Mẹo Quản Lý Cơn Tức Giận Nhất định Bạn Phải Biết | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
Cơn tức giận sẽ khiến cho bạn không làm chủ được cơ thể và lời nói của mình, làm tổn thương cho chính bạn và những người xung quanh. Muốn cải thiện chất lượng cuộc sống và làm cho tâm trạng của bản thân tốt hơn, hãy cùng chúng tôi học các mẹo quản lý cơn tức giận ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Tức giận là cảm xúc cơ bản của con người
1. Dấu hiệu bị ảnh hưởng sức khỏe từ cơn tức giận
Trong cuộc sống hằng ngày của mỗi con người, cảm xúc luôn tác động tới hành vi của chúng ta. Tức giận cũng là một loại cảm xúc cơ bản của con người và thường được biểu hiện khi chúng ta cảm thấy khó chịu với một vấn đề mà không giải quyết được nó.
Cảm xúc tức giận là phản ứng tự nhiên của cơ thể, nó là bản năng của chúng ta khi gặp một sự vật sự việc nguy hiểm trong cuộc sống. Vì vậy, nó rất cần thiết cho cuộc sống. Những việc không kiểm soát được cơn tức giận sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới hành vi, lời nói từ đó làm chất lượng cuộc sống của chúng ta tiêu cực đi rất nhiều.
1.1. Các vấn đề về tim mạch
Tim được coi là bộ phận chịu nhiều tổn thương nhất khi cơ thể chịu quá nhiều cảm xúc tức giận. Trong vòng hai giờ đồng hồ kể từ khi cơn tức giận bùng phát, Nguy cơ xảy ra các vấn đề như đau tim, đột quỵ tăng lên gấp 2 lần so với trạng thái bình thường.
Lượng máu chảy về tim khi tức giận sẽ bơm lên não và phần mặt gây ra tình trạng da mặt đỏ ửng, gây nóng mặt, do đó lượng máu cần thiết cho vận hành tim giảm đi. Những nguyên nhân này có thể dẫn tới các loại bệnh nguy hiểm như mạch vành hoặc cơ tim.
1.2. Vấn đề tổn hại cho gan
Khi tức giận, cơ thể sẽ tự tiết ra một chất được gọi là “catecholamine”, kết hợp với những dây thần kinh hoạt động sẽ làm cho đường huyết trong cơ thể tăng cao đây là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp. Ngoài vấn đề về huyết áp cao và tim mạch, còn làm cho axit béo và độc tố tăng cao gây hại cho lá gan rất nhiều.
1.3. Khiến não nhanh lão hóa
Áp lực mà não phải chịu khi xuất hiện một cơn bực tức là vô cùng lớn, lượng huyết dịch đổ về não sẽ làm giảm lượng oxy vốn có, gây thiếu hụt oxy trên não lúc đó. Tăng nguy cơ đột quỵ và làm cho bộ não của chúng ta mau “già” một cách nhanh chóng.
1.4. Các vấn đề về dạ dày
Dạ dày cũng là cơ quan chịu nhiều ảnh hưởng của cơn tức giận do lượng máu trong dạ dày và đường ruột bị sụt giảm nhanh chóng gây ra các chứng loét ruột và dạ dày, mất cảm giác thèm ăn và nhiều ảnh hưởng xấu khác.
Biểu hiện đau dạ dày do tức giận
1.5. Các vấn đề liên quan tới phổi
Các biểu hiện của tức giận mà chúng ta thường thấy là thở gấp, nóng trong người,... Đó là khi phổi chúng ta phải hoạt động nhanh và mạnh hết sức để đưa không khí và máu chạy qua các bộ phận trên cơ thể bao gồm cả não bộ. Việc hoạt động quá công suất như vậy sẽ ảnh hưởng xấu tới lá phổi của chúng ta.
1.6. Ảnh hưởng xấu tới hệ thống miễn dịch
Tức giận sẽ có thể gây ra các triệu chứng nhức đầu, khó ngủ, chán ăn, tinh thần sa sút,... Những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của bạn. Một khi cơ thể đã không được hoạt động bình thường thì hệ miễn dịch sẽ suy giảm đáng kể. Nếu không có hệ thống miễn dịch bảo vệ, cơ thể chúng ta sẽ không thể chống chọi lại được các loại bệnh xâm nhập vào bên trong chúng ta gây bệnh.
2. Một số mẹo quản lý cơn tức giận bạn nên biết
Nếu bạn không biết giải quyết cơn tức của bạn như thế nào, hãy cùng những chuyên gia của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hướng dẫn cho bạn một số mẹo quản lý cơn tức giận của bạn nhé!
Mẹo quản lý cơn tức giận nhanh chóng, hiệu quả
2.1. Hiểu rõ cơn giận của bản thân
Hãy hít thở sâu, bình tĩnh và giảm dần cơn tức giận trong tâm trí của mình. Sau đó, suy nghĩ về nguyên nhân và tìm cách giải quyết vấn đề để không phải nghĩ về nó nữa. Từ đó, tránh được những lời nói lúc nóng giận làm tổn thương người khác hoặc những hành vi nông nổi, chưa được suy nghĩ kĩ có thể sau này nó sẽ làm bạn hối hận.
2.2. Tìm không gian thoáng đãng để bình tâm
Theo nhà tâm lý Anita Avedian, đi dạo và thoát khỏi không gian kín sẽ giúp bạn mau chóng thoải mái hơn. Giải quyết được tâm lý căng thẳng sẽ là mẹo quản lý cơn tức giận nhanh chóng và giúp bạn bình tâm trở lại.
2.3. Mẹo quản lý cơn tức giận bằng biện pháp thả lỏng cơ thể
Khi tức giận, cơ thể sẽ phải trải qua quá trình căng thẳng mệt mỏi, hãy thả lỏng và giữ cho đầu óc nhẹ nhàng để giải phóng đi những cảm xúc tiêu cực. Hãy hít thở thật sâu và chậm đều, sau đó massage nhẹ vùng vai, cánh tay và bàn chân. Mẹo quản lý cơn tức giận sẽ giúp bạn thoải mái hơn về cả thể chất lẫn tinh thần.
2.4. Phân tán tư tưởng
Khi tức giận, có lẽ những video hay hình ảnh hài hước sẽ phân tán được cảm giác bực tức trong người bạn. Đây có thể được coi là mẹo quản lý cơn tức giận được nhiều bạn trẻ áp dụng nhất hiện nay vì cho cảm giác thoải mái gần như là nhanh nhất.
Phân tán tư tưởng bằng mạng xã hội
2.5. Chia sẻ và tìm hướng giải quyết
Các nhà điều trị tâm lý thường sẽ khuyên bạn tìm một người bạn hoặc ai đó có cảm xúc hợp với bạn, thấu hiểu được bạn để chia sẻ và cảm thông. Từ đó, bạn sẽ giải tỏa được những áp lực và tìm hướng giải quyết cho vấn đề của bạn. Mẹo quản lý tức cơn giận được nhiều chuyên gia áp dụng này sẽ làm giảm đi nhanh chóng những kìm nén trong người và cũng như biết đâu bạn sẽ nhận được những lời khuyên đáng giá từ người thân, bạn bè.
Chia sẻ với người khác
2.6. Giữ tâm bất biến
Các chuyên gia tâm lý thường khuyên bạn rằng hãy giải tỏa cảm xúc tiêu cực của bạn và đừng để nó ảnh hưởng quá nhiều tới hành vi ứng xử trong cuộc sống của bạn. Việc kiểm soát cảm xúc không phải dễ dàng, nhưng khi làm chủ được nó, bạn sẽ biết mình nên làm gì và tập trung cho việc làm bởi lý trí chứ không phân tâm bởi tình cảm cá nhân trong công việc.
Học cách lắng nghe những điều tốt và điều xấu sẽ giúp bạn khá nhiều trong việc kiềm chế cảm xúc. Điều tốt và xấu luôn ở xung quanh cuộc sống của chúng ta, việc học cách sống chung với nó sẽ giúp bạn cả trong công việc lẫn cảm xúc của bạn.
3. Nếu không loại bỏ được cảm xúc tiêu cực thì phải làm sao?
Nếu các mẹo quản lý cơn tức giận trên áp dụng vào trường hợp của bạn không hiệu quả thì có lẽ bạn nên tới và gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn và thăm khám thật chính xác. Điều trị và có được hướng giải quyết sớm sẽ giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn với chính bạn và những người xung quanh.
Hãy tìm tới bác sĩ tốt và thăm khám kịp thời để được điều trị hiệu quả chứ không nên mê tín mà đi xem bói hay nghĩ về các vấn đề tiêu cực mà dẫn tới các hành vi không đúng và ảnh hưởng tới chính bản thân bạn và mọi người xung quanh.
Học mẹo quản lý cơn tức giận cùng với chuyên gia, bác sĩ tâm lý
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có chất lượng đội ngũ cán bộ, y bác sĩ giỏi. Được đánh giá là một trong những bệnh viện về điều trị các vấn đề về tâm lý và thần kinh chất lượng. Ngoài đội ngũ y bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, bệnh viện cũng trang bị những trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu khám bệnh của bệnh nhân một cách tốt nhất, cụ thể là Trung tâm Xét nghiệm đạt ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists).
Để được tư vấn kỹ càng hơn về sức khỏe của bản thân, hãy liên lạc tới số HOTLINE 1900 565656 hoặc đăng ký trên trang web trực tuyến để được bác sĩ thăm khám kịp thời ngay nhé. Mong rằng bài viết trên có thể giúp cho bạn có được những thông tin bổ ích về mẹo quản lý cơn tức giận một cách hiệu quả và nhanh chóng, giúp cho cuộc sống của bạn nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
Từ khóa » Bực Tức Trong Lòng
-
Tức Giận Và Bí Quyết Giúp Kiểm Soát Một Cách Dễ Dàng
-
Hay Cáu Gắt Do đâu? 8 Nguyên Nhân Khiến Bạn Hay Nổi Nóng Cáu Gắt
-
22 Cách Giảm Stress, Căng Thẳng, Lo âu đơn Giản Hiệu Quả
-
10 Cách Kiềm Chế Cảm Xúc Tức Giận Và Làm Chủ Bản Thân - Việc Làm
-
Vì Sao Có Cảm Xúc Giận Dữ? | Vinmec
-
Cách Giải Tỏa Bực Tức Khôn Ngoan, Hiệu Quả - Wiki Phununet
-
5 Cách đập Tan Cảm Giác Khó Chịu Bực Bội Trong Người Vì Trầm Cảm
-
Stt Bực Tức Trong Lòng, Cap Hay Khi Cảm Thấy Bực Bội
-
10 Cách Hay để "xử Lý" Bực Tức - Kenh14
-
Tâm Trạng Buồn Bực Và Bức Xúc Là Do đâu? - ELLE.VN
-
STT Tức Giận Người Yêu, Bạn Bè, Cap Tâm Trạng Bực Bội Trong Tình Yêu,
-
Nguyên Nhân Gây Ra Cảm Giác Khó Chịu Trong Người Và Cách điều Trị
-
Cách để Giữ Bình Tĩnh Khi Buồn Bực - WikiHow