ăn gì để mau chóng khỏi bệnh?

    Sức khoẻ & Bệnh

    Người bị quai bị kiêng gì và nên ăn gì để mau chóng khỏi bệnh?

    ThS Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng

    5 tháng trước
  • Triệu chứng quai bị thường gặp và cách điều trị nhanh nhất

    Sức khoẻ & Bệnh

    Triệu chứng quai bị thường gặp và cách điều trị nhanh nhất

    Bác sĩ Trương Anh Khoa

    5 tháng trước
  • Bệnh quai bị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

    Sức khoẻ & Bệnh

    Bệnh quai bị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

    Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Hồng

    6 tháng trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Cách Làm Hạt Gấc Chữa Quai Bị