MẸO THÁO BĂNG CÁ NHÂN KHÔNG ĐAU
Có thể bạn quan tâm
Trong cuộc sống cũng như sinh hoạt hằng ngày rất khó tránh khỏi những trầy xước và vết thương nhỏ. Đặc biệt là đối với những gia đình có trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ thường hay hiếu động và vui chơi cả ngày dẫn đến bị ngã, bị va chạm vào chỗ này chỗ kia gây thương tích. Việc đơn giản và hiệu quả để xử lý mà bố mẹ thường làm đó là dán băng cá nhân cho con. Dán thì dễ nhưng vệ sinh và thay băng khiến trẻ sợ và khóc vì rất đau và rát. Dưới đây là những mẹo giúp tháo băng cá nhân không đau bố mẹ có thể tham khảo.
Băng cá nhân giúp bảo vệ vết thương cho trẻ
Đầu tiên, bạn nên chọn băng cá nhân chất lượng. Băng phải thông thoáng, chống thấm nước. Nên sử dụng băng cá nhân bằng vải dệt cao cấp mềm và mịn. Ngoài ra, chọn những băng cá nhân có hình thú ngộ nghĩnh cũng là cách giúp trẻ thích thú và có cảm giác bớt đau hơn.
Băng cá nhân có hình thú ngộ nghĩnh Uncle Bills
Tiếp đến, bạn nên kiểm tra vết thương đang ở mức độ nào. Băng cá nhân chỉ nên sử dụng cho những vết thương nhỏ, vết thương ngoài da không cần khâu chỉ. Vệ sinh cẩn thận, rửa sạch cát, thức ăn dính trên vết thương. Dán băng nhẹ nhàng, không quá chặt để tránh trường hợp bị bí khí, cũng như giúp việc tháo băng dễ dàng hơn.
Vệ sinh vết thương trước khi dán băng cá nhân
Biết được cách sử dụng băng cá nhân đúng cách thì việc những mẹo tháo băng mà Uncle Bills gợi ý cho bạn dưới đây mới thực sự phát huy tác dụng của nó.
Cách 1: Thấm muối sinh lý vào miếng băng cá nhân đang dán trên vết thương. Cách này sẽ giúp miếng băng mềm hơn, dễ tháo ra và bớt đau rất nhiều.
Nước muối sinh lý
Cách 2: Sử dụng dầu mù u: thấm một ít dầu mù u vào băng trước khi dán vào vết thương. Dầu mù u không chỉ giúp băng không dính vào vết thương mà còn giúp kháng khuẩn rất hiệu quả.
Dầu mù u
Cách 3: Nhỏ một vài giọt dầu giúp loại bỏ keo dính ra khỏi da như dầu oliu, dầu thực vật, dầu dừa, dầu hạt hướng dương….Để có kết quả tốt, bạn có thể dùng khăn mềm hoặc bông gòn chà nhẹ lên vùng da dính keo. Để dầu thấm một hoặc hai phút trước khi dùng khăn mềm chà nhẹ. Lặp lại vài lần là keo sẽ bong hết ra rồi.
Dầu dừa
Lưu ý không nên dùng dung dịch có chứa chất tẩy rửa như xăng, nước rửa móng tay, cồn để hỗ trợ tháo gỡ vết thương. Những dung dịch này khiến vết thương bị khô, gây kích ứng, đặc biệt là với vùng da mỏng như da mặt.
Trên đây là những mẹo giúp bạn tháo băng cá nhân ra khỏi vết thương dễ dàng và bớt đau hơn. Hy vọng những thông tin mà Uncle Bills mang đến sẽ giúp ích cho bạn. Ngoài ra, Uncle Bills cũng là nơi cung cấp những loại băng cá nhân chất lượng, làm từ bông và chất liệu cao cấp, thông thoáng nhưng vẫn dễ dàng tháo gỡ. Đặc biệt là loại băng cá nhân hình thú nhiều màu rất được nhiều bố mẹ sử dụng cho con em nhà mình. Ngoài ra, bạn còn có thể xem thêm thông tin về những lưu ý khi sử dụng băng cá nhân tại đây nhé!
Băng cá nhân Uncle Bills nhiều kích thước 30 miếng
---Uncle Bills---
Từ khóa » Cách Thay Băng Vết Thương Không đau
-
Cách Tháo Băng Vết Thương Không đau
-
Quy Trình Thay Băng Vết Thương | Vinmec
-
5 Cách Chăm Sóc Vết Thương Hở đơn Giản Tại Nhà - Dizigone
-
Băng Vết Thương Bị Dính, Phải Làm Sao? - NLD
-
Hướng Dẫn Băng Vết Thương Tại Nhà - YouTube
-
Xử Trí Vết Thương Trầy Xước Da
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Vết Thương Sau Mổ Tại Nhà
-
Cách Xử Lý Và Chăm Sóc Vết Thương Hở được Khuyến Cáo | Medlatec
-
Thay Băng Vết Thương Nhiễm - Bệnh Viện Nhân Dân 115
-
Cách Thay Băng Vết Thương Sau Mổ - Bệnh Viện đa Khoa Quang Bình
-
Chăm Sóc Vết Thương - Fairview
-
Bông Gạc Dính Chặt Vào Vết Thương Xử Trí Thế Nào? - AloBacsi
-
Chăm Sóc Vết Thương Hở Thế Nào Cho đúng Cách | BvNTP
-
BÍ QUYẾT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG HỞ ĐÚNG CÁCH