Mẹo Trị Bỏng đơn Giản, Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho
Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh
Chọn- Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- An Giang
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
- Bài tin sức khỏe
- Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, phỏng bô tại nhà
Bác sĩ CKI Trần Hiếu Thảo
Chuyên khoa: Hồi sức - Cấp cứu
Bác sĩ CK I Trần Hiếu Thảo, chuyên khoa Hồi sức - Cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Lợi hiện là bác sĩ kiểm duyệt bài viết của Nhà thuốc An Khang.
Bỏng là tình trạng tổn thương da thường gặp trong cuộc sống thường ngày. Nắm được những kỹ năng cơ bản trong sơ cứu có vai trò quan trọng trong điều trị bỏng. Cùng tìm hiểu bị bỏng nên làm gì qua bài viết dưới đây nhé!
Bị phỏng là gì? Dấu hiệu khi bị phỏng ảu từng mức độBỏng là hiện tượng tổn thương da do một số nguyên nhân phổ biến như tiếp xúc trực tiếp với nước sôi, bức xạ mặt trời, hóa chất, ngọn lửa, điện,...
Trường hợp bỏng nhẹ thường có thể điều trị bằng các biện pháp sơ cứu, trong khi bỏng nặng thì cần chăm sóc y tế khẩn cấp.
Bỏng có 3 mức độ khác nhau:
- Mức độ 1 với các triệu chứng thường gặp là sưng nhẹ, đỏ, đau, vết bỏng có màu trắng khi và vùng da bị bỏng thường lành sau 1 - 2 ngày.
- Mức độ 2 vết bỏng có màu đỏ đậm và phồng rộp, sưng nhiều kèm cảm giác rất đau khi chạm vào. Có thể xuất hiện các mụn nước trên da.
- Mức độ 3 là mức độ nặng nhất do vết bỏng nặng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dây thần kinh và mô da nên có thể không gây đau. Bỏng xảy ra trên vùng rộng, da bị tổn thương nghiêm trọng trở nên khô, sần sùi và chuyển sang màu nâu hoặc xám.
1Sơ cứu khi bị bỏng mức 1
Bỏng mức độ 1 thường chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài của da nên có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ và làm lành ngoài da như:
- Hạ nhiệt cho vết bỏng bằng cách ngâm với nước lạnh trong khoảng 15 phút hoặc đặt vết bỏng dưới vòi nước chảy, sử dụng vải lạnh, khăn lạnh.
- Sau đó, thoa một lớp kem dưỡng da hoặc lô hội, thuốc mỡ kháng sinh mỏng lên vết bỏng (được bác sĩ kê toa).
- Chú ý không thoa bơ, dầu mỡ hoặc bột lên vết bỏng.
Hạ nhiệt cho vết bỏng dưới vòi nước khi bỏng mức độ 1
2Sơ cứu khi bị bỏng mức 2
- Hạ nhiệt và giảm đau vết bỏng bằng cách ngâm vào nước lạnh ít nhất 15 phút, có thể đắp một miếng vải ướt lên vùng da bỏng. Sau đó thoa thuốc mỡ kháng sinh lên vùng da bỏng.
- Dùng băng gạc y tế băng vết bỏng lại và thay mới mỗi ngày.
- Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài vì khi da lành rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Với vết bỏng mức độ 2, cần phải ngâm trong nước
3Sơ cứu khi bị bỏng mức 3
Bỏng mức độ 3 là tình trạng nghiêm trọng và nguy hiểm vì lúc này vết bỏng gây tổn thương phần lớn lớp da bên ngoài.
Người bệnh cần được đưa tới bệnh viện ngay lập tức. Tránh cho vải, quần áo dính vào khu vực vết bỏng, không nhúng vết bỏng vào nước và bôi bất cứ loại thuốc nào lên vết bỏng. Đặt phần bị bỏng lên cao hơn tim, có thể sử dụng băng gạc y tế ẩm, mát băng lại.
Có thể sử dụng băng gạc y tế ẩm để băng vết bỏng độ 3
4Cởi bỏ đồ trang sức
Người bị bỏng cần nhanh chóng loại bỏ các đồ dùng trang sức tại vị trí vết bỏng một cách nhẹ nhàng trước khi khu vực bỏng bị sưng lên.
Khi bị bỏng vết thương sẽ sưng phồng lên nhanh chóng, lúc này nếu người bệnh có đeo trang sức thì chúng sẽ siết chặt cản trở việc lưu thông máu cũng như làm da bị tổn thương thêm. [1]
Vết bỏng có thể sưng phồng nên cần loại bỏ trang sức ở khu vực bỏng
5Không nên cố gắng loại bỏ quần áo bị dính
Khi bị bỏng việc quan trọng nên làm là nhanh chóng loại bỏ quần áo khỏi khu vực bỏng, tuy nhiên nếu quần áo đã dính chặt vào da thì bạn không nên cố gắng loại bỏ chúng. Điều này không giúp cải thiện tình hình mà còn có thể khiến vết thương nặng hơn và có thể bị nhiễm trùng. [2]
Cần nhanh chóng loại bỏ quần áo tuy nhiên không nên cố loại bỏ quần áo đã dính vào vết bỏng
6Dùng nước lạnh
Làm mát vết bỏng là phương pháp đơn giản, hiệu quả trong sơ cứu vết bỏng giúp làm dịu cảm giác nóng rát và hạn chế các tổn thương trên da.
Giữ vùng da bị bỏng bên dưới vòi nước mát hoặc dùng một chiếc khăn vải thấm nước đặt lên vết bỏng trong khoảng 15 phút giúp cải thiện tình trạng bỏng nhẹ. [3]
Dùng nước làm mát vết bỏng là phương pháp hữu hiệu
7Dùng khoai tây
Khoai tây có đặc tính làm dịu và chống kích ứng nên rất có hiệu quả trong việc cải thiện cảm giác đau rát và tổn thương da khi bị bỏng. Đây là thành phần hỗ trợ tốt cho việc điều trị các vết bỏng nhỏ như vết bỏng ở trên tay.
Sử dụng khoai tây đã cắt thành lát mỏng thoa lên vết bỏng trong khoảng 15 phút, để đặt hiệu quả cao nhât thì bạn nên áp dụng phương pháp này càng sớm càng tốt.
Dùng lát khoai tây đắp lên vết bỏng khoảng 15 phút để làm dịu cơn bỏng
8Dùng dầu dừa
Dầu dừa có thành phần giàu chất béo bão hòa và vitamin E giúp dưỡng ẩm rất tốt cho da. Sử dụng dầu dừa giúp làm mát và làm dịu cho da, cải thiện cảm giác nóng rát của vết bỏng. Đặc biệt, kết hợp dầu dừa với nước chanh có thể giúp gia tăng hiệu quả.
- Trộn hỗn hợp gồm dầu dừa và nước cốt chanh.
- Thoa đều 1 lớp mỏng hỗn hợp trên lên vết bỏng.
- Để khô tự nhiên.
Dầu dừa giúp trị bỏng
9Dùng lô hội
Lô hội (nhiều nơi gọi là nha đam) có chứa vitamin E, vitamin, khoáng chất, enzyme và các saponin có hiệu quả rất tốt trong việc dưỡng ẩm, giảm đau, kháng khuẩn và kháng viêm. Sử dụng lô hội có thể giúp giảm đau và cải thiện tình trạng nóng rát ở vết bỏng nhẹ.
- Cắt bỏ phần vỏ ngoài của lá cây lô hội để lấy phần keo bên trong và bôi lên vết bỏng.
- Có thể trộn thêm bột nghệ vào keo lô hội để bôi vào khu vực bị bỏng.
Có thể dùng lô hội trị bỏng
10Dùng mật ong
Mật ong là một loại dược liệu với công dụng chữa lành rất tốt nên rất hiệu quả nhất trong việc hỗ trợ điều trị bỏng. Mật ong nổi bật với khả năng kháng khuẩn, giảm viêm và thúc đẩy quá trình phục hồi.
Sử dụng mật ong trong điều trị vết bỏng:
- Dùng một chiếc băng gạc y tế và thoa mật ong lên đó.
- Đắp băng gạc trên lên vùng da bị bỏng.
- Để vài giờ và thay băng có thoa mật ong 3 - 4 lần mỗi ngày.
Mật ong giúp trị bỏng
11Dùng nước ép hành tây
Trong thành phần của nước ép hành có chứa hợp chất lưu huỳnh với tác dụng giảm đau cùng khả năng ngăn chặn hình thành mụn mụn nước nên rất hữu ích trong việc cải thiện tình trạng của vết bỏng.
Để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn nên sử dụng nước ép hành tươi. Thoa một lớp nước ép hành tây lên bề mặt vết bỏng và có thể lặp lại phương pháp này vài lần mỗi ngày để mang lại kết quả tốt nhất.
Nước ép hành tây có thể trị bỏng
12Dùng giấm
Giấm có tính acid nhẹ nên có khả năng khử trùng và làm săn se bề mặt vết bỏng nên ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và giảm cảm giác đau rát.
Phương pháp sử dụng giấm để chữa bỏng:
- Pha loãng giấm với nước.
- Rửa sạch vùng da bị bỏng.
- Dùng một chiếc băng gạc được ngâm trong dung dịch giấm pha loãng quấn lên vết bỏng.
- Thay băng sau mỗi 2 - 3 giờ.
Có thể sử dụng giấm táo để trị bỏng
13Tinh dầu oải hương
Tinh dầu hoa oải hương nổi bật với khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau tự nhiên giúp thúc đẩy sự phát triển và tái tạo mô mới. Điều này có hiệu quả tốt trong việc chữa lành vết bỏng giúp làm giảm vết sẹo.
Ngoài ra, tinh dầu hoa oải hương còn có tính an thần nên có thể làm dịu cảm giác khó chịu và giúp bạn thư giãn.
Cách để sử dụng cây oải hương để chữa lành vết bỏng:
- Hòa vài giọt tinh dầu oải hương vào ly nước.
- Dùng một chiếc khăn vải mềm ngâm vào hỗn hợp trên, sau đó chấm lên vùng bị bỏng nhiều lần.
Tinh dầu oải hương giúp trị bỏng
14Trà đen
Trong trà đen chứa hợp chất acid tannic có khả năng giảm đau và làm săn bề mặt vết bỏng, giúp bạn cải thiện cảm giác khó chịu.
Cách sử dụng như sau:
- Ngâm túi trà vào nước ấm trong vòng vài phút.
- Để nguội và dùng một miếng băng gạc ngâm trong nước trà pha, sau đó quấn nhẹ lên vùng da bị bỏng.
Trà đen giúp trị bỏng
15Lá mã đề
Giống như các phương pháp chữa bỏng đã nêu, lá cây mã đề có hiệu quả tốt trong điều trị bỏng vì loại dược liệu này có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm giúp cải thiện cảm giác khó chịu và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Cách sử dụng lá mã đề để chữa bỏng:
- Nghiền nhuyễn lá cây mã đề.
- Thoa đều lên bề mặt vết bỏng và dùng băng gạc y tế quấn lại.
- Có thể thay băng mới khi băng khô.
Lá mã đề giúp điều trị bỏng
15Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bỏng mức độ 3 hay bỏng mức độ 2 trên diện tích da lớn là tình trạng nghiêm trọng và cần sự chăm sóc y tế khẩn cấp do đó, cần đưa người bị bỏng nhanh chóng đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế. Một số dấu hiệu cần gặp bác sĩ bạn cần lưu ý:
- Sốt trên 38 độ C.
- Xuất hiện chất lỏng chảy ra từ vết bỏng và có mùi hôi.
- Vết bỏng sưng to và đỏ bất thường.
- Bỏng một khu vực lớn trên da.
- Vết bỏng không lành.
Sốt có thể cảnh báo tình trạng nguy hiểm khi bị bỏng
Các xét nghiệm bệnh
Chụp X-quang ngực có thể được chỉ định đối với bệnh nhân bỏng nhập viện. Ngoài ra, các xét nghiệm khác có thể được chỉ định để theo dõi bệnh ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như:
- Đo huyết sắc tố, hematocrit và chất điện giải trong huyết thanh.
- Đo nitơ urê máu, creatinin, albumin.
- Điện tim, xét nghiệm nước tiểu.
Chụp X-quang ngực có thể được chỉ định
Tham khảo một số bệnh viện có thể thăm khám
- TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM,...
- Hà Nội: Viện Bỏng Quốc Gia, Bệnh viện Xanh Pôn,...
- Bỏng retinol là gì? Nguyên nhân? Điều trị và phòng ngừa
- Tác dụng của mật ong đối với vết thương
- Cách chăm sóc vết thương mau lành, không để lại sẹo
- Sử dụng nghệ trị sẹo có thật sự hiệu quả
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những mẹo hữu ích trong trị bỏng. Tuy nhiên, với trường hợp bị bỏng nặng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được xử lý đúng cách. Nếu thấy nội dung bài viết hay, hãy chia sẻ đến cho người thân và bạn bè cùng đọc nhé!
Nguồn tham khảo
Hot Tips: First Aid for Burns
https://www.urmc.rochester.edu/burn-trauma/burn-center/tips.aspxThermal Burns Treatment
https://www.webmd.com/first-aid/thermal-heat-or-fire-burns-treatment
Xem thêm
Từ khoá: bị bỏng nên làm gì bỏng nên làm gì bị bỏng làm gì bị bỏng bỏngCác bài tin liên quan
-
Sức khoẻ & Bệnh
Zona thần kinh có lây không? Zona thần kinh lây qua đường nào?
Bác sĩ Huỳnh Minh Nhựt
1 tháng trước -
Sức khoẻ & Bệnh
Bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên ăn gì để giảm triệu chứng?
Bác sĩ Khương Thanh Văn
3 tháng trước -
Sức khoẻ & Bệnh
Sau nặn mụn nên kiêng ăn gì để không gây thâm sẹo?
Bác sĩ Khương Thanh Văn
4 tháng trước -
Sức khoẻ & Bệnh
13 mẹo giúp chữa hắc lào hiệu quả, nhanh khỏi, đơn giản tại nhà
Bác sĩ Khương Thanh Văn
4 tháng trước
Chat Zalo(8h00 - 21h30)
1900 1572(8h00 - 21h30)
Từ khóa » Bỏng Rát Da Bôi Gì
-
Bị Bỏng Bôi Gì Hết Rát Và Nhanh Lành Sẹo?
-
8 Cách Trị Bỏng (trị Phỏng) Tại Nhà An Toàn Bạn Nên áp Dụng
-
Bị Bỏng Bôi Gì Cho Nhanh Khỏi? Làm Gì để Viết Thương Mau Lành?
-
TRẺ BỊ BỎNG NÊN BÔI THUỐC GÌ? - Tin Nổi Bật - Bộ Y Tế
-
Top 10 Mẹo Trị Bỏng đơn Giản Mà Hiệu Quả Bất Ngờ
-
Mẹo Chữa Vết Bỏng Hiệu Quả Từ Những Nguyên Liệu Có Sẵn Trong Bếp
-
8 Cách Giảm đau Rát Khi Bị Bỏng Hiệu Quả Tại Nhà
-
Sơ Cứu Khi Bị Bỏng Lửa, Bỏng Nước Sôi - Vinmec
-
Sơ Cứu đúng Khi Bị Bỏng Bô, Bỏng Nhiệt - Vinmec
-
Xử Lý Vết Bỏng Nặng Do Cháy Nắng - Phòng Khám Gia đình Việt Úc
-
Những Cách Trị Bỏng Giảm đau Rát Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
-
Một Số Lưu ý Khi Sơ Cứu Bỏng Lửa, Bỏng Nước Sôi - Sở Y Tế Nam Định
-
Kinh Nghiệm Chữa Bỏng Cho Bé: Bé Bị Bỏng Bôi Gì để Nhanh Liền Sẹo