Mẹo Chữa đầy Hơi Cho Bà Bầu | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc

Trong thời gian mang thai hầu hết thai phụ đều gặp phải tình trạng đầy hơi, ợ chua. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này. Dưới đây là những mẹo chữa đầy hơi cho bà bầu hiệu quả mà chị em có thể áp dụng.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Nguyên nhân khiến mẹ bầu hay bị đầy hơi
  • 2. Các biểu hiện đầy hơi ở phụ nữ mang thai
  • 3. Đầy hơi trong thai kỳ có nguy hiểm không?
  • 4. Các mẹo chữa đầy hơi cho bà bầu
    • 4.1. Uống một ly nước chanh chữa đầy hơi
    • 4.2.  Ăn nhiều sữa chua
    • 4.3. Không ăn đồ khó tiêu
    • 4.4. Chườm túi đá
    • 4.5. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
    • 4.6. Vận động hàng ngày

1. Nguyên nhân khiến mẹ bầu hay bị đầy hơi

Cảm giác đầy hơi khi mang thai có thể được gây ra bởi các nguyên nhân sau đây:

– Thay đổi hormone: Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sản xuất nhiều hormone như progesterone và estrogen. Hormone này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và làm tăng sự giãn nở của các cơ quan tiêu hóa, gây ra cảm giác đầy hơi.

– Tăng kích thước tử cung: Khi thai nhi phát triển, tử cung mở rộng và tăng kích thước. Áp lực từ tử cung có thể ảnh hưởng đến dạ dày và ruột, gây ra cảm giác đầy hơi và khó chịu ở mẹ bầu.

– Táo bón và rối loạn tiêu hóa: Hormone mang thai có thể gây rối loạn tiêu hóa và tạo ra tình trạng táo bón. Điều này làm tăng lượng khí trong dạ dày và ruột, gây ra cảm giác đầy hơi.

Ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể khiến mẹ bầu bị đầy hơi

Ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể khiến mẹ bầu bị đầy hơi

– Áp lực trên các cơ quan tiêu hóa: Khi tử cung phát triển, nó có thể đè lên các cơ quan tiêu hóa như dạ dày và ruột, gây áp lực và cảm giác đầy hơi.

– Thay đổi vị trí và cơ chế tiêu hóa: Với sự phát triển của thai nhi, cơ quan tiêu hóa cũng bị thay đổi vị trí và áp lực. Điều này có thể làm giảm khả năng tiêu hóa và gây ra cảm giác đầy hơi.

– Thói quen ăn uống: Một số thói quen ăn uống như ăn quá nhanh, ăn nhiều thực phẩm gây tăng khí như đậu, cải, hành, tỏi, có thể gây đầy hơi khi mang thai hoặc thói quen ăn uống không hợp lý như ăn đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, gia vị, đường hoặc tinh bột, uống cà phê, nước ngọt có gas hay nước trái cây đóng hộp,… làm chậm quá trình tiêu hóa.

– Ngoài ra cũng có thể do tâm lý mẹ bầu bị stress hoặc các yếu tố ảnh hưởng khác,…

Mẹ nên sử dụng một số mẹ mẹo chữa đầy hơi cho bà bầu để nhanh chóng cải thiện khi tình trạng khó chịu này.

2. Các biểu hiện đầy hơi ở phụ nữ mang thai

Mẹ bầu có thể nhận biết tình trạng đầy hơi thông qua một số biểu hiện sau:

– Cảm giác đầy, căng tức bụng

– Cảm giác khó thở

– Đầy hơi và khó tiêu

– Bị táo bón

– Cảm giác chán ăn, ăn nhanh no

3. Đầy hơi trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Cảm giác đầy hơi khi mang thai là một triệu chứng phổ biến và thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu cảm giác đầy hơi đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng như đau bụng cấp tính, ra máu âm đạo, sốt cao, hoặc mất cảm giác của thai nhi, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

Mẹ nên sử dụng một số mẹ mẹo chữa đầy hơi cho bà bầu để nhanh chóng cải thiện khi tình trạng khó chịu này

Mẹ nên sử dụng một số mẹ mẹo chữa đầy hơi cho bà bầu để nhanh chóng cải thiện khi tình trạng khó chịu này

Cũng giống như ợ nóng, đau lưng khi mang thai, tình trạng đầy hơi gây cho mẹ bầu cảm giác mệt mỏi, khó chịu nhưng thường sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi và tự hết khi mẹ bầu biết áp dụng một số mẹo để cải thiện chúng đúng cách, đúng thời điểm.

Tuy nhiên, nếu để tình trạng đầy hơi kéo dài thường xuyên và không có cách khắc phục sẽ khiến mẹ bầu bị giảm cảm giác ngon miệng, làm các mẹ chán ăn, từ đó, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

4. Các mẹo chữa đầy hơi cho bà bầu

Dưới đây là một số mẹo chữa đầy hơi cho phụ nữ mang thai đơn giản và an toàn, các mẹ có thể tham khảo và thực hiện ngay tại nhà:

4.1. Uống một ly nước chanh chữa đầy hơi

Chanh là một loại quả có nhiều công dụng trong đó có chữa đầy hơi cho bà bầu hiệu quả. Khi gặp phải tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi mang thai, chị em có thể uống nước chanh ấm trước bữa ăn. Axit trong chanh có thể giúp bổ sung thêm axit cho dạ dày, cải thiện tình trạng đầy bụng.

4.2.  Ăn nhiều sữa chua

Để chữa đầy hơi, thai phụ cũng có thể ăn sữa chua bởi trong sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn.

Ăn nhiều sữa chua cũng là cách chữa đầy hơi cho mẹ bầu

Ăn nhiều sữa chua cũng là cách chữa đầy hơi cho mẹ bầu

Thai phụ lưu ý không nên ăn sữa chua quá lạnh, nên để ra ngoài tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi ăn.

4.3. Không ăn đồ khó tiêu

Những thực phẩm khó tiêu hóa như thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng… là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu. Vì thế để chữa chứng đầy hơi, bà bầu cần hạn chế ăn những thực phẩm này.

4.4. Chườm túi đá

Khi bị ợ hơi, đầy bụng, thai phụ có thể chườm túi nước đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn sẽ mang lại hiệu quả. Ngoài ra chị em cũng có thể thư giãn bằng cách tắm lạnh.

4.5. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Đây cũng là một mẹo chữa đầy hơi cho mẹ bầu hiệu quả. Nếu ăn quá nhiều cùng lúc sẽ tạo áp lực cho dạ dày, khiến dạ dày không tiêu hóa hết thức ăn. Thức ăn trong dạ dày nhiều sẽ khiến người bệnh có cảm giác đầy bụng, ợ hơi liên tục. Do đó chị em nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn thành nhiều bữa. Nên ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp cải thiện tình trạng ợ hơi cho bà bầu.

4.6. Vận động hàng ngày

Trong thời gian bầu bí nếu ít vận động cũng sẽ gây ra tình trạng cơ thể mệt mỏi, luôn cảm giác thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn, nặng bụng. Lúc này chị em dễ gặp phải tình trạng ợ hơi, khó tiêu. Vì thế chị em cần duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng hàng ngày. Nên lựa chọn các môn thể thao phù hợp như đi bộ, yoga…

Chị em trong giai đoạn bầu bí cần áp dụng cho mình những biện pháp chăm sóc cơ thể phù hợp và chủ động khám thai định kỳ nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ đến các bạn về một số mẹo chữa đầy hơi cho mẹ bầu. Nếu tình trạng đầy hơi kéo dài và đã thực hiện các cách trên mà không thể cải thiện, các mẹ nên đến thăm khám với các bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và xử lý kịp thời khi có bất thường xảy ra.

Từ khóa » Cách Chữa Bệnh đầy Hơi Cho Bà Bầu