MẸO KÊU GỌI VỐN THÀNH CÔNG CHO KHỞI NGHIỆP

Muốn khởi nghiệp thành công thì bạn phải có kỹ năng kêu gọi vốn khôn khéo. Và trước khi đi gọi vốn cho doanh nghiệp bạn cần trang bị những gì? Hãy để Vienketoan.vn chia sẽ vài mẹo cần thiết để cuộc gọi vốn diễn ra suôn sẻ nhé! Mục tiêu gọi vốn cho doanh nghiệp

-Để khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực thị trường đầy cạnh tranh và rủi ro. Bạn phải có mục tiêu rõ ràng về tìm kiếm nguồn vốn. Nhằm kêu gọi đầu tư cho các dự án sáng tạo tiềm năng, để phát triển sản phẩm của mình đến người tiêu dùng.

-Và muốn trở thành một nhà startup thành công kêu gọi vốn, bạn phải đảm bảo có những điều kiện sau:

+Dự án phải tiềm năng và phát triển giá trị dài lâu.

+Dự án phải có sự sáng tạo và khác biệt.

+Có dẫn chứng thuyết phục và giải pháp thực tiễn để thúc đẩy sản phẩm.

+Có quan điểm cá nhân rõ ràng và thuyết phục các nhà đầu tư.

-Khi bạn có mục tiêu càng cụ thể thì càng thuyết phục được nhà đầu tư rót tiền vào sản phẩm bạn. Vì vậy, hãy chuẩn bị và đặt mục tiêu để dễ dàng có được nguồn vốn tiềm lực phát triển trong tương lai.

Đặt mục tiêu kêu gọi vốn

Mẹo kêu gọi vốn thành công

Lên ý tưởng và kế hoạch cụ thể cho dự án

Bạn cần có một ý tưởng tốt, sáng tạo và đúng tâm lý khách hàng. Và đó cũng là điều mà thu hút ánh nhìn đầu tiên từ các nhà đầu tư. Ngoài ra, hãy tìm đồng đội có chung chí hướng phát triển ý tưởng đó. Nhằm tạo ra sức lan truyền và khai thác dự án cụ thể hơn. Cũng như, lên kế hoạch chi tiết và chặng đường dài. Chúng sẽ là chiến lược tuyệt vời giúp bạn thành công trong việc kêu gọi vốn về doanh nghiệp.

Trình bày ý tưởng độc đáo

Tạo ấn tượng với nhà đầu tư

Hãy là người chủ động tạo sự ấn tượng nhà đầu tư. Từ ý tưởng, kế hoạch đến giọng nói, kỹ năng trình bày nội dung phải toát lên sự chuyên nghiệp. Điều này, tạo cảm giác nhà đầu tư bị thu hút, muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm của mình. Hãy đảm bảo với dự án bạn có một nền tảng uy tín. Như là có những mentor và Founder nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Sản phẩm thiết kế thử, có tiềm năng cạnh tranh thị trường. Đã cho người dùng trải nghiệm và nhận phản hồi tích cực. Tốc độ tăng trưởng sản phẩm nhanh chóng sau vài tuần trải nghiệm. Nếu bạn đã đủ những yếu tố trên, chắc chắn bạn sẽ có một cuộc trao đổi đầu tư lớn dễ dàng.

Lựa chọn nhà đầu tư phù hợp

Trước khi gọi vốn cho doanh nghiệp, hãy tìm hiểu thật kỹ về nhà đầu tư dự định gặp. Bởi mỗi nhà đầu tư đều có phong cách làm việc và mục tiêu riêng. Vì vậy, lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng. Cả hai bên đều có lập trường và định hướng tương đồng, thì mới có lợi và phát triển hai bên. Bạn nên tận dụng hết ưu điểm ở nhà đầu tư để thúc đẩy sản phẩm và giá trị dự án của doanh nghiệp cao hơn.

Kỹ năng thuyết phục nhà đầu tư

Bài thuyết trình chuyên nghiệp

Đây là yếu tố quyết định nhà đầu tư có muốn đầu tư vào dự án bạn hay không? Bởi vậy, bai thuyết trình không được làm sơ sài, phải thể hiện rõ chiến lược trong dự án nhất. Bao gồm ý tưởng bạn là gì, sản phẩm kinh doanh và đối tượng khách hàng là ai? Địa điểm trụ sở doanh nghiệp ở đâu, làm sao tiếp cần đến khách hàng? Đội ngũ nhân viên gồm có ai và với những bộ phận, phòng ban nào? Cũng như điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì?

Tất cả phải được trình bày cụ thể, nêu quan điểm và vấn đề mà nhà đầu tư có thể giúp bạn. Đồng thời mỗi lời nói đều mang tính logic và thuyết phục.

Định giá sản phẩm mong muốn

Nhà đầu tư cần nắm rõ được hướng đi của bạn và kế hoạch dài hạn của dự án đó. Nên vậy, bạn phải trình bày bạn cần số vốn bao nhiêu cho dự án của mình. Cũng như cần bao nhiêu phần trăm cổ phần trên thị trường chứng khoán này. Bên cạnh đó, hãy tìm nhiều nhà đầu tư khác chung một dự án đỏ, để tăng tỷ lệ thành công và cho thấy giá trị dự án của bạn có tiềm năng để đầu tư.

Kết luận

Trong thị trường kinh doanh khắc nghiệt, doanh nghiệp bạn cần có vốn đầu tư vững mạnh thì mới phát triển bền lâu. Chính vì vậy, việc kêu gọi vốn cho dự án mình là phần việc quyết định đến giá trị dự án. Nếu bạn đang là công ty khởi nghiệp, hãy liên hệ đến Vienketoan.vn có sự chia sẻ chi tiết hơn nhé!

Từ khóa » Cách Gọi Vốn Thành Công