Mẹo Hay Chữa Khô Môi Cho Trẻ Sơ Sinh Nhanh Chóng, Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Vào mùa đông, trẻ sơ sinh thường bị khô môi nên các bậc phụ huynh rất lo lắng, luôn muốn tìm mọi cách để chữa khô môi nhanh nhất, giúp bé yêu cảm thấy khó chịu hơn.
Nội dung chính- 1. Trẻ sơ sinh bị khô môi là gì?
- 2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô mô
- Trẻ bị lột da gây khô môi
- Trẻ có thói quen liếm môi
- Phản ứng với yếu tố dị ứng
- Thiết chất dinh dưỡng
- Do tác dụng phụ của thuốc
- Thiếu nước
- Mất nước
- 3. Trẻ sơ sinh bị khô môi phải làm sao?
- Cho bé bú thường xuyên
- Bôi sữa mẹ lên môi bé
- Thoa dầu dừa lên môi
- Dùng son dưỡng môi cho trẻ
- Sử dụng Vaseline cho trẻ
- Giữ độ ẩm trong phòng ngủ hợp lý
- Sử dụng máy tạo độ ẩm
- 4. Biện pháp ngăn ngừa tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị khô môi phải làm sao? Dưới đây là những biện pháp làm giảm cảm giác khó chịu cho trẻ bị khô môi, các bạn hãy cùng theo dõi nhé.
Kem Dưỡng Da Dexeryl cho trẻ sơ sinh của Pháp 149.000đ 190.000đ 198.000đ 260.000đ
1. Trẻ sơ sinh bị khô môi là gì?
Trẻ sơ sinh bị khô môi là hiện tượng môi của trẻ bị bong tróc, thô ráp. Thậm chí trong trường hợp nặng, môi bé còn bị nứt nẻ, ứa máu khi bé khóc, cười hoặc dùng tay để gãi.
Thời tiết thay đổi khiến nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, làm cho da trẻ cũng bị tác động nhiều, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Mặt khác, độ ẩm trên da sơ sinh có được là từ sữa nên môi bé sẽ khô hơn người lớn và có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh.
Thông thường, môi trẻ sơ sinh có vẻ khô và đỏ hơn trẻ lớn. Tuy nhiên, bạn đừng chủ quan, xem thường bởi trẻ sơ sinh bị khô môi đôi lúc là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ trẻ đang bị thiếu nước.
Trẻ sơ sinh bị khô môi là hiện tượng môi của trẻ bị bong tróc, thô ráp
2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô mô
Trẻ sơ sinh bị khô môi có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
Trẻ bị lột da gây khô môi
Sau khi sinh, trẻ sơ sinh thường bị bong 1 ít để da dần thích nghi với thế giới bên ngoài. Đây là quá trình hoàn toàn bình thường và có thể gây ra hiện tượng lột da, thậm chí là khô môi.
Trẻ có thói quen liếm môi
Trẻ sơ sinh có khả năng mút mãnh liệt, bé có thể mút hoặc liếm môi cả ngày, trừ lúc bú và lúc ngủ. Hầu hết các bậc phụ huynh đều có suy nghĩa trẻ liếm môi thường xuyên sẽ làm cho môi đỡ nứt hơn. Tuy nhiên, điều này là sai lầm, bởi nước bọt thường bay hơi nhanh chóng sau khi bé liếm nên càng khiến môi bị mất đi độ ẩm tự nhiên, khiến trẻ sơ sinh bị khô môi hơn. Cộng thêm việc trẻ liên tục thè lưỡi, liếm môi, khiến mẹ hiểu vì sao trẻ bị khô môi rồi đấy.
Liếm môi cũng là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô môi
Phản ứng với yếu tố dị ứng
Da của trẻ rất nhạy cảm nên dễ phản ứng với các loại kem dưỡng da, thậm chí là ngay cả chất liệu quần áo mà con đang mặc. Vì thế, nếu hôn bé khi bạn đang tô son, trang điểm cũng khiến bé bị phát ban, gây ra hiện tượng khô môi. Hoặc dùng vải, khăn ướt để lau chùi cho bé cũng gây ra các kích ứng tương tự.
Thiết chất dinh dưỡng
Đây là một trường hợp hiếm hoi, nhưng không phải là không gặp. Trẻ sơ sinh bị khô môi có thể là dấu hiệu cho biết chế độ dinh dưỡng của bé không đáp ửng đủ nhu cầu. Vì thế, nếu có nghi ngờ, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra đầy đủ.
Do tác dụng phụ của thuốc
Trẻ sơ sinh bị khô môi còn có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Vì thế, nếu bé đang mắc bệnh, bạn nên thảo luận với bác sĩ về những tình trạng mà bé có thể gặp phải khi sử dụng thuốc để có hướng điều trị thích hợp, ngăn ngừa tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh.
Thiếu nước
Khi trẻ không bú đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức, trẻ có thể bị mất nước. Đặc biệt trong tiết trời oi bức của mùa hè, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để tránh hiện tượng thiếu nước.
Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị thiếu nước là: da khô, nứt nẻ, thóp đầu bị lõm, môi và lưỡi đều khô, hơi thở sâu, gấp gáp, bàn tay và chân hơi lạnh, bé khóc nhưng không có nước mắt. Khi gặp các triệu chứng này, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
Mất nước
Ngoài tình trạng thiếu nước, mất nước cũng khiến trẻ sơ sinh bị khô môi. Có 2 yếu tố gây ra tình trạng khô môi ở trẻ: Thứ nhất là thời tiết khô, lạnh làm cho độ ẩm không khí bị giảm xuống thấp, khiến môi trở nên khô cứng. Thứ hai là điều kiện thời tiết khiến bé ra mồ hôi liên tục.
Ngoài ra, nếu lượng thức ăn bé cần không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết, cơ thể bé sẽ không đủ nước, dẫn đến tình trạng mất nước.
Dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh mẹ có thể nhận thấy là: mắt trũng, bé khóc không có nước mắt, bàn tay, bàn chân lạnh, nhịp tim đập nhanh,….
Mất nước cũng là 1 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô môi
3. Trẻ sơ sinh bị khô môi phải làm sao?
Để khắc phục tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau.
Cho bé bú thường xuyên
Trẻ sơ sinh có thể nhanh chóng bị mất nước nếu không được bú mẹ đều đặn. Vì thế, trong vài tuần đầu đến vài tháng đầu đời, trẻ sơ sinh cần được bú mẹ thường xuyên, khoảng 1 – 3 giờ bú 1 lần, tương đương 8 – 12 lần trong 1 ngày.
Bôi sữa mẹ lên môi bé
Bôi sữa mẹ lên môi bé là cách an toàn và hiệu quả nhất để chữa lành tình trạng môi bé bị khô. Trong vòng 48 – 72 giờ đầu mới sinh, sữa mẹ còn chứa sữa non, giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi vi khuẩn, virus. Vì thế, mẹ có thể tận dụng nguồn sữa này để bôi xung quanh núm vú trước khi cho trẻ bú hoặc dùng ngón tay chấm nhẹ sữa lên môi bé để làm dịu và giữ ẩm cho môi, giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng cho bé yêu.
Thoa dầu dừa lên môi
Thành phần chính có trong dầu dừa là axit lauric, chất này có khả năng làm mềm môi mà không gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Vì thế, mẹ có thể thoa nhẹ một chút dầu dừa lên môi bé để cải thiện tình trạng khô môi.
Thoa dầu dừa lên môi sẽ cải thiện được tình trạng khô môi nhanh chóng
Dùng son dưỡng môi cho trẻ
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại son dưỡng môi được sản xuất dành riêng cho trẻ sơ sinh. Chúng được làm từ các thành phần tự nhiên dịu nhẹ, phù hợp với làn da mỏng manh của trẻ. Vì thế, các bạn có thể tìm hiểu sản phẩm này để sử dụng cho con yêu.
Sử dụng Vaseline cho trẻ
Vaseline là loại sáp được làm từ lanolin, có tác dụng dưỡng ẩm mạnh mẽ, giúp chữa lành vết nứt nhanh chóng. Ngoài ra, thành phần còn an toàn, lành tính, bé có thể liếm hoặc nuốt phải nên mẹ có thể sử dụng Vaseline để trị khô môi cho bé.
Cách sử dụng: Đầu tiên, mẹ cần rửa tay sạch sẽ, sau đó quệt 1 ít Vaseline lên ngón tay rồi thoa nhẹ nhàng lên môi của trẻ. Mẹ có thể sử dụng loại sáp này vào ban đêm khi bé ngủ để giữ được lâu hơn và đủ thời gian cần thiết cho quá trình chữa lành.
Giữ độ ẩm trong phòng ngủ hợp lý
Nhiệt độ quá lạnh sẽ khiến môi trẻ bị khô hơn. Vì thế, nếu sử dụng máy lạnh và điều hòa trong phòng ngủ thì bạn nên để ở mức 25 – 27 độ C.
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Máy tạo độ ẩm hỗ trợ tăng độ ẩm trong khu vực sinh hoạt nên việc giữ ẩm không khí ở mức vừa phải sẽ ngăn ngừa được tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi nên mẹ hãy cân nhắc mua và sử dụng sản phẩm này nhé.
Sử dụng máy tạo ẩm sẽ ngăn ngừa được tình trạng khô môi cho bé
4. Biện pháp ngăn ngừa tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh
Để ngăn ngừa tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh, các mẹ có thể áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
- Duy trì nhiệt độ tối ưu trong nhà.
- Không cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa quá lâu.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm khi thời tiết hanh khô, khó chịu.
- Cho bé mặc quần áo có chất liệu phù hợp với điều kiện thời tiết.
- Tránh để trẻ sơ sinh tiếp xúc nhiều với ánh nắng Mặt Trời hoặc gió mạnh.
- Đảm bảo trẻ được bú mẹ thường xuyên, nhất là khi thời tiết nắng nóng, khó chịu, bé dễ bị mất nước.
Khô môi không khiến trẻ sơ sinh bị đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi để có biện pháp khắc phục kịp thời. Hy vọng với những nội dung thông tin trên, các mẹ sẽ có kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn.
Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh, bình an.
--------------------------------------------------------------Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt NamWebsite: https://mekhoeconthongminh.com/Số điện thoại: 0942.666.800Email: cskh@mekhoeconthongminh.comĐịa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Từ khóa » Bôi Vaseline Lên Mặt Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Nên Chọn Mua Kem Nẻ Loại Nào Có Thể Trị Nẻ Môi Cho Bé - Kids Plaza
-
Có Nên Bôi Vaseline Cho Trẻ Sơ Sinh Không?
-
Giải đáp Thắc Mắc: Dùng Vaseline Cho Trẻ Sơ Sinh được Không
-
Có Nên Bôi Vaseline Dùng Cho Trẻ Sơ Sinh Để Dưỡng Ẩm Da ...
-
Sử Dụng Vaseline Trên Da Mặt: Lợi ích Và Rủi Ro - Vinmec
-
Có Thể Dùng Vaseline Như Kem Dưỡng ẩm? - Vinmec
-
Có Nên Bôi Vaseline Lên Mặt? Có Gây Hại Không?
-
12 Công Dụng Của Vaseline Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Chàm Da Của Trẻ Nhỏ - Y Học Cộng Đồng
-
Những Lợi ích Và Rủi Ro Khi Sử Dụng Vaseline Trên Da Mặt
-
Top 3 Kem Dưỡng ẩm Cho Bé Tốt Nhất Hiện Nay! - Websosanh
-
Có Nên Bôi Sáp Nẻ Vaseline Lên Da Mặt Không? - TutiCare
-
Kem Nẻ Cho Bé Vaseline Baby, Mỹ 368g - TutiCare
-
Kem Vaseline Trẻ Em Lớn
-
Dưỡng Nẻ Vaseline Nga - Vaselin Hoa Cúc 0+ Dùng được Cho Trẻ ...