Mẹo Cực Hay Trên My Viettel Dành Cho Thuê Bao Trả Sau Viettel Khi Bị ...
Có thể bạn quan tâm
Sử dụng dịch vụ mạng mà thuê bao gặp phải tình trạng bị chặn 1 chiều gọi đi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình liên lạc của khách hàng. Vấn đề này hiện nay nhiều khách hàng rất quan tâm, lo lắng mà chưa biết xử lý thế nào?. Nắm bắt tâm lý khách hàng, My Viettel cung cấp giải pháp siêu tiện ích đểkhách hàng có thể chủ động tạm mở nợ cước cho thuê bao di động/cố định trong trường hợp thuê bao đang bị chặn 1 chiều do nợ cước. Sau khi thao tác tạm mở thành công, họ sẽ có thêm 24h để sử dụng dịch vụ. Đây chắc chắn là công cụ “cứu cánh” cho nhiều khách hàng dùng dịch vụ Viettel trả sau.
Tính năng được triển khai áp dụng với Thuê bao Di động/Cố định/Dcom/Homephone và áp dụng duy nhất với thuê bao bị chặn do nợ cước, không áp dụng với các trường hợp thuê bao bị chặn chiều vì lý do khác (chặn do khách hàng yêu cầu, chặn do vượt quá hạn mức sử dụng, chặn do hệ thống….). Mỗi thuê bao được tạm mở tối đa 3 lần/tháng/tất cả các kênh. Theo đó, khách hàng cần lưu ý số lần mở chặn để được hỗ trợ đúng quy định nhé.
Để trải nghiệm tính năng, chỉ cần thiết bị smartphone của khách hàng có cài đặt thành công My viettel là có thể sử dụng tiện ích tuyệt vời này. Trường hợp chưa có ứng dụng, khách hàng vui lòng tải ngay tại đây.
Thao tác sử dụng tính năng này trên My Viettel như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng My Viettel, tại màn hình trang chủ, bấm vào biểu tượng 3 gạch ngang góc trên cùng màn hình, click thông tin tài khoản. Tại đây, trường hợp thuê bao bị chặn chiều do nợ cước thì mục “ Tình trạng thuê bao” sẽ hiển thị thông tin: chặn 1 chiều nợ cước.
Bước 2: Để thực hiện mở nợ cước, bấm vào dòng “ tạm mở nợ cước” , hệ thống sẽ gửi mã OTP về thuê bao cần mở chặn với nội dung
“ Hệ thống đã gửi mã OTP đến số điện thoại 0982.xx.xxx. Quý khách vui lòng nhập mã OTP để tạm mở cước”. Khách hàng thực hiện nhập mã OTP vào, bấm “ đồng ý”
Bước 3: Hệ thống có thông báo mở chặn nợ cước thành công với nội dung “ Tạm mở nợ cước thành công, Viettel đã tạm mở nợ cước cho thuê bao 0982.xxx.xxx, thời gian tạm mở trong 24h”.
Với trường hợp Sau 24h kể từ thời điểm mở chặn nếu khách hàng chưa thanh toán cước cho thuê bao tạm mở, hệ thống sẽ thực hiện chặn 1 chiều do nợ cước, lúc này khách hàng có thể tiếp tục tạm mở cước tuy nhiên không quá 3 lần/tháng (áp dụng cho tất cả các kênh). Trường hợp khách hàng thực hiện đến lần thứ 4 hệ thống sẽ không mở chặn và thông báo “ Quý khách đã sử dụng hết số lần tạm mở trong tháng, vui lòng thanh toán cước để sử dụng dịch vụ hoặc liên hệ 198 (0đ).
Với giải pháp siêu tiện ích này hi vọng sẽ giúp các thuê bao sử dụng dịch vụ Viettel trả sau trong thời đại 4.0 dễ dàng “cất túi” khi cần. Hãy tải ứng dụng My Viettel để trải nghiệm tính năng này các bạn nhé.
Từ khóa » Nợ Cước Viettel
-
Nợ Cước Còn Lại Viettel Là Gì? Làm Sao Thanh Toán Hết?
-
Giải đáp: Không Thanh Toán Cước Trả Sau Viettel Sẽ Thế Nào?
-
Nếu Không Thanh Toán Cước Trả Sau Viettel Thì Sẽ Bị Gì?
-
Nợ Cước Cuối Kỳ Viettel Là Gì? Làm Thế Nào để Thanh Toán Nợ Cuối Kỳ?
-
Bật Mí Các Cách Kiểm Tra Cước Trả Sau Viettel Nhanh Và Chính Xác
-
5 Cách Kiểm Tra Cước Trả Sau Viettel Miễn Phí, Nhanh Và Chính Xác Nhất
-
Chỉ Bạn Những Cách Xử Lý Hiệu Quả Khi Nợ Cước Internet Viettel
-
4 Cách Giúp Bạn ứng Tiền Từ Nhà Mạng Viettel Ngay Khi Vẫn Còn Nợ
-
5 Cách Kiểm Tra Cước Trả Sau Viettel để Không Bị Mất Tiền
-
Giả Danh Nhân Viên Thu Nợ Cước điện Thoại Viettel để Lừa đảo
-
Cách ứng Tiền Viettel Khi Còn Nợ Cước đơn Giản, Hiệu Quả
-
2 Cách Thanh Toán Cước Trả Sau Viettel Nhanh, Đơn Giản Tại Nhà
-
Hướng Dẫn 3 Cách ứng Tiền Viettel Khi Còn Nợ
-
Trốn Cước D-com Trả Sau Vì Số Nợ Quá Vô Lí